Đề khảo sát cuối học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. ĐỌC HIỂU: (5 điểm )

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước.

Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình .”

Lại Thế Luyện

Đọc thầm bài đọc trên, Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào chỗ chấm.

Câu 1. Thầy giáo mang bao khoai tây đến lớp để làm gì?

A. Để cho cả lớp làm hoạt động trải nghiệm.

B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

C. Để cho cả lớp học môn sinh học.

Câu 2. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

A. Túi khoai tây rất nặng, đi đâu cũng kè kè bên cạnh.

B. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước.

C. Túi khoai tây rất nặng, đi đâu cũng kè kè bên cạnh, các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước.

docx 8 trang Mạnh Đạt 08/06/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát cuối học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_cuoi_hoc_ky_i_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề khảo sát cuối học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. Giám thị Giám khảo Số báo danh: BÀI KHẢO SÁT CUỐI HỌC KỲ I Phòng thi: Môn Toán - Lớp 4 Điểm : Năm học: 2023- 2024 Bằng chữ (Thời gian làm bài: 40 phút) I. PHẨN TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn chữ cái trước phần trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu của từng câu: Câu 1. Số gồm bảy trăm nghìn, hai chục nghìn, chín trăm, ba chục, hai đơn vị là: A. 7 903 B. 72 932 C.720 932 D. 729 032 Câu 2. Số nào trong các số dưới đây có chữ số hàng trăm là 7? A. 23 467 B. 23 746 C. 23 476 D. 27 436 Câu 3. Số nào dưới đây làm tròn đến hàng nghìn thì được hai trăm bảy mươi nghìn? A. 270 001 B. 276 001 C. 259 000 D. 289 000 Câu 4. Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 5 m2 = . dm2 là: A. 5 B. 50 C. 500 D. 5 000 Câu 5. Năm 2025 thuộc thế kỉ nào? A. 25 B. 22 C. 20 D. 21 Câu 6. Giá trị của biểu thức a + b -100 với a = 500 và b = 200 là: A. 700 B. 600 C. 500 D. 200 Câu 7. Đánh dấu x vào ô trống đặt cạnh ý đúng: A. Trong hình bên có 5 góc nhọn B. Trong hình bên có 3 góc nhọn C. Trong hình bên có 4 góc nhọn D. Trong hình bên có 6 góc nhọn
  2. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 8: a) Đặt tính rồi tính 610 281 + 181 909 294 875 – 159 628 b) Tính nhẩm: 50 000 000 + 30 000 000 = 16 000 000 – 9 000 000 = Câu 9: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 3 yến = . kg ; 3 tấn 5 tạ = tạ ; 5 m2 = . dm2; 180 giây = phút Câu 10: Trong một buổi lao động trồng cây ở vườn trường, có 115 học sinh khối 4 tham gia trồng cây. Số học sinh nam hơn số học sinh nữ là 15 học sinh. Hỏi có bao nhiêu học sinh nam, có bao nhiêu học sinh nữ tham gia trồng cây? Câu 11: Tính bằng cách thuận tiện: a) 22 654 + 1 273 – 2 654 b) 4 963 + 1 034 + 1 037 + 966
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KSCL HKI – MÔN TOÁN 4 I. Phần trắc nghiệm Câu Đáp án Điểm Câu 1 C (0.5điểm) Câu 2 B (0.5 điểm) Câu 3 A (0.5 điểm) Câu 4 C (0.5 điểm) Câu 5 D (0.5 điểm) Câu 6 B (0.5 điểm) Câu 7 A (1 điểm) II. Phần tự luận Câu 8 (2đ) a) Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm: Trong đó đặt tính 0,2 điểm; tính đúng 0,3 điểm. Kết quả là: 792 190; 135 247; b) Tính nhẩm: Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm 50 000 000 + 30 000 000 = 80 000 000 16 000 000 – 9 000 000 = 7 000 000 Câu 9 ( 1đ) Mỗi phép đổi đúng cho 0,25 điểm • 3 yến = 30 kg ; 3 tấn 5 tạ = 35 tạ ; • 5 m2 = 500 dm2; 180 giây = 3 phút Câu 10 ( 2đ) Bài giải Vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán đúng được 0,25 điểm Số học sinh nam tham gia trồng cây là: (115 + 15) : 2 = 65 (bạn) (0,75 điểm) Số học sinh nữ tham gia trồng cây là: 65 – 15 = 50 (bạn) (0,75 điểm) Đáp số (0,25 điểm): 65 học sinh nam 50 học sinh nữ Câu 11 (1đ) Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm 22 654 + 1 273 – 2 654 4 963 + 1 034 + 1 037 + 966 = ( 22 654 – 2 654) + 1 273 (0,2 điểm) = ( 4 963 + 1 037) + ( 1 034 + 966) (0,2 điểm) = 20 000 + 1 273 (0,2 điểm) = 6 000 + 2 000 (0,2 điểm) = 21 273 (0,1 điểm) = 8 000 (0,1 điểm)
  4. Giám thị Giám khảo Số báo danh: BÀI KHẢO SÁT CUỐI HỌC KỲ I Phòng thi: Môn Tiếng Việt - Lớp 4 Điểm : Năm học: 2023- 2024 Bằng chữ (Thời gian làm bài: 60 phút) I. ĐỌC HIỂU: (5 điểm ) Câu chuyện về túi khoai tây Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình .” Lại Thế Luyện Đọc thầm bài đọc trên, Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào chỗ chấm. Câu 1. Thầy giáo mang bao khoai tây đến lớp để làm gì? A. Để cho cả lớp làm hoạt động trải nghiệm. B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. C. Để cho cả lớp học môn sinh học. Câu 2. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? A. Túi khoai tây rất nặng, đi đâu cũng kè kè bên cạnh. B. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước. C. Túi khoai tây rất nặng, đi đâu cũng kè kè bên cạnh, các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước.
  5. Câu 3. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác? A. Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta. B. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. C. Cả hai ý trên. Câu 4. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị? A. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua. B. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác. C. Thầy không cho làm bài vào vở mà được thực hành với khoai tây. Câu 5. Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? . . Câu 6. Dòng nào dưới đây chỉ có các động từ ? A. mang, giải thích, viết, vui chơi, quẳng, nói, trao tặng. B. thầy giáo, mang, khoai tây, giải thích, viết, vui chơi, quẳng, nói, trao tặng, món quà. C. thầy giáo, to, nặng nề, tồi tệ, thối rữa, khó chịu, nhẹ nhàng, thoải mái, tốt đẹp. Câu 7. Gạch chân dưới các danh từ trong câu văn sau: Thầy giáo mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Câu 8. a) Tìm và viết lại 3 tính từ có trong bài đọc trên: b) Đặt 1 câu với một trong các tính từ em vừa tìm được. II. VIẾT BÀI VĂN ( 5đ) Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó hoặc từng nhìn thấy và có ấn tượng đặc biệt.
  6. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KSCL HKI – MÔN TIẾNG VIỆT 4 I. Đọc hiểu ( 5đ) Câu Đáp án Điểm Câu 1 B (0.5điểm) Câu 2 C (0.5 điểm) Câu 3 C (0.5 điểm) Câu 4 B (0.5 điểm) Câu 5 HS trả lời đúng CH (1 điểm) Câu 6 A Câu 7: ( 0,5 đ) Thầy giáo mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Câu 8: ( 1đ) a) Học sinh tìm viết đúng 3 tính từ có trong bài (0,5điểm). b) HS đặt câu đúng theo yêu cầu được 0,5 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu câu trừ 0,2 điểm, mắc một trong hai lỗi trên trừ 0,1 điểm. II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) * Bài văn đảm bảo các yêu cầu như sau: - Biết trình bày bài văn theo đúng cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật theo yêu cầu đề bài. Câu văn đúng ngữ pháp, biết dùng từ ngữ có hình ảnh, câu văn sinh động chữ viết sạch đẹp (5 điểm). Cụ thể: 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu được con vật mình tả. 2. Thân bài: (4 điểm)
  7. a) Hình thức: (1 điểm) - Trình bày (0,5đ) - Biết dùng từ ngữ có hình ảnh, câu văn sinh động.(0,5đ) b) Nội dung (3 điểm) - Đặc điểm ngoại hình (1,5đ) - Hoạt động, thói quen của con vật (1,5đ) 3. Kết bài: (0,5 điểm). Nêu được tình cảm của mình với con vật mình tả. Lưu ý : * Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV cho điểm cho phù hợp. (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt có thể cho các mức điểm: (5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5 )