Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày (Có đáp án)
Bài 1. Cây đa quê hương
(Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 81, 82)
Nói đến làng quê, trong kí ức tôi, đậm nét nhất là hình ảnh cây đa trước xóm. Cây đa ấy không có tên chính thức, nó mang tên chung rất đỗi thân thuộc với mọi người: cây đa quê hương.
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao, nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những ụ, những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành, trong lá.
Câu hỏi 1. Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh nào?
Câu hỏi 2. Cây đa quê hương được tả như thế nào?
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_doc_thanh_ti.docx
- ĐÁP ÁN ĐỌC THÀNH TIẾNG- RỒI.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày (Có đáp án)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY LỚP 4 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC THÀNH TIẾNG) NĂM HỌC: 2023-2024 * Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: 3 điểm - Học sinh bốc thăm và đọc 1 trong 8 đoạn khoảng 85 – 90 tiếng/phút. (2 điểm) - Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc. (1 điểm) Bài 1. Cây đa quê hương (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 81, 82) Nói đến làng quê, trong kí ức tôi, đậm nét nhất là hình ảnh cây đa trước xóm. Cây đa ấy không có tên chính thức, nó mang tên chung rất đỗi thân thuộc với mọi người: cây đa quê hương. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao, nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những ụ, những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành, trong lá. Câu hỏi 1. Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh nào? Câu hỏi 2. Cây đa quê hương được tả như thế nào?
- Bài 2. Ngọn đuốc trong đêm (Sách Cánh diều, tập 2, trang 93, 94) Từ thế kỉ thứ XV, những cuộc thám hiểm đã giúp người Châu Âu phát hiện ra nhiều vùng đất mới. Các phát kiến địa lí đem lại nhiều hiểu biết nhưng cũng kéo theo hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược. Ở Việt Nam, vì lo sợ bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn chủ trương đóng cửa với các nước phương Tây. Do đóng cửa, nước ta tạm thời hạn chế được sự nhòm ngó của thực dân nhưng lại không bắt kịp bước tiến như vũ bão của thời đại. Giữa lúc ấy, có một người học rộng tài cao đã sớm nhận ra nguy cơ lạc hậu, liên tục đề nghị duy tân để chấn hưng đất nước. Người có những đề nghị sáng suốt ấy là Nguyễn Trường Tộ. Câu hỏi 1. Hoàn cảnh nước ta vào thời ông Nguyễn Trường Tộ như thế nào? Câu hỏi 2. Trong các bản điều trần, ông Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình những gì?
- Bài 3. Bức mật thư (Sách Cánh diều, tập 2, trang 95) Một sáng, chú tôi gọi tôi vào phòng. Ông say sưa nói về một quyển sách cổ vừa tìm được trong tiệm sách cũ. Bỗng một miếng da thuộc cáu bẩn từ quyển sách rơi xuống. Chú tôi nhặt nó lên. Đó là miếng da to bằng bàn tay, có những dòng chữ kì lạ. Chú tôi lẩm bẩm: - Có vẻ là một mật thư. Ông đọc cho tôi chép lại. Nào ngờ, sau khi liếc qua tờ giấy, ông bỗng đứng bật dậy, chạy xuống đường. Tôi cầm tờ giấy bí hiểm, cố đọc theo nhiều cách nhưng đều thất bại. Vô tình, tôi dùng nó làm quạt. Khi mặt trái hướng về phía mình, tôi kinh ngạc thấy hiện lên hai từ “núi lửa”, “Trái Đất”. Tôi chăm chú dò từng chữ một. Nhưng đọc xong, tôi hoảng hồn. Trời ơi! Chú tôi mà biết điều bí mật này, ông sẽ sẵn sàng mạo hiểm và kéo tôi theo. Câu hỏi 1. Chuyện gì xảy ra khi người chú nói với cháu về quyển sách cổ? Câu hỏi 2. Người cháu tình cờ phát hiện ra cách đọc bức thư mật như thế nào?
- Bài 4. Chiều ngoại ô (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 93, 94) Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều. Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu. Câu hỏi 1. Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về chiều hè ở ngoại ô? Câu hỏi 2. Cảnh vật ở ngoại ô được miêu tả như thế nào?
- Bài 5. Những cánh buồm (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 98, 99) Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó có một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất – đó là những cánh buồm. Ngày lại ngày, cánh buồm đi như rong chơi nhưng thực ra nó đang đẩy thuyền đi. Những buổi nắng đẹp, trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi đã suốt ngày lam lũ trên cánh đồng. Gặp khi dông bão, dòng sông cuồn cuộn nổi sóng, những con thuyền phải ghé vào bến. Buồm được hạ xuống. Những cánh buồm cuộn tròn nằm trên mui thuyền. Không hiểu lúc ấy cánh buồm suy nghĩ gì trong khi gió ra sức gào thét và mưa tuôn như trút. Những ngày lộng gió, từ bờ tre làng, tôi nhìn thấy những cánh buồm căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm suốt tháng, bất kể ngày đêm. Câu hỏi 1. Hình ảnh nào tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về làng quê của mình? Câu hỏi 2. Cánh buồm được miêu tả thế nào vào mỗi thời điểm?
- Bài 6. Quê ngoại (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 109, 110) Làng Chùa là quê ngoại của Ki-a. Ki-a không bao giờ hình dung ra quê ngoại như vậy. Những ngôi nhà nhỏ bình yên, cánh đồng lúa rộng lớn, dòng sông Đáy dài vô tận, những ao hồ nở đầy hoa sen. Có một điều Ki-a không thể nào quên là ai ở đó cũng tươi cười và yêu quý em. Mẹ của Ki-a kể khi mẹ còn nhỏ, cứ vào dịp nghỉ hè là mẹ lại được ông ngoại đưa ra đê thả diều, lấy lá dứa dại làm những chiếc chong chóng và những chiếc kèn thổi vang trên mặt đê trong những chiều mùa hạ. Sau chuyến thăm quê ngoại trở về nước Mỹ, Ki-a cảm thấy mình thật giàu có vì có thêm một quê hương. Em kể cho các bạn biết mình vừa có một chuyến đi rất xa để đến một ngôi làng ở Việt Nam. Ngôi làng đó là quê ngoại của em đấy. Câu hỏi 1. Ki-a sống ở đâu và quê ngoại của Ki-a ở đâu? Câu hỏi 2. Những hình ảnh nào trong bài cho thấy quê ngoại của Ki-a rất đẹp?
- Bài 7. Chuyến du lịch thú vị (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 123, 124) Kì nghỉ hè năm nay, Dương được cùng ba mẹ đi du lịch ở Pa-ri, thủ đô của nước Pháp. Vì ba mẹ đi dự hội thảo nên Dương được bà Mi-su, một người bạn thân của gia đình, dẫn đi thăm Pa-ri bằng tàu điện ngầm. Khi mọi người leo lên cầu thang để ra khỏi bến tàu điện ngầm thì tháp Ép-phen đã sừng sững trước mặt. Dương nắm chặt tay bà Mi-su, thì thầm: “Ôi! Tháp Ép-phen đẹp quá!”. Đứng trên quảng trường Thô-ca-đê-rô rộng lớn, Dương được ngắm nhìn toàn cảnh tháp Ép-phen cao sừng sững trên nền trời xanh bao la. Vẻ đẹp của tháp vượt xa những hình ảnh mà Dương thấy trên phim ảnh. Bà Mi-su nói: - Tháp Ép-phen được lắp đặt hệ thống gồm 20 000 ngọn đèn và 336 máy chiếu sáng, tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp. Vào buổi tối, ánh sáng đèn lung linh làm nổi bật kiến trúc độc đáo của tháp. Đó là lí do vì sao mọi người lại gọi Pa-ri là kinh đô của ánh sáng. Câu hỏi 1. Dương được ba mẹ cho đi du lịch ở đâu? Điểm tham quan nào gây ấn tượng nhất với cậu bé? Câu 2. Qua quan sát của Dương và lời kể của bà Mi-su, tháp Ép-phen đẹp như thế nào?
- Bài 8. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Sách Tiếng Việt tập 2) Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương. Câu hỏi 1. Hạm đội của Ma-gien-lăng đã thực hiện cuộc thám hiểm với nhiệm vụ gì? Câu hỏi 2. Vì sao Ma-gien-lăng đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?