Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề số 2

Câu 1. Sáng nay, bố giao cho Tí công việc gì? (0,5 điểm)

A. Lấy điếu cày cho bố.

B. Dắt nghé ra khỏi cổng.

C. Đi chăn nghé.

D. Đuổi gà ăn vụng thóc.

Câu 2. Nhìn Tý dắt nghé, mọi người đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Mọi người khuyên Tí quay về nhà.

B. Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí.

C. Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí.

D. Mọi người thản nhiên nhìn Tí và không nói gì.

Câu 3. Câu chuyện khuyên các bạn nhỏ điều gì? (0,5 điểm)

A. Nên tập đi chăn nghé.

B. Nên phụ giúp ba mẹ những việc phù hợp với độ tuổi của mình.

C. Nên ăn nhiều để khỏe mạnh, có sức kéo nghé.

D. Nên làm những công việc mới lạ, chưa từng làm bao giờ.

docx 4 trang Mạnh Đạt 07/06/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề số 2

  1. ĐỀ SỐ 2 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: NGÀY LÀM VIỆC CỦA TÍ Trời tờ mờ sáng, trong nhà còn tối om. Bố đã thức giấc. Tí cũng thức giấc, cựa mình. Bố bảo: – Hôm nay, Tí đi chăn nghé nhá! Năm nay, Tí chín tuổi. Tí là cậu bé học sinh trường làng. Từ trước đến nay, ở nhà, Tí chưa phải làm công việc gì. Thỉnh thoảng, bố sai đi lấy cái điếu cày hoặc u giao phải đuổi đàn gà đừng để nó vào buồng mổ thóc. Tí chưa chăn nghé bao giờ. U lại nói tiếp: – Con chăn cho giỏi, rồi hôm nào u đi chợ, u mua vở cho mà đi học. Bố mở gióng dắt nghé ra. Bố dặn: – Nhớ trông, đừng để nghé ăn mạ đấy. – Vâng. Tí cầm dây kéo, con nghé cứ chúi mũi xuống. Tí thót bụng, cố hết sức lôi con nghé ra cổng. Ra đến ngã ba, Tí dừng lại. Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn. Có người nhận ra Tí cất tiếng gọi: – Đi nhanh lên, Tí ơi! Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí. Tí chúm miệng cười lỏn lẻn. Phải đi cho kịp người ta chứ! Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng
  2. mấp mô. Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn. Tí đội cái nón quá to đối với người, trông như cây nấm đang di động. Theo Bùi Hiển - U: mẹ (gọi theo nông thôn miền Bắc) - Xã viên: nông dân làm việc trong hợp tác xã nông nghiệp. - Nghé: con trâu còn nhỏ Câu 1. Sáng nay, bố giao cho Tí công việc gì? (0,5 điểm) A. Lấy điếu cày cho bố. B. Dắt nghé ra khỏi cổng. C. Đi chăn nghé. D. Đuổi gà ăn vụng thóc. Câu 2. Nhìn Tý dắt nghé, mọi người đã làm gì? (0,5 điểm) A. Mọi người khuyên Tí quay về nhà. B. Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí. C. Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí. D. Mọi người thản nhiên nhìn Tí và không nói gì. Câu 3. Câu chuyện khuyên các bạn nhỏ điều gì? (0,5 điểm) A. Nên tập đi chăn nghé. B. Nên phụ giúp ba mẹ những việc phù hợp với độ tuổi của mình.
  3. C. Nên ăn nhiều để khỏe mạnh, có sức kéo nghé. D. Nên làm những công việc mới lạ, chưa từng làm bao giờ. Câu 4. Gạch chân vào thành phần thứ hai trong đoạn văn sau: (1 điểm) Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam. Theo Minh Chuyên Câu 5. Gạch chân vào các tính từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm) Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội (Trích “Chim rừng Tây Nguyên”) Câu 6. Em hãy sử dụng dấu ngoặc đơn để viết lại các câu sau: (1 điểm) a. Chim sâu còn gọi là chích bông xuất hiện nhiều vào mùa lúa chín. Đây là loài chim có ích cho nhà nông vì thức ăn chính của chúng là sâu. b. Khẩu phần ăn của cú tuyết Bắc Cực chủ yếu là những con chuột Lơ-min một loại động vật gặm nhấm nhỏ sống ở vùng khí hậu lạnh giá. Câu 7. Em hãy tìm chủ ngữ của mỗi câu sau và đặt câu hỏi cho bộ phận vừa tìm được: (1,5 điểm) a) Ông lão ăn xin rên rỉ cầu xin cứu giúp.
  4. b) Tôi chạy nhanh hơn Lan. c) Con chim kêu “túc túc ” không ngớt.