Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 9 (Có đáp án)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

Xưa kia, người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn Mặt Trời, Mặt Trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này. Người đầu tiên bác bỏ ý kiến sai lầm đó là nhà thiên văn học Ba Lan – Cô-péc-ních. Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm cho mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó ngược với những lời phán bảo của Chúa.

Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, tòa án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.

Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng Trái Đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:

– Dù sao trái đất vẫn quay!

Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.

Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn

Câu 1. Đâu là câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê về trái đất? (0,5 điểm)

A. Mặt trời, mặt trăng luôn quay xung quanh trái đất!

B. Trái đất luôn quay xung quanh mặt trời!

C. Dù sai trái đất vẫn quay!

D. Trái đất là trung tâm của vũ trụ!

Câu 2. Cuối cùng, số phận học thuyết của hai nhà thiên văn học ra sao? (0,5 điểm)

A. Trở thành học thuyết sai lầm, xưa cũ so với thời nay.

B. Được nhân dân thời bấy giờ ủng hộ nhiệt liệt.

C. Bị Giáo hội dập tắt vì đi ngược lại lời của Chúa trời.

D. Trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.

docx 6 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 9 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY Xưa kia, người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn Mặt Trời, Mặt Trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này. Người đầu tiên bác bỏ ý kiến sai lầm đó là nhà thiên văn học Ba Lan – Cô-péc- ních. Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm cho mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó ngược với những lời phán bảo của Chúa. Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, tòa án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi. Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng Trái Đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to: – Dù sao trái đất vẫn quay! Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.
  2. Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn Câu 1. Đâu là câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê về trái đất? (0,5 điểm) A. Mặt trời, mặt trăng luôn quay xung quanh trái đất! B. Trái đất luôn quay xung quanh mặt trời! C. Dù sai trái đất vẫn quay! D. Trái đất là trung tâm của vũ trụ! Câu 2. Cuối cùng, số phận học thuyết của hai nhà thiên văn học ra sao? (0,5 điểm) A. Trở thành học thuyết sai lầm, xưa cũ so với thời nay. B. Được nhân dân thời bấy giờ ủng hộ nhiệt liệt. C. Bị Giáo hội dập tắt vì đi ngược lại lời của Chúa trời. D. Trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay. Câu 3. Ý nghĩa của bài đọc trên là gì? (0,5 điểm) A. Kể về thời thơ ấu của hai nhà khoa học. B. Phê phán thói mê tín dị đoan của người xưa. C. Phê phán tòa án đã xử tội Ga-li-lê. D. Ca ngợi những nhà bác học chân chính, kiên quyết dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học, không màng đến tính mạng. Câu 4. Em hãy sử dụng dấu gạch ngang để viết lại câu sau: (1 điểm)
  3. Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 5. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm) a) “Dế Mèn phiêu lưu kí” kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. b) Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang. Câu 6. Em hãy tìm danh từ trong các câu sau và xếp chúng vào hai nhóm: danh từ riêng và danh từ chung: (1 điểm) Bố mẹ và chị xuống Phiêng Quảng làm ruộng. Hôm nay, A Lềnh chở ngô xuống cho bố mẹ. (Theo Tô Hoài) Danh từ chung Danh từ riêng Câu 7. Gạch chân vào từ không cùng nhóm và đặt câu với từ đó: (1,5 điểm) a) mênh mông, bao la, hoa ban, hùng vĩ, thênh thang. b) cá, gà, ăn, măng, tía tô. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Em hãy viết đoạn văn đóng vai ông nhạc sĩ nói lên suy nghĩ khi nghe thấy lời thì thầm của bé Mai (câu chuyện “Ông Bụt đã đến”). ĐÁP ÁN GỢI Ý A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
  4. I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) C. Dù sai trái đất vẫn quay! Câu 2. (0,5 điểm) D. Trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay. Câu 3. (0,5 điểm) D. Ca ngợi những nhà bác học chân chính, kiên quyết dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học, không màng đến tính mạng. Câu 4. (1 điểm) Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội – Huế – Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 5. (1 điểm) a) “Dế Mèn phiêu lưu kí” / kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của CN VN chàng Dế Mèn. b) Vua San-ta / có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang. CN VN Câu 6. (1 điểm) Danh từ chung Danh từ riêng bố mẹ, chị, ruộng, hôm nay, ngô Phiêng Quảng, A Lềnh Câu 7. (1,5 điểm) a) mênh mông, bao la, hoa ban, hùng vĩ, thênh thang. Tháng ba, hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. b) cá, gà, ăn, măng, tía tô. Cuối tuần trước, em được bố mẹ đưa đi ăn lẩu.
  5. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) - Trình bày dưới dạng một đoạn văn, đóng vai ông nhạc sĩ nói lên suy nghĩ khi nghe thấy lời thì thầm của bé Mai (câu chuyện “Ông Bụt đã đến”), câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 10 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Gợi ý chi tiết: Mở đầu: - Giới thiệu vai em muốn đóng trong câu chuyện: Vai: Ông nhạc sĩ. Triển khai: - Suy nghĩ của ông nghệ sĩ khi nghe thấy lời thì thầm của bé Mai: (1) Khi tôi đang không biết ai đã làm điều đó, thì vô tình nghe thấy được những lời thì thầm của bé Mai. Thì ra, cô bé đã vô tình làm gãy bông hoa và muốn tìm tôi xin lỗi. (2) Khi tôi đang phân vân không biết nên bước ra không, thì chợt nghe thấy lời thì thầm “Ông Bụt ơi, cứu con!” của cô bé. (3) Như vậy là con bé đã dám nhận lỗi đấy chứ. (4) Con bé quả là một đứa trẻ đáng yêu. - Hành động của ông nghệ sĩ khi nghe thấy lời thì thầm của bé Mai: (1) Nghe vậy, tôi đã có một quyết định nhanh chóng. (2) Thay vì bước ra và bảo cô bé trở về nhà, tôi sẽ đem đến cho cô bé ấy một bất ngờ. Tôi sẽ bí mật mua một chậu hoa lan mới thay vào vị trí chậu hoa bị gãy. (3) Như vậy, lời cầu mong của bé Mai đã thành hiện thực rồi. (4) Tôi quyết định làm như vậy, chính là vì muốn giữ cho cô bé sự trong sáng của tâm hồn nhỏ bé ấy. Kết thúc - Cảm xúc của ông nhạc sĩ khi nhìn thấy cô bé vui trở lại: Tôi, cũng có một niềm cảm hứng mới để sáng tác nên những giai điệu tươi vui, ý nghĩa hơn. Bài làm tham khảo
  6. Chiều ngày hôm qua, tôi đã phát hiện ra đóa hoa mà mình chăm sóc đã bị gãy. Khi tôi đang không biết ai đã làm điều đó, thì vô tình nghe thấy được những lời thì thầm của bé Mai. Thì ra, cô bé đã vô tình làm gãy bông hoa và muốn tìm tôi xin lỗi. Như vậy là con bé đã dám nhận lỗi đấy chứ. Khi tôi đang phân vân không biết nên bước ra không, thì chợt nghe thấy lời thì thầm “Ông Bụt ơi, cứu con!” của cô bé. Con bé quả là một đứa trẻ đáng yêu. Nghe vậy, tôi đã có một quyết định nhanh chóng. Thay vì bước ra và bảo cô bé trở về nhà, tôi sẽ đem đến cho cô bé ấy một bất ngờ. Tôi sẽ bí mật mua một chậu hoa lan mới thay vào vị trí chậu hoa bị gãy. Như vậy, lời cầu mong của bé Mai đã thành hiện thực rồi. Tôi quyết định làm như vậy, chính là vì muốn giữ cho cô bé sự trong sáng của tâm hồn nhỏ bé ấy. Như vậy là cô bé sẽ vẫn là một đứa trẻ vui tươi, hồn nhiên như trước. Và tôi, cũng có một niềm cảm hứng mới để sáng tác nên những giai điệu tươi vui, ý nghĩa hơn.