Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 4 (Có đáp án)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

SỰ TÍCH HỒ BA BỂ

Ngày nọ, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn, người ta mở hội. Mọi người đều nô nức đi xem. Bỗng một bà lão ăn xin xuất hiện. Ai cũng xua đuổi bà vì trông bà rất gớm ghiếc.

May sao, bà gặp được hai mẹ con người nông dân đi chợ về. Thấy bà lão tội nghiệp quá, người mẹ bèn đưa bà cụ về nhà, cho bà cụ ăn rồi mời nghỉ lại. Khuya hôm đó, người mẹ bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên, lấy làm sợ hãi lắm.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con thấy không có gì lạ. Bà cụ ăn xin đang sửa soạn ra đi. Bà lão nói với hai mẹ con: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn.”. Rồi bà cụ liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị lúc cần.”. Nói rồi, bà lão biến mất.

Tối hôm đó, giữa lúc đám hội đang náo nhiệt thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên. Nước dâng lên cao, nhấn chìm toàn bộ nhà cửa, làng mạc. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con cứ dần cao hơn nước.

Đau xót vì thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu lập tức biến thành hai chiếc thuyền lớn. Hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.

Khu làng bị nước ngập hoá thành ba cái hồ rộng lớn, người ta gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con chính là một hòn đảo nhỏ giữa hồ.

(Theo Truyện dân gian Việt Nam)

Câu 1. Hai mẹ con người nông dân đã làm gì để giúp bà cụ? (0,5 điểm)

A. Cho bà ăn, mời nghỉ lại, thắp sáng chỗ nằm.

B. Đưa bà vụ về, cho ăn, mời nghỉ lại, mời dự hội.

C. Cho bà cụ gói tro và hai mảnh vỏ trấu.

D. Đưa bà cụ về, cho ăn, mời nghỉ lại.

Câu 2. Hai mẹ con người nông dân đã làm gì để cứu người dân bị lụt? (0,5 điểm)

A. Rắc tro xung quanh nhà.

B. Đan thuyền cứu lụt.

C. Cắn hai mảnh trấu thả xuống nước.

D. Chèo thuyền đi cứu dân làng.

docx 6 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 4 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 4 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ Ngày nọ, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn, người ta mở hội. Mọi người đều nô nức đi xem. Bỗng một bà lão ăn xin xuất hiện. Ai cũng xua đuổi bà vì trông bà rất gớm ghiếc. May sao, bà gặp được hai mẹ con người nông dân đi chợ về. Thấy bà lão tội nghiệp quá, người mẹ bèn đưa bà cụ về nhà, cho bà cụ ăn rồi mời nghỉ lại. Khuya hôm đó, người mẹ bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên, lấy làm sợ hãi lắm. Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con thấy không có gì lạ. Bà cụ ăn xin đang sửa soạn ra đi. Bà lão nói với hai mẹ con: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn.”. Rồi bà cụ liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị lúc cần.”. Nói rồi, bà lão biến mất. Tối hôm đó, giữa lúc đám hội đang náo nhiệt thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên. Nước dâng lên cao, nhấn chìm toàn bộ nhà cửa, làng mạc. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con cứ dần cao hơn nước. Đau xót vì thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu lập tức biến thành hai chiếc thuyền lớn. Hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
  2. Khu làng bị nước ngập hoá thành ba cái hồ rộng lớn, người ta gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con chính là một hòn đảo nhỏ giữa hồ. (Theo Truyện dân gian Việt Nam) Câu 1. Hai mẹ con người nông dân đã làm gì để giúp bà cụ? (0,5 điểm) A. Cho bà ăn, mời nghỉ lại, thắp sáng chỗ nằm. B. Đưa bà vụ về, cho ăn, mời nghỉ lại, mời dự hội. C. Cho bà cụ gói tro và hai mảnh vỏ trấu. D. Đưa bà cụ về, cho ăn, mời nghỉ lại. Câu 2. Hai mẹ con người nông dân đã làm gì để cứu người dân bị lụt? (0,5 điểm) A. Rắc tro xung quanh nhà. B. Đan thuyền cứu lụt. C. Cắn hai mảnh trấu thả xuống nước. D. Chèo thuyền đi cứu dân làng. Câu 3. Nội dung của câu chuyện trên là gì? (0,5 điểm) A. Ca ngợi những người nông dân tốt bụng ở xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Kạn. B. Giải thích sự tích hồ Ba Bể. C. Hướng dẫn cách dự đoán thiên tai. D. Hướng dẫn cách cứu lụt cho người dân.
  3. Câu 4. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu: (1 điểm) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Câu 5. Em hãy tìm ra những sự vật được nhân hóa trong câu dưới đây và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào? (1 điểm) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. (Truyện Ngụ ngôn) Câu 6. Em hãy đặt một câu có vị ngữ nêu hoạt động: (1 điểm) Câu 7. Em hãy viết đoạn văn ngắn (4 – 6 câu) tóm tắt nội dung của một văn bản đã học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm: (1,5 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Em hãy viết bài văn miêu tả cây bằng lăng mà em yêu thích. ĐÁP ÁN GỢI Ý A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
  4. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) D. Đưa bà cụ về, cho ăn, mời nghỉ lại. Câu 2. (0,5 điểm) D. Chèo thuyền đi cứu dân làng. Câu 3. (1 điểm) B. Giải thích sự tích hồ Ba Bể. Câu 4. (1 điểm) Mùa xuân /, cây gạo / gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. TN CN VN - Trạng ngữ: “Mùa xuân” bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc. Câu 5. (1 điểm) - Những sự vật được nhân hóa: miệng, tai, mắt, chân, tay. - Những sự vật trên được nhân hóa bằng cách: lấy những từ ngữ gọi người để gọi vật. Câu 6. (1 điểm) Trong vườn, đàn gà con đang theo mẹ kiếm mồi. Câu 7. (1,5 điểm) Bài “Trên khóm tre đầu ngõ” kể về câu chuyện vợ chồng cò đến làm tổ và sinh con trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham. Bua Kham thường ra xem chúng lúc rảnh rỗi. Một ngày trời nổi bão lớn, đàn cò con bị rơi xuống đất. Mặc dù người ta bảo có thể nhặt về nuôi nhưng Bua Kham thương chúng còn quá bé, không muốn làm tan nát gia đình chúng. Vì vậy Bua Kham đã nhờ ông bắc thang và đặt nó về tổ. Mùa sinh nở năm sau, vợ chồng cò rủ thêm ba bốn chục cặp cò cùng đến, không đâu vui bằng vườn nhà ông cháu Bua Kham. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
  5. - Trình bày dưới dạng một bài văn, miêu tả cây bằng lăng mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 10 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Gợi ý chi tiết: Mở đầu: - Giới thiệu về cây bằng lăng em muốn tả. Triển khai: - Tả bao quát cây bằng lăng: (1) Cây bằng lăng mà em thích nằm bên cạnh lớp 4A1 chúng em. (2) Cây cao chừng 2 mét, ngang tầm của sổ lớp. (3) Từ xa nhìn lại cây hoa lúc này trông chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng. - Tả chi tiết các bộ phận của cây bằng lăng: (1) Thân cây to màu nâu với những đường vân sần sùi. (2) Cành lá xum xuê, tỏa ra tứ phía trông như những cánh tay khổng lồ vậy. (3) Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, to bằng bàn tay của người lớn. (4) Trên lá không có viền răng cưa mà thay vào đó là những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá. (5) Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt. Mỗi hoa có nhiều cánh, các cánh hoa cái nào cái nấy đều mềm như lụa và nhẹ như nhung. Những cánh hoa mềm mại ấy ôm ấp bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi bên trong tạo ra một sự hài hòa về màu sắc. (6) Quả bằng lăng lúc non sẽ có màu xanh lục bảo, hương thơm nhẹ, thanh khiết. Khi chín quả sẽ tự tách ra thành từng múi một. - Lợi ích của cây bằng lăng: (1) Là cây bóng mát. (2) Hoa bằng lăng từ lâu đã được coi là hoa học trò bởi màu hoa rất giống màu mực tím cũng bởi vì hoa nở đúng vào mùa thi. Kết thúc - Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về cây bằng lăng đó. Bài làm tham khảo
  6. Ở sân trường em có rất nhiều những loại cây, cây bàng với những tán lá xanh um tỏa bóng che mát cho sân trường hay cây phượng với những bông hoa đỏ rực tuyệt đẹp nhưng có lẽ em thích nhất là cây bằng lăng. Cây bằng lăng mà em thích nằm bên cạnh lớp 4A1 chúng em. Cây cao chừng 2 mét, ngang tầm của sổ lớp. Thân cây to màu nâu với những đường vân sần sùi. Cây được trồng trong bồn với những bông hoa bé xinh được xếp ở xung quanh. Cành lá xum xuê, tỏa ra tứ phía trông như những cánh tay khổng lồ vậy. Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, to bằng bàn tay của người lớn. Trên lá không có viền răng cưa mà thay vào đó là những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá. Mùa hè đến bằng lăng bắt đầu nở rộ. Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt. Mỗi hoa có nhiều cánh, các cánh hoa cái nào cái nấy đều mềm như lụa và nhẹ như nhung. Những cánh hoa mềm mại ấy ôm ấp bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi bên trong tạo ra một sự hài hòa về màu sắc. Khi các bông hoa nở rộ cũng là lúc toàn bộ cây được bao phủ bởi màu tím chói mắt. Từ xa nhìn lại cây hoa lúc này trông chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng. Hoa bằng lăng từ lâu đã được coi là hoa học trò bởi màu hoa rất giống màu mực tím cũng bởi vì hoa nở đúng vào mùa thi. Mỗi lần ngồi trong lớp em lại lơ đãng hướng ra cửa sổ ngắm nhìn những chùm hoa màu tím thanh thanh ấy, cảm xúc vừa buồn mà lại vừa vui. Vui là vì sắp được lên một lớp mới còn buồn là vì phải xa bạn bè thầy cô. Khi hoa bằng lăng bắt đầu rơi xuống cũng là lúc cây bắt đầu có quả. Quả bằng lăng lúc non sẽ có màu xanh lục bảo, hương thơm nhẹ, thanh khiết. Khi chín quả sẽ tự tách ra thành từng múi một. Em rất yêu cây bằng lăng này bởi nó gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm về tuổi học trò ngây thơ đầy nắng và gió của em. Em sẽ luôn chăm sóc và giữ cho cây luôn được tươi tốt.