Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU + KTTV (5 điểm)

* Đọc thầm bài đọc:

THANH KIẾM VÀ HOA HỒNG

Một lần thanh kiếm và hoa hồng cãi nhau, thanh kiếm cao giọng bảo:

- Tôi khoẻ hơn bạn, chắc chắn sẽ giúp ích được cho con người nhiều hơn rồi! Còn bạn yếu ớt và mảnh dẻ thế kia thì làm sao mà chống chọi với thiên tai, giặc giã được.

Hoa hồng ngạc nhiên:

- Tôi không hiểu vì sao mà anh lại chê tôi như vậy? Hay là anh ganh tị vì anh không thể có được hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy của tôi?

- Bạn nhầm to. Bạn đẹp thật nhưng vẻ đẹp của bạn chẳng để làm gì.

- Thanh kiếm lắc đầu, mỉa mai.

Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, chúng bèn nhờ ông phân xử.

Nhà thông thái ôn tồn giải thích:

- Con người cần cả kiếm và hoa hồng, các cháu ạ. Kiếm giúp con người chống lại kẻ thù và tránh được các hiểm hoạ. Còn hoa hồng đem lại hương thơm, sự ngọt ngào, niềm vui sướng cho cuộc sống và trái tim của họ...

Thanh kiếm và hoa hồng hiểu ra, chúng rối rít cảm ơn nhà thông thái. Cả hai bắt tay nhau thân thiện và không bao giờ cãi nhau nữa.

(Theo truyện cổ tích Ả Rập)

* Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1.(M1- 0,5đ) Tại sao thanh kiếm cho rằng nó có ích còn hoa hồng vô ích?

A. Vì hoa hồng yếu ớt và mảnh dẻ, không chống chọi với thiên tai, giặc giã được.

B. Vì nó khoẻ hơn hoa hồng, sẽ giúp ích được cho con người nhiều hơn.

C. Vì cả hai lí do trên.

Câu 2. (M1- 0,5đ) Hoa hồng nghĩ rằng sự chê bai của thanh kiếm xuất phát từ lí do nào?

A. Thanh kiếm ganh tị với hương thơm và vẻ đẹp của hoa hồng.

B. Thanh kiếm là một kẻ ích kỉ.

C. Thanh kiếm không thấy được vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa của hoa hồng.

docx 5 trang Mạnh Đạt 07/06/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Năm học 2023- 2024 (Thời gian làm bài: 60 phút). I. ĐỌC HIỂU + KTTV (5 điểm) * Đọc thầm bài đọc: THANH KIẾM VÀ HOA HỒNG Một lần thanh kiếm và hoa hồng cãi nhau, thanh kiếm cao giọng bảo: - Tôi khoẻ hơn bạn, chắc chắn sẽ giúp ích được cho con người nhiều hơn rồi! Còn bạn yếu ớt và mảnh dẻ thế kia thì làm sao mà chống chọi với thiên tai, giặc giã được. Hoa hồng ngạc nhiên: - Tôi không hiểu vì sao mà anh lại chê tôi như vậy? Hay là anh ganh tị vì anh không thể có được hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy của tôi? - Bạn nhầm to. Bạn đẹp thật nhưng vẻ đẹp của bạn chẳng để làm gì. - Thanh kiếm lắc đầu, mỉa mai. Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, chúng bèn nhờ ông phân xử. Nhà thông thái ôn tồn giải thích: - Con người cần cả kiếm và hoa hồng, các cháu ạ. Kiếm giúp con người chống lại kẻ thù và tránh được các hiểm hoạ. Còn hoa hồng đem lại hương thơm, sự ngọt ngào, niềm vui sướng cho cuộc sống và trái tim của họ Thanh kiếm và hoa hồng hiểu ra, chúng rối rít cảm ơn nhà thông thái. Cả hai bắt tay nhau thân thiện và không bao giờ cãi nhau nữa. (Theo truyện cổ tích Ả Rập) * Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1.(M1- 0,5đ) Tại sao thanh kiếm cho rằng nó có ích còn hoa hồng vô ích? A. Vì hoa hồng yếu ớt và mảnh dẻ, không chống chọi với thiên tai, giặc giã được. B. Vì nó khoẻ hơn hoa hồng, sẽ giúp ích được cho con người nhiều hơn. C. Vì cả hai lí do trên. Câu 2. (M1- 0,5đ) Hoa hồng nghĩ rằng sự chê bai của thanh kiếm xuất phát từ lí do nào? A. Thanh kiếm ganh tị với hương thơm và vẻ đẹp của hoa hồng. B. Thanh kiếm là một kẻ ích kỉ. C. Thanh kiếm không thấy được vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa của hoa hồng.
  2. Câu 3. (M2 - 0,5đ) Nhà thông thái đã giải thích điều gì cho thanh kiếm và hoa hồng hiểu? A. Vẻ đẹp của hoa hồng. B. Công dụng của thanh kiếm. C. Vai trò của thanh kiếm và hoa hồng đối với cuộc sống của con người. Câu 4. (M2 - 0,5đ) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? A. Không nên tự cho mình hơn hẳn người khác. B. Con người cần cả sức mạnh, niềm tin, hương thơm và sự ngọt ngào. C. Không nên cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Câu 5. ( M3 - 1đ) Em yêu thích nhân vật nào trong câu chuyện trên? Vì sao? Viết câu trả lời của em: Câu 6. ( M1 - 0,5đ) Từ in đậm trong câu “Trong rừng, suối chảy róc rách, chim hót líu lo.” thuộc nhóm tính từ chỉ gì? A. Tính từ chỉ màu sắc . B. Tính từ chỉ mùi vị. C. Tính từ chỉ âm thanh. Câu 7. (M2 - 0,5đ) Khoanh vào tên cơ quan, tổ chức viết đúng dưới đây: A. Tập đoàn dầu khí Việt nam B. Nhà máy Thủy điện Sơn la C. Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Bảo D. Trường tiểu học Kim Đồng Câu 8. (M3 - 1đ) Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên. II. VIẾT BÀI VĂN ( 5 điểm) Đề bài: Hãy tả lại một con vật nuôi mà em yêu thích.
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Năm học 2023 - 2024 I. ĐỌC HIỂU + KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: 5 điểm Câu Đáp án Điểm 1 C 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 HS viết 1-2 câu nêu được nhân vật em thích và nói 1,0 rõ lí do em thích nhân vật đó. VD: Em rất thích nhân vật hoa hồng. Hoa hồng vừa xinh đẹp lại khiêm tốn. 6 C 0,5 7 C 0,5 8 HS đặt được 1 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên. Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. 1,0 VD: Sáng nào cũng vậy, nắng luôn ghé vào cửa lớp cùng chúng em học bài. II. TẬP LÀM VĂN: 5 điểm Điểm thành Mức độ yêu cầu TT phần - Giới thiệu được con vật theo cách mở bài trực tiếp hoặc Mở bài gián tiếp. 1 (0,5 điểm) - Diễn đạt rõ nghĩa, sử dụng từ ngữ phù hợp, các câu có sự liên kết. * Các nội dung cơ bản trong bài văn: Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động của con vật. - Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật Nội + Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da. 2 Thân dung + Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt ), thân hình, chân, đuôi bài (3đ) - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của (4 con vật điểm) - Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật. Kĩ - Trình bày được bài văn theo cấu trúc bài văn tảcon vật, năng miêu tả theo trình tự nhất định, trong bài có sử dụng biện viết pháp nghệ thuật, có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu.
  4. văn - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng thể thức. (0,5đ) Cảm - Bài viết có cảm xúc, bày tỏ được tình cảm với con vật xúc, được tả một cách tự nhiên. sáng - Bài viết có sự diễn đạt sáng tạo. tạo (0,5đ) Kết bài (0,5 - Nêu suy nghĩ, cảm xúc về con vật theo cách kết bài mở 3 điểm) rộng hoặc không mở rộng.