Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 10 (Có đáp án)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

HOA TÓC TIÊN

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rức rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

Băng Sơn

Câu 1. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0,5 điểm)

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên.

B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên.

C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên.

D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.

Câu 2. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0,5 điểm)

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.

B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

C. Tưởng như nếp sống của thầy.

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

docx 7 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 10 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 10 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: HOA TÓC TIÊN Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rức rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
  2. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình Băng Sơn Câu 1. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0,5 điểm) A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên. B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên. C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên. D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà. Câu 2. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0,5 điểm) A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc. B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên. C. Tưởng như nếp sống của thầy. D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo. Câu 3. Nội dung chính của bài là gì? (0,5 điểm)
  3. A. Nói về đặc tính của hoa tóc tiên. B. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa tóc tiên. C. Nhắc về thầy giáo cũ. D. Ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ. Câu 4. Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn sau: (1 điểm) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đóm con gà, con chó cũng vàng mượt. Câu 5. Em hãy xác định thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm) a) Cuối tuần trước, Lan được đi du lịch Bắc Kinh cùng bố mẹ. b) Để đạt thành tích học sinh giỏi, Tuấn luôn chăm chỉ học bài mỗi ngày. Câu 6. Nối chủ ngữ ở cột A với vị ngữ ở cột B để tạo câu: (1 điểm) thường kể chuyện cổ tích cho em Gió heo may nghe. Bà thổi nhè nhẹ trên các con phố. Vài chú chim hót líu lo.
  4. Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (từ 4 – 6 câu) nêu lí do em yêu thích một câu chuyện, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép: (1,5 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Em hãy viết bài văn, miêu tả cây đa làng em. ĐÁP ÁN GỢI Ý A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) , II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên. Câu 2. (0,5 điểm) D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo. Câu 3. (0,5 điểm) D. Ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ. Câu 4. (1 điểm) - Câu chủ đề là: “Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.” Câu 5. (1 điểm)
  5. a) Cuối tuần trước/, /Lan/ được đi du lịch Bắc Kinh cùng bố mẹ. TN CN VN b) Để đạt thành tích học sinh giỏi/, /Tuấn/ luôn chăm chỉ học bài mỗi ngày. TN CN VN Câu 6. (1 điểm) Câu 7. (1,5 điểm) Một câu chuyện mà em rất thích là “Cây tre trăm đốt”. Em yêu thích câu chuyện này vì nó mang đến cho em những bài học ý nghĩa về lòng kiên nhẫn, sự cần cù và đoàn kết. Em hiểu rằng sự kiên nhẫn và sự cần cù sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, lòng đoàn kết và hợp tác cùng nhau làm việc sẽ giúp chúng ta đạt được thành công lớn hơn. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) - Trình bày dưới dạng một bài văn, miêu tả cây đa làng em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 10 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Gợi ý chi tiết: Mở đầu: - Giới thiệu cây đa mà em muốn tả. Triển khai:
  6. - Tả bao quát cây đa: (1) Cụ đa cao lắm có khi phải hơn 5m, cây cao hơn tất cả mọi cây cổ thụ khác ở trong làng. (2) Thân cây xù xì, to đến phải bằng ba cái cột đình. - Tả chi tiết cây đa: (1) Lớp vỏ bên ngoài thân khô khốc, cứng và dày, nứt ra thành từng rãnh lớn. Trông chẳng khác gì đồng ruộng vào lúc hạn hán vậy. (2) Rễ cây đa đâm sâu xuống lòng đất, nhưng vẫn còn một phần khá lớn nhấp nhô ở bên trên. Từng sợi rễ to như bắp tay, cuộn lên, như những con trăn lớn bò lổm ngổm. (3) Tán lá đa rất rộng, nhưng không được dày như cây bàng cây si. (4) Những chiếc lá đa xanh mướt, đan xen nhau tạo thành chiếc ô khổng lồ. (5) Từ những cành ở thấp, lại mọc ra những sợi rễ dài, cắm thẳng xuống đất, giống hệt như những sợi dây đàn lia trong thần thoại. - Lợi ích của cây đa: (1) Cây đa có thể cung cấp gỗ. (2) Cây đa mang ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn đối với làng quê. (3) Gốc cây đa trước cổng làng là cột mốc, là biểu tượng của quê hương trong lòng mỗi người dân. (4) Cây đa là nơi đám trẻ hẹn nhau đi đến trường, là nơi những cô bác nông dân ngồi nghỉ khi đi ra đồng. Kết thúc - Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về cây đa. Bài làm tham khảo Trước cổng làng em có một cây đa rất lớn. Cây đa ấy đã rất già rồi, mọi thế hệ già trẻ trong làng đều biết đến và gọi bằng cái tên thân mật là cụ đa. Cụ đa cao lắm có khi phải hơn 5m, cây cao hơn tất cả mọi cây cổ thụ khác ở trong làng. Thân cây xù xì, to đến phải bằng ba cái cột đình. Lớp vỏ bên ngoài thân khô khốc, cứng và dày, nứt ra thành từng rãnh lớn. Trông chẳng khác gì đồng ruộng vào lúc hạn hán vậy. Nhắc đến cây đa, phải kể đến bộ rễ hoành tráng của nó. Rễ cây đa đâm sâu xuống lòng đất, nhưng vẫn còn một phần khá lớn nhấp nhô ở bên trên. Từng sợi rễ to như bắp tay, cuộn lên, như những con trăn lớn bò lổm
  7. ngổm. Chính chúng tạo thành hàng ghế tự nhiên cho lũ trẻ con ngồi chơi, và là nơi cho mọi người hẹn nhau, tụ tập. Không chỉ vậy, những rễ cây ấy cuộn lên, chồng lên nhau còn tạo ra những cái hốc sâu, là nơi sinh sống của những chú chim, sóc nhỏ. Tán lá đa rất rộng, nhưng không được dày như cây bàng cây si. Những chiếc lá đa xanh mướt, đan xen nhau tạo thành chiếc ô khổng lồ. Tuy tán thưa, nhưng cây vẫn tạo ra được một vùng bóng mát rượi, che chở cho bao người qua lại. Đặc biệt, từ những cành ở thấp, lại mọc ra những sợi rễ dài, cắm thẳng xuống đất, giống hệt như những sợi dây đàn lia trong thần thoại. Cây đa vốn là cây cổ thụ, có thể cung cấp gỗ. Nhưng chẳng bao giờ người ta lại chặt cây đa để lấy gỗ cả, thường chỉ lấy gỗ của những cây đã già và chết thôi. Bởi cây đa mang ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn đối với làng quê. Gốc cây đa trước cổng làng là cột mốc, là biểu tượng của quê hương trong lòng mỗi người dân. Mỗi khi đi đâu, cây đa là người cuối cùng đưa tiễn họ, và khi trở về, cây đa là người đầu tiên chào đón. Cây đa là nơi đám trẻ hẹn nhau đi đến trường, là nơi những cô bác nông dân ngồi nghỉ khi đi ra đồng. Gốc cây đa đã đi vào trái tim người dân làng quê em như thế đó. Mỗi năm, mưa nắng luân chuyển, cây đa vẫn tươi xanh và sừng sững ở nơi đó. Là điểm tựa tinh thần cho biết bao người con xa quê. Dù thời gian trôi qua bao lâu, thì cây đa vẫn sẽ mãi trường tồn như thế, giống như tình yêu quê hương mãi chẳng cạn đi.