Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 8 (Có đáp án)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

Câu 1. Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.

B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

D. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 2. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.

B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo.

Câu 3. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm)

A. Chúng ta cần chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

B. Chúng ta cần tạo điều kiện, giúp đỡ để các bạn nhỏ đều được đến trường.

C. Chúng ta cần giúp đỡ các bạn bị tật ở chân.

D. Chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

docx 8 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 8 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
  2. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn. Theo Tâm huyết nhà giáo Câu 1. Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm) A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi. B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường. C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ. D. Nết học yếu nên không thích đến trường. Câu 2. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm) A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về. B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình. C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học. D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo. Câu 3. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm) A. Chúng ta cần chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. B. Chúng ta cần tạo điều kiện, giúp đỡ để các bạn nhỏ đều được đến trường. C. Chúng ta cần giúp đỡ các bạn bị tật ở chân.
  3. D. Chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Câu 4. Em hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn sau: (1 điểm) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. (Theo Mai Văn Tạo) Câu 5. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm) a) Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca làm cho đất trời thêm sinh khí. b) Cụ giáo cóc thức dậy trong mùi hương nồng nàn. Câu 6. Các danh từ riêng trong khổ thơ sau chưa được viết hoa, em hãy tìm và viết lại cho đúng: (1 điểm) Nhà em treo ảnh bác hồ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi Ngày ngày bác mỉm miệng cười Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà Ngoài sân có mấy con gà Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi Câu 7. Dựa vào các bức tranh sau, em hãy đặt câu có sử dụng trạng ngữ và cho biết trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu: (1 điểm)
  4. a) b) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Em hãy viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc đó. ĐÁP ÁN GỢI Ý A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
  5. Câu 2. (0,5 điểm) B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình. Câu 3. (0,5 điểm) D. Chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Câu 4. (1 điểm) - Câu chủ đề: “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.” Câu 5. (1 điểm) a) Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca / làm cho đất trời thêm sinh khí. CN VN b) Cụ giáo cóc / thức dậy trong mùi hương nồng nàn. CN VN Câu 6. (1 điểm) - Các danh từ riêng là: bác hồ; bác. - Viết lại: Bác Hồ; Bác. Câu 7. (1,5 điểm) a) Mỗi dịp Tết, con cháu lại quây quần chúc Tết ông bà. - Trạng ngữ: “Mỗi dịp Tết” bổ sung thông tin về thời gian. b) Trong bếp, mẹ đang nấu ăn. - Trạng ngữ: “Trong bếp” bổ sung thông tin về địa điểm diễn ra sự việc. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) - Trình bày dưới dạng một bài văn, thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 10 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Gợi ý chi tiết:
  6. Mở đầu: - Giới thiệu về chuyến thăm lăng Bác. Triển khai: - Bắt đầu xuất phát: (1) Em rất háo hức và kỳ vọng vì sẽ được nhìn thấy Bác Hồ. (2) Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. (3) Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. - Đến lăng Bác: (1) Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. (2) Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang. (3) Hôm ấy không chỉ có thầy cô và chúng em đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc, đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan là du khách nước ngoài. - Vào trong lăng: (1) Sau lễ duyệt binh nghiêm trang, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. (2) Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. (3) Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. (4) Ra khỏi Lăng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, - Cảm xúc của mọi người khi thăm lăng Bác: (1) Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào. - Kết thúc hoạt động: (1) Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học với rất nhiều cảm xúc tự hào, Kết thúc - Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến thăm lăng Bác. Bài làm tham khảo
  7. Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến thăm lăng Bác. Em rất háo hức và kỳ vọng vì sẽ được nhìn thấy Bác Hồ. Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang. Hôm ấy không chỉ có thầy cô và chúng em đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc. Đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài. Nhìn những đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào. Sau lễ duyệt binh nghiêm trang, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi. Ra khỏi Lăng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào. Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học với rất nhiều cảm xúc tự hào,
  8. Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.