Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Liên Hồng - Đề 2 (Có đáp án)

PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

1 – Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do GV chuẩn bị) để chọn bài đọc.

2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 80 – 90 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

CÂY ÂM NHẠC

Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang.

Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.

Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.

Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vè có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời …

(Theo Băng Sơn)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.

Câu 1: Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là “cây âm nhạc”?

A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.

B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.

C. Vì cây sấu vào mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang.

D. Vì hình dáng của gốc cây, tán lá và quả giống như khóa nhạc và nốt nhạc.

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng “đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”?

A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm.

B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh.

C. Vì đầu mùa hè, cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.

D. Vì đầu mùa hè, cây sấu khoác lên mình màu áo xanh.

docx 6 trang Mạnh Đạt 21/06/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Liên Hồng - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Liên Hồng - Đề 2 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN HỒNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2022 – 2023 Thời gian làm bài 80 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + phần B) Họ và tên: Lớp: Nhận xét: Điểm đọc: Giáo viên coi Điểm viết Điểm chung: Giáo viên chấm PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) 1 – Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do GV chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 80 – 90 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang. Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè. Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình. Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vè có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời (Theo Băng Sơn) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.
  2. Câu 1: Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là “cây âm nhạc”? A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay. B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay. C. Vì cây sấu vào mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang. D. Vì hình dáng của gốc cây, tán lá và quả giống như khóa nhạc và nốt nhạc. Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng “đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm. B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh. C. Vì đầu mùa hè, cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng. D. Vì đầu mùa hè, cây sấu khoác lên mình màu áo xanh. Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “Sang thu, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm. B. Vì sang thu, lớp vỏ sấu chuyển dần thành màu vàng sẫm. C. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm. D. Vì sang thu, câu sấu rụng bớt lá. Câu 4: Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? A. Vì bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu rất khó tấu. B. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè. C. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình. D. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuông nhạc. Câu 5: Đọc các câu sau: - Cái gốc có vè có bạnh và tán lá tròn xanh um. Cây sấu là câu âm nhạc đó. - Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang. Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè. a. Tìm câu kể Ai là gì? b. Xác định chủ ngữ của các câu tìm được? Câu 6: Viết câu miêu tả có sử dụng biện pháp nhân hóa với từ: Cây sấu:
  3. Ve sầu: Câu 7: Với mỗi từ đơn sau đây, em hãy tạo thành từ láy và từ ghép: Từ Từ láy Từ ghép Đẹp Xanh Vàng Câu 8: Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau: “Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.” Động từ là: Tính từ là: Câu 9: a. Tìm 3 từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: b. Đặt câu với một trong các từ đó: Phần B: Viết (10 điểm) I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút Nghe - viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu đến những vì sao sớm.) (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)
  4. II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút Đề bài: Chọn 1 trong các đề sau: a. Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích. b. Ngôi nhà là nơi lưu giũ những kỉ niệm đẹp. Hãy miêu tả lại ngôi nhà của em. Bài làm
  5. Đáp án đề thi A – Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án C C A D Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (4 điểm) (15 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (6 điểm) (25 phút) 1. YÊU CẦU: Chọn 1 trong 2 đề Lưu ý: Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng cho bài viết thư. Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.