Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)
I. Phần đọc
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt : (7 điểm)
Hoa đỏ
Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
Chỉ riêng màu đỏ cũng có biết bao thứ hoa đẹp.
Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.
Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.
Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.
Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.
Sau tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng, ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.
Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.
(Theo Băng Sơn)
Trả lời câu hỏi và làm bài tập
Câu 1: ( 0,5 điểm) Trong đoạn: “Đỏ tía là hoa chuối………… và còn có màu đỏ rực như tiết”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa?
A. đỏ tía, đỏ tươi, đỏ cờ, đỏ rực.
B. đỏ thắm, đỏ ối, đỏ hồng.
C. đỏ ong, đỏ chót, đỏ mọng.
Câu 2: ( 0,5 điểm) Hoa nào trông như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá?
A. Hoa hải đường. B. Hoa gạo C. Hoa lộc vừng. |
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023-2024) MÔN TIẾNG VIỆT 4 I. Phần đọc: 10 điểm 1. Đọc tiếng: 3 điểm = 2 điểm đọc + 1 điểm trả lời câu hỏi 2. Đọc hiểu và KTTV: 7 điểm/10 câu = 4 điểm đọc hiểu văn bản + 3 điểm kiến thức Tiếng Việt) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch kiến thức, kĩ năng TN TL TN TL TN TL Đọc, hiểu văn bản Số câu 3 1 1 1 6 câu - Nhận biết, xác định được một Số điểm 1.5 0.5 1 1 4 điểm số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. - Giải thích được chi tiết trong 1,2, bài bằng suy luận trực tiếp hoặc Câu số 4 5 6 3 rút ra các thông tin từ bài học. - Hiểu được nội dung hoặc ý nghĩa của của bài đọc. Kiến thức TV Số câu 2 1 1 4 câu - Nhận biết được trạng ngữ. Số điểm 1 1 1 3 điểm - Xác định được công dụng của dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn được sử dụng trong mỗi trường hợp. - Lựa chọn từ ngữ phù hợp để Câu số 7,8 9 10 hoàn chỉnh câu. - Nhận biết và vận dụng biện pháp so sánh, nhân hóa đã học. Số câu 5 3 2 10 câu Tổng Số điểm 2.5 2.5 2 7 điểm
- Trường: TH & THCS Lê Văn Tám Thứ ngày tháng năm 2024 Họ và tên : . KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN : TIẾNG VIỆT – LỚP 4 Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên I. Phần đọc 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) 2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt : (7 điểm) Hoa đỏ Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ riêng màu đỏ cũng có biết bao thứ hoa đẹp. Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết. Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ. Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy. Sau tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng, ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố. Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý. (Theo Băng Sơn) Trả lời câu hỏi và làm bài tập Câu 1: ( 0,5 điểm) Trong đoạn: “Đỏ tía là hoa chuối và còn có màu đỏ rực như tiết”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? A. đỏ tía, đỏ tươi, đỏ cờ, đỏ rực. B. đỏ thắm, đỏ ối, đỏ hồng. C. đỏ ong, đỏ chót, đỏ mọng. Câu 2: ( 0,5 điểm) Hoa nào trông như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá? A. Hoa hải đường. B. Hoa gạo C. Hoa lộc vừng.
- Câu 3: ( 0,5 điểm) Hoa lựu được tác giả so sánh như những đốm lửa lập lòe về mùa nào? A. mùa xuân B. mùa hè. C. mùa đông. Câu 4: ( 0,5 điểm) Dựa vào bài đọc xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai” . Thông tin Trả lời Tết đến hoa đào nở thắm. Đúng / Sai Mùa thu hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Đúng / Sai Câu 5: ( 1 điểm) Bài văn trên giới thiệu về điều gì? Câu 6: ( 1 điểm) Theo em, mọi người yêu hoa vì điều gì? Câu 7:( 0,5 điểm) Nối câu ở cột A với trạng ngữ ở cột B cho phù hợp.(1đ) A B Hôm qua, mẹ em đi chợ. Trạng ngữ chỉ nơi chốn Ngoài sân, cây cối đang đâm chồi, nảy lộc. Trạng ngữ chỉ thời gian Câu 8: ( 0,5 điểm) Dấu ngoặc đơn có tác dụng gì? A. Dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh. B. Dùng để bộc lộ cảm xúc. C. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu. Câu 9:( 1 điểm) Tìm từ ngữ phù hợp để thay thế từ ngữ in đậm giúp mỗi câu dưới đây sinh động hơn: a. Mặt biển rất rộng. b. Em bé có nước da trắng lắm. Trả lời: a. Mặt biển b. Em bé có nước da Câu 10:( 1 điểm) Hãy đặt một câu nói về đồ dùng học tập của em, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa. I. Phần viết. (10 điểm) Đề bài: Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè.
- ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 7 9 Đáp án A A A B C Câu 4: Khoanh đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm. Thông tin Trả lời Tết đến hoa đào nở thắm. Đúng Mùa thu hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Sai Câu 5: (1 điểm) Bài văn giới thiệu về các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta. Câu 6: (1 điểm) Mọi người yêu hoa vì hoa rất đẹp, hoa làm khung cảnh thiên nhiên thêm thơ mộng. Không chỉ vậy, hoa còn có nhiều tác dụng như: để ăn, làm thuốc, làm cảnh Câu 7: Mỗi ý nối đúng được 0,5đ. A B Hôm qua, mẹ em đi chợ. Trạng ngữ chỉ nơi chốn Ngoài sân, cây cối đang đâm chồi, nảy Trạng ngữ chỉ thời gian lộc. Câu 9: Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm. a. Mặt biển rộng mênh mông. b. Em bé có nước da trắng bóc. Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu đạt 1 điểm. VD: Chiếc cặp giống như người bạn thân của em. Chiếc bút chì là người bạn thân thiết của em mỗi khi đến trường. I. Phần viết.( 10 điểm) a. Mở bài: (1,5 điểm): Giới thiệu cây trồng ở sân trường ( Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.) b. Thân bài:( 7 điểm) Miêu tả cây trồng ở sân trường em. - Nội dung: ( 5 điểm) + Miêu tả khái quát. + Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây. + Những hoạt động gắn bó của em và bạn bè với cây. - Kĩ năng: Dùng từ phù hợp, các câu văn viết đúng cấu trúc ngữ pháp, sử dụng đúng dấu câu: (1 điểm) - Sáng tạo: Sử dụng các từ ngữ dẫn dắt, kết nối các sự việc, liên kết các câu văn, đoạn văn chặt chẽ, logic. (1điểm)
- Kết bài: (1,5 điểm): Tình cảm, cảm nghĩ của em dành cho cây vừa miêu tả (Mở rộng hoặc không mở rộng). * Trừ lỗi chính tả trong bài viết: 0,1đ/1 lỗi. Sai lỗi chính tả toàn bài trừ 2 điểm.