Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 3 (Có đáp án)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

ANH HÙNG THỰC SỰ

Có một ông lão sống cùng ba người con trai. Cả ba đều khỏe mạnh, giỏi giang. Biết mình sắp đến ngày vĩnh biệt cõi đời, ông gọi các con lại và nói:

– Ta có ba con nhưng chỉ có một viên kim cương làm báu vật từ nhiều đời để lại. Bây giờ, các con hãy đi, rồi về sau một tuần. Khi đó cha sẽ trao cho người xứng đáng nhất.

Đúng một tuần sau, họ trở về. Người con cả báo với cha: anh đã mang một nửa tài sản của mình chia cho những ngươi nghèo khổ. Người con thứ hai kể anh đã cứu một bé gái sắp chết đuối. Ông lão tỏ vẻ rất hạnh phúc. Ông trìu mến nhìn sang người con thứ ba:

– Còn con, con mang được gì về?

Anh thưa:

– Con thấy một người đàn ông say rượu nằm bên bờ vực sâu. Chỉ một cử động nhỏ cũng có thể làm anh ta rơi xuống vực. Con đã xốc anh ta ra khỏi chỗ đó. Cha biết đó là ai không? Là San-chô, kẻ thù của gia tộc ta. Đã có vài lần, anh ta đe dọa sẽ giết con, nếu có cơ hội. San-chô tỉnh dậy, nhìn con đăm đăm. Rồi chúng con khoác tay nhau cùng về. Bây giờ, con đã hiểu mỗi người xung quanh ta đều có thể làm bạn, dù trước đó là kẻ thù.

Ông lão cầm viên kim cương đặt vào tay người con thứ ba và nói:

– Con quả là một người anh hùng thật sự, con trai ạ!

(Theo Báo Thiếu niên Tiền phong)

Câu 1. Lúc sắp mất, ông lão nói sẽ trao viên kim cương cho ai? (0,5 điểm)

A. Người con mà ông thấy xứng đáng nhất.

B. Người con trai cả của ông.

C. Người con út của ông.

D. Những người nghèo khổ.

Câu 2. Tại sao ông cụ xem người con trai thứ ba là “người anh hùng thực sự’’? (0,5 điểm)

A. Anh đã cứu người đàn ông say rượu khỏi bị rơi xuông vực sâu.

B. Anh là một người cao thượng, biết vượt qua lòng hận thù.

C. Anh biết nhường nhịn không kể lể, không tranh giành.

D. Anh đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

docx 8 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 1380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 3 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: ANH HÙNG THỰC SỰ Có một ông lão sống cùng ba người con trai. Cả ba đều khỏe mạnh, giỏi giang. Biết mình sắp đến ngày vĩnh biệt cõi đời, ông gọi các con lại và nói: – Ta có ba con nhưng chỉ có một viên kim cương làm báu vật từ nhiều đời để lại. Bây giờ, các con hãy đi, rồi về sau một tuần. Khi đó cha sẽ trao cho người xứng đáng nhất. Đúng một tuần sau, họ trở về. Người con cả báo với cha: anh đã mang một nửa tài sản của mình chia cho những ngươi nghèo khổ. Người con thứ hai kể anh đã cứu một bé gái sắp chết đuối. Ông lão tỏ vẻ rất hạnh phúc. Ông trìu mến nhìn sang người con thứ ba: – Còn con, con mang được gì về? Anh thưa: – Con thấy một người đàn ông say rượu nằm bên bờ vực sâu. Chỉ một cử động nhỏ cũng có thể làm anh ta rơi xuống vực. Con đã xốc anh ta ra khỏi chỗ đó. Cha biết đó là ai không? Là San-chô, kẻ thù của gia tộc ta. Đã có vài lần, anh ta đe dọa sẽ giết con, nếu có cơ hội. San-chô tỉnh dậy, nhìn con đăm đăm. Rồi chúng con khoác tay nhau cùng về. Bây giờ, con đã hiểu mỗi người xung quanh ta đều có thể làm bạn, dù trước đó là kẻ thù.
  2. Ông lão cầm viên kim cương đặt vào tay người con thứ ba và nói: – Con quả là một người anh hùng thật sự, con trai ạ! (Theo Báo Thiếu niên Tiền phong) Câu 1. Lúc sắp mất, ông lão nói sẽ trao viên kim cương cho ai? (0,5 điểm) A. Người con mà ông thấy xứng đáng nhất. B. Người con trai cả của ông. C. Người con út của ông. D. Những người nghèo khổ. Câu 2. Tại sao ông cụ xem người con trai thứ ba là “người anh hùng thực sự’’? (0,5 điểm) A. Anh đã cứu người đàn ông say rượu khỏi bị rơi xuông vực sâu. B. Anh là một người cao thượng, biết vượt qua lòng hận thù. C. Anh biết nhường nhịn không kể lể, không tranh giành. D. Anh đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Câu 3. Theo em câu chuyện muốn gửi gắm điều gì tới bạn đọc? (0,5 điểm) A. Phải biết đem tài sản của mình chia sẻ cho người nghèo khổ. B. Phải can đảm, chiến thắng nỗi sợ hãi để cứu người bị tai nạn. C. Phải biết sống cao thượng, biết tha thứ, biết thêm bạn bè bớt thù. D. Phải biết cứu trợ và giúp đỡ người nghèo khổ.
  3. Câu 4. Em hãy tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau: (1 điểm) Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Câu 5. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm) a) Phố tôi có một cây bàng. b) Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Câu 6. Viết mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào nhóm thích hợp: (1 điểm) Núi Hàm Rồng nằm ngay sát cạnh thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ngọn núi này tuy không quá cao nhưng nếu đứng trên đỉnh núi, du khách sẽ ngắm được toàn cảnh Sa Pa, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, bản Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói đầy vẻ mờ ảo. Đặc biệt ngày nay, nó thực sự được xem như một thắng cảnh đầy hoa trái. (Theo Nguyên Vy) - Danh từ chung: - Danh từ riêng:
  4. Câu 7. Dựa vào bức tranh dưới đây, em hãy đặt một câu có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian và một câu có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn: (1,5 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Em hãy viết bài văn miêu tả cây phượng ở sân trường em. ĐÁP ÁN GỢI Ý A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) A. Người con mà ông thấy xứng đáng nhất. Câu 2. (0,5 điểm)
  5. B. Anh là một người cao thượng, biết vượt qua lòng hận thù. Câu 3. (1 điểm) C. Phải biết sống cao thượng, biết tha thứ, biết thêm bạn bè bớt thù. Câu 4. (1 điểm) - Lời nói trực tiếp là: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Câu 5. (1 điểm) a) Phố tôi / có một cây bàng. CN VN b) Trong vòm lá /, / gió chiều / gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai TN CN VN đang cười đang nói. Câu 6. (1 điểm) - Danh từ chung: thị trấn; núi, du khách, sương khói, thắng cảnh, hoa trái. - Danh từ riêng: Hàm rồng, Lào Cai, Sa Pa, Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn. Câu 7. (1,5 điểm) - Sáng sớm, bác nông dân đã có mặt ở cánh đồng. - Trên bầu trời, những chú chim đang bay lượn. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) - Trình bày dưới dạng một bài văn, miêu tả cây phượng ở sân trường em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 10 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Gợi ý chi tiết: Mở đầu: - Giới thiệu cây phượng trên sân trường em.
  6. Triển khai: - Tả bao quát về cây phượng: (1) Trông từ xa, phượng ta như một chàng hiệp sĩ hiên ngang. (2) Cây đã già lắm rồi. - Miêu tả chi tiết về cây phượng: (1) Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc. (2) Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. (3) Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. (4) Những đóa hoa phượng đỏ rực. (5) Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. (6) Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. - Tả hoạt động của con người bên cây phượng: (1) Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. (2) Em thường kể những câu chuyện về ông cho các em nhỏ trong xóm cùng nghe. - Ý nghĩa của hoa phượng: (1) Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. (2) Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò. Kết thúc - Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cây phượng. Bài làm tham khảo Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Trông từ xa, phượng ta như một chàng hiệp sĩ hiên ngang. Cây đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
  7. Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò. Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.