Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 6 (Có đáp án)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

“PHÁT MINH” TỪ RÃNH NƯỚC

Nhà nghèo, đi làm thuê nhổ cỏ, cắt lúa nhiều hơn ngồi học, thế mà “đùng một cái”, Lê Thế Trung (lớp 11M3, trường Trung học phổ thông Mỹ Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) đoạt giải Nhì Quốc gia cuộc thi “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước”. Tin ấy đã làm xôn xao không chỉ ở một xã vùng sâu.

Chính cái tính “gặp cái lạ thì thắc mắc, tìm hiểu” đã giúp Trung đoạt giải Nhì trong cuộc thi cấp quốc gia này. Nhà dì của Trung nuôi trên cả chục con heo, mỗi lần qua cắt rau muống cho heo ăn, Trung để ý thấy rãnh nước cạnh chuồng heo nhà dì ít hôi và trong hơn nhiều so với rãnh nước cạnh chuồng heo nhà mình, mặc dù số lượng heo nhà dì gấp hàng chục lần heo nhà Trung. Quan sát, Trung thấy nguyên nhân dẫn tới điều khác nhau này chính là rãnh nước nhà dì có rất nhiều cây thủy trúc và rau chai, còn rãnh nước nhà mình thì không.

Trung tức khắc trồng cây thủy trúc và rau chai ở rãnh nước nhà mình. Thực tế đã chứng minh những điều Trung nghi ngờ là đúng. Để kiểm chứng một lần nữa cho chắc ăn, Trung mượn trường một số dụng cụ thí nghiệm. Đúng một tuần, Trung hồi hộp kiểm tra kết quả, và “nhà nghiên cứu” rất vui mừng với kết quả thu được. Trung nghĩ, hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, nếu đem những điều mình đã khám phá ứng dụng vào cuộc sống thì sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Trung làm một bể chứa nước thải và bể này được hút bùn định kì. Nước thải sẽ chảy ra mương trồng rau dừa, rau ngổ, sau đó tiếp tục sang mương trồng thủy trúc, rau chai trước khi đổ ra sông... Từ thành công ở nhà mình, Trung đi phổ biến cho bà con ở khắp xã để mọi người làm theo.

Cùng lúc đó, Trung hay tin Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng tổ chức cuộc thi nên đã gửi đề tài “Dùng thủy trúc, rau chai xử lí nước thải trong sinh hoạt” dự thi. Và đề tài của cậu đã đoạt giải Nhất.

Trung tâm sự: “Cuộc sống xung quanh mình có rất nhiều cái hay, cái lạ. Trung sẽ cố gắng tìm tòi, “giải mã” những điều đó để phục vụ cho cuộc sống. Trung sẽ cố gắng học để trở thành một kĩ sư nông nghiệp, đem những điều mình đã học để giúp bà con nông dân quê mình”.

Thúy Nhung

Câu 1. Do đâu, Trung nảy sinh ý tưởng “Dùng thủy trúc, rau chai xử lí nước thải trong sinh hoạt ”? (0,5 điểm)

A. Do quan sát rãnh nước thải nuôi heo của nhà dì và nhà mình.

B. Do cuộc thi “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” phát động.

C. Do dì bạn ấy gợi ý.

D. Do thầy giáo hướng dẫn.

Câu 2. Trước khi đi phổ biến cho bà con trong xã làm theo, Trung đã làm thử mấy lần? (0,5 điểm)

A. Một lần.

B. Hai lần.

C. Ba lần.

D. Bốn lần.

docx 6 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 2160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 6 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: “PHÁT MINH” TỪ RÃNH NƯỚC Nhà nghèo, đi làm thuê nhổ cỏ, cắt lúa nhiều hơn ngồi học, thế mà “đùng một cái”, Lê Thế Trung (lớp 11M3, trường Trung học phổ thông Mỹ Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) đoạt giải Nhì Quốc gia cuộc thi “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước”. Tin ấy đã làm xôn xao không chỉ ở một xã vùng sâu. Chính cái tính “gặp cái lạ thì thắc mắc, tìm hiểu” đã giúp Trung đoạt giải Nhì trong cuộc thi cấp quốc gia này. Nhà dì của Trung nuôi trên cả chục con heo, mỗi lần qua cắt rau muống cho heo ăn, Trung để ý thấy rãnh nước cạnh chuồng heo nhà dì ít hôi và trong hơn nhiều so với rãnh nước cạnh chuồng heo nhà mình, mặc dù số lượng heo nhà dì gấp hàng chục lần heo nhà Trung. Quan sát, Trung thấy nguyên nhân dẫn tới điều khác nhau này chính là rãnh nước nhà dì có rất nhiều cây thủy trúc và rau chai, còn rãnh nước nhà mình thì không. Trung tức khắc trồng cây thủy trúc và rau chai ở rãnh nước nhà mình. Thực tế đã chứng minh những điều Trung nghi ngờ là đúng. Để kiểm chứng một lần nữa cho chắc ăn, Trung mượn trường một số dụng cụ thí nghiệm. Đúng một tuần, Trung hồi hộp kiểm tra kết quả, và “nhà nghiên cứu” rất vui mừng với kết quả thu được. Trung nghĩ, hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, nếu đem những điều mình đã khám phá ứng dụng vào cuộc sống thì sẽ giải quyết
  2. được vấn đề ô nhiễm môi trường. Trung làm một bể chứa nước thải và bể này được hút bùn định kì. Nước thải sẽ chảy ra mương trồng rau dừa, rau ngổ, sau đó tiếp tục sang mương trồng thủy trúc, rau chai trước khi đổ ra sông Từ thành công ở nhà mình, Trung đi phổ biến cho bà con ở khắp xã để mọi người làm theo. Cùng lúc đó, Trung hay tin Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng tổ chức cuộc thi nên đã gửi đề tài “Dùng thủy trúc, rau chai xử lí nước thải trong sinh hoạt” dự thi. Và đề tài của cậu đã đoạt giải Nhất. Trung tâm sự: “Cuộc sống xung quanh mình có rất nhiều cái hay, cái lạ. Trung sẽ cố gắng tìm tòi, “giải mã” những điều đó để phục vụ cho cuộc sống. Trung sẽ cố gắng học để trở thành một kĩ sư nông nghiệp, đem những điều mình đã học để giúp bà con nông dân quê mình”. Thúy Nhung Câu 1. Do đâu, Trung nảy sinh ý tưởng “Dùng thủy trúc, rau chai xử lí nước thải trong sinh hoạt ”? (0,5 điểm) A. Do quan sát rãnh nước thải nuôi heo của nhà dì và nhà mình. B. Do cuộc thi “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” phát động. C. Do dì bạn ấy gợi ý. D. Do thầy giáo hướng dẫn.
  3. Câu 2. Trước khi đi phổ biến cho bà con trong xã làm theo, Trung đã làm thử mấy lần? (0,5 điểm) A. Một lần. B. Hai lần. C. Ba lần. D. Bốn lần. Câu 3. Điều gì là nguyên nhân chính giúp Trung có được thành công? (0,5 điểm) A. Học giỏi. B. Có nhiều thời gian làm thí nghiệm, có thực tế quan sát. C. Có tính “gặp cái gì lạ thì thắc mắc, tìm hiểu”. D. May mắn. Câu 4. Vị ngữ trong câu sau cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ? (1 điểm) Trên sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Câu 5. Gạch chân vào trạng ngữ và cho biết trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu: (1 điểm) a) Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch. b) Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Câu 6. Em hãy điền dấu thích hợp vào mỗi ô trống sau: (1,5 điểm) Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi: Sao lại gọi là hoa chiều tàn Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.
  4. Đằng ấy giỏi thật Gì cũng biết! Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp: Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung. (Theo Trần Đức Tiến) Câu 7. Đặt câu: (1,5 điểm) a) Câu có chủ ngữ chỉ người: b) Câu có vị ngữ chỉ hoạt động: c) Câu có vị ngữ chỉ đặc điểm của sự vật: B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật người bà trong bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”. ĐÁP ÁN GỢI Ý A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) A. Do quan sát rãnh nước thải nuôi heo của nhà dì và nhà mình. Câu 2. (0,5 điểm) C. Ba lần. Câu 3. (0,5 điểm) C. Có tính “gặp cái gì lạ thì thắc mắc, tìm hiểu”. Câu 4. (1 điểm) Vị ngữ “đang chơi nhảy dây” cho biết hoạt động của đối tượng là “các bạn nữ” được nêu ở chủ ngữ.
  5. Câu 5. (1 điểm) a) Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch. - Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc. b) Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. - Trạng ngữ bổ sung thông tin về mục đích của hoạt động. Câu 6. (1 điểm) Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi: − Sao lại gọi là hoa chiều tàn? − Là bởi vì trưa nở, chiều tàn. − Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết! Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp: − Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung. Câu 7. (1,5 điểm) a) Mẹ em là giáo viên tiểu học. b) Ông nội đang đọc báo ở phòng khách. c) Tóc của chị Lan rất thẳng và mượt. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) - Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật người bà trong bài “Quả ngọt cuối mùa”, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 10 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Gợi ý chi tiết: Mở đầu: - Giới thiệu nhân vật và nêu ý kiến khái quát về nhân vật. Triển khai:
  6. - Nêu những điều mà em ấn tượng về nhân vật: (1) Tuy tuổi đã cao với tóc sương da mồi, nhưng bà vẫn chẳng ngại khó khăn, vất vả, luôn một lòng vì con vì cháu. (2) Bà chăm sóc, bảo vệ từ khi mới là những quả còn nhỏ, cho đến khi trưởng thành và chín mọng. (3) Bà không chỉ phải đùm bọc, chở che những quả cam khỏi sương đông giá rét, mà còn phải bảo vệ nó khỏi những con chim háu ăn. (4) Ngày ngày bà ra vào, trông ngóng, chở che từng chùm quả ngọt, để dành phần cho cháu khi về quê còn thưởng thức. - Cảm xúc của em về nhân vật: Tình cảm chắt chiu nồng ấm khiến em vô cùng xúc động và trân quý. - Thể hiện tình cảm đối với nhân vật: Em đọc đi đọc lại bài thơ rất nhiều lần để hiểu thêm về thứ tình cảm cao đẹp ấy. Kết thúc - Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với nhân vật. Bài làm tham khảo Bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” của nhà thơ Võ Thanh An đã khắc họa hình ảnh một người bà vô cùng cao cả. Tuy tuổi đã cao với tóc sương da mồi, nhưng bà vẫn chẳng ngại khó khăn, vất vả, luôn một lòng vì con vì cháu. Tình thương của bà được gói gọn trong những quả cam chín vàng, ngọt lịm. Quả cam ấy được bà chăm sóc, bảo vệ từ khi mới là những quả còn nhỏ, cho đến khi trưởng thành và chín mọng. Quá trình ấy có nhiều vất vả, gian lao, đặc biệt là đối với một người tuổi cao sức yếu như của bà. Bà không chỉ phải đùm bọc, chở che những quả cam khỏi sương đông giá rét, mà còn phải bảo vệ nó khỏi những con chim háu ăn. Ngày ngày bà ra vào, trông ngóng, chở che từng chùm quả ngọt, để dành phần cho cháu khi về quê còn thưởng thức. Cái cách bà chăm chút cho những quả cam, cũng chính là cách bà yêu thương con cháu của mình. Tình cảm chắt chiu nồng ấm khiến em vô cùng xúc động và trân quý. Vì vậy em đọc đi đọc lại bài thơ rất nhiều lần để hiểu thêm về thứ tình cảm cao đẹp ấy.