Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 1 (Có đáp án)

A. Kiểm tra đọc: (10đ)

I. Đọc thành tiếng: (3đ)

GV kiểm tra trong các tiết ôn tập

GV cho HS gắp phiếu đọc một đoạn trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 29 đến tuần 35 và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

1. Đọc đoạn 3 Bài: Đường đi Sa Pa (TV4-T2- Tr 102 -103)Hỏi: - Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng kỳ diệu” của thiên nhiên?
2. Đọc thuộc lòng bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến (TV4-T2-Tr 107-108)Hỏi: - Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào?
3. Đọc đoạn 1 Bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (TV4-T2-Tr 114)Hỏi: - Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

II. Đọc hiểu: (7đ) (35 phút)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Buổi chợ trung du

Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.

Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và gồng gánh, thúng mủng và bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt.

Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm.

Ngô Tất Tố

1. Cảnh chợ được miêu tả vào buổi nào? (0,5đ) (M1)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. Bình minh B. Giữa trưa C. Hoàng hôn D. Đêm tối

2. Không khí buổi chợ trung du như thế nào? (0,5đ) (M1)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. Huyên náo B. Khẩn trương C. Cả hai câu trên đều đúng

pdf 6 trang Mạnh Đạt 27/05/2024 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4_de_1_co_dap.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II LỚP 4 A. Kiểm tra đọc: (10đ) I. Đọc thành tiếng: (3đ) GV kiểm tra trong các tiết ôn tập GV cho HS gắp phiếu đọc một đoạn trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 29 đến tuần 35 và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. 1. Đọc đoạn 3 Bài: Đường đi Sa Pa (TV4-T2- Tr 102 -103) Hỏi: - Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng kỳ diệu” của thiên nhiên? 2. Đọc thuộc lòng bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến (TV4-T2-Tr 107-108) Hỏi: - Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì? - Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào? 3. Đọc đoạn 1 Bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (TV4-T2-Tr 114) Hỏi: - Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? II. Đọc hiểu: (7đ) (35 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Buổi chợ trung du Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín. Từ các làng xóm, các ấp trại, từ các ấp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và gồng gánh, thúng mủng và bị quay, tay nải và ba lô nữa, lũ dài, lũ ngắn dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạp cạp, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt. Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Màu nâu, màu chàm, màu kaki, các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây. Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm. Ngô Tất Tố 1. Cảnh chợ được miêu tả vào buổi nào? (0,5đ) (M1) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Bình minh B. Giữa trưa C. Hoàng hôn D. Đêm tối 2. Không khí buổi chợ trung du như thế nào? (0,5đ) (M1) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Huyên náo B. Khẩn trương C. Cả hai câu trên đều đúng 3. Từ ngữ nào thể hiện cảnh chợ huyên náo? (0,5đ) (M2) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp B. Chân bước thoăn thoắt C. Buổi chợ dần dần tươi sáng D. Các thứ quần áo trà trộn dưới bóng cây
  2. 4. Có bao nhiêu loài vật xuất hiện trong bài? Đó là những loài vật nào? (0,5đ) (M2) A. Có hai loài vật. Đó là: lợn, gà B. Có ba loài vật. Đó là: lợn, gà, vịt C. Có bốn loài vật. Đó là: lợn, gà, vịt, chó D. Không có loài vật nào. 5. Theo em, vì sao trong buổi chợ không ai nói to, cũng không ai nói nhiều mà cả khu rừng lại ầm ầm? (0,5đ) (M3) Viết câu trả lời của em: 6. Câu: “Những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cả khu rừng ầm ầm.” cho em biết điều gì về buổi chợ trung du? (0,5đ) (M4) Viết câu trả lời của em: . 7. Theo em, các từ: eng éc, chíp chíp, cạp cạp, ăng ẳng có tác dụng gì? (1đ) (M1) A. Gợi tả hình ảnh B. Gợi tả âm thanh C. Gợi tả màu sắc D. Không gợi tả gì 8. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (1đ) (M2) Chủ ngữ trong câu: “Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào mùi lúa chín.” là: A. Hương vị B. Hương vị thôn quê C. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ D. Hương vị thôn quê đầy quyến rũ ngọt ngào 9. Tìm trạng ngữ trong câu: “Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi người đã đông nghìn nghịt.” và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (1đ) (M3) Viết câu trả lời của em: 10. Em hãy viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, ) (1đ) (M4) “Mặt trời cuối thu nhô lên trên dãy núi” B. Kiểm tra viết: (10đ) I. Chính tả: (Nghe – viết): (2đ)
  3. Cây đại thụ giữa đồng bằng Đầu làng Yên Thổ, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên có một cây Trôi cổ thụ. Dân làng không ai rõ cây trôi này tồn tại từ bao giờ. Chỉ ước chừng nó khoảng dăm bảy trăm năm tuổi. Trông xa, cây xòa tán tròn như mâm xôi, đường kính thân cây là hai mét, chu vi khoảng hơn sáu mét. Đặc biệt, trong kháng chiến, cây trôi này đã từng bị thực dân Pháp bắn một quả đạn moóc – chi – ê vào gốc cây làm cháy lõi trong thân cây. Theo Lưu Đức Ngô, Báo Thiếu niên Tiền Phong II. Tập làm văn: (8đ) Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Gia đình em (hoặc gia đình em quen biết) có nuôi rất nhiều con vật (gà, vịt, ngan, ngỗng, ), em hãy tả lại một con vật mà em yêu thích nhất. Đề 2: Tuổi thơ của em thường có những kỉ niệm gắn với một loài cây. Hãy tả lại một cây đã từng để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong em. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG MÔN TIẾNG VIỆT 4 GV yêu cầu HS lên bốc thăm, đọc và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung theo yêu cầu ghi trong phiếu Đoạn hoặc tên bài đọc Câu hỏi 4. Đọc đoạn 3 Bài: Đường đi Sa Pa - Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng (TV4-T2- Tr 102 -103) kỳ diệu” của thiên nhiên? 5. Đọc thuộc lòng bài thơ: Trăng ơi từ - Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so đâu đến (TV4-T2-Tr 107-108) sánh với những gì? - Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào? 6. Đọc đoạn 1 Bài: Hơn một nghìn ngày - Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm vòng quanh trái đất (TV4-T2-Tr 114) với mục đích gì?
  4. 7. Đọc thuộc lòng Bài: Dòng sông mặc - Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”? áo (TV4-T2-Tr 118-119) - Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay? 8. Đọc đoạn 1 & 2 Bài: Ăng-co Vát - Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ (TV4-T2-Tr 123) bao giờ? - Khu đền chính được xây dựng đồ sộ như thế nào? 9. Đọc đoạn 3 Bài: Ăng-co Vát (TV4- - Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn T2-Tr 123 - 124) có gì đẹp? 10. Đọc đoạn 1 Bài: Con chuồn - Chú chuồn chuồn nước được miêu tả chuồn nước (TV4-T2-Tr 127) bằng những hình ảnh so sánh nào? - Em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao? 11. Đọc đoạn 2 Bài: Con chuồn - Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì chuồn nước (TV4-T2-Tr 127) hay? - Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào? 12. Đọc đoạn 1 Bài: Vương quốc - Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vắng nụ cười (TV4-T2-Tr 132) vương quốc nọ rất buồn? - Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy? 13. Đọc đoạn 2 &3 Bài: Vương quốc - Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? vắng nụ cười (TV4-T2-Tr 132) - Kết quả việc nhà vua làm ra sao? 14. Đọc thuộc lòng Bài: Ngắm trăng - Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ? (TV4-T2-Tr 137) 15. Đọc thuộc lòng Bài: Không đề (TV4- - Những hình ảnh nào nói lên yêu đời và T2-Tr 138) phong thái ung dung của Bác Hồ? 16. Đọc đoạn 1 & 2 Bài: Vương quốc - Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn vắng nụ cười (tiếp theo) (TV4-T2-Tr cười ở đâu? 143) - Vì sao những chuyện ấy buồn cười? 17. Đọc đoạn 3 Bài: Vương quốc vắng - Tiếng cười thay đổi cuộc sống của vương nụ cười (tiếp theo) (TV4-T2-Tr 144) quốc u buồn như thế nào? 18. Đọc thuộc lòng Bài: Con chim chiền - Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi chiện (TV4-T2-Tr 148) cho ta những cảm giác như thế nào? 19. Đọc bài Tiếng cười là liều thuốc bổ - Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? (TV4-T2-Tr 153) 20. Đọc đoạn 1 & 2 Bài: Ăn “mầm đá” - Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm (TV4-T2-Tr 157) đá”? 21. Đọc đoạn 3& 4 Bài: Ăn “mầm đá” - Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá (TV4-T2-Tr 157 - 158) không? Vì sao? - Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?
  5. - Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? Đáp án môn Tiếng Việt A. Kiểm tra đọc: (10đ) I. Đọc thành tiếng: (3đ) Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm. ( 1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) 1 điiểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc( 1 điểm) II. Đọc hiểu (7đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (1đ) (1đ) (1đ) (1đ) Đáp A C A C Vì Buổi chợ B B Khoảng VD: án những trung du bảy giờ Mặt trời luồng thật sáng – cuối thu
  6. phát đông vui, bổ sung nhọc âm của náo ý nghĩa nhằn hàng nhiệt về thời chọc nghìn gian cho thủng cái câu, trên màn miệng đồi - bổ sương, từ sung ý từ nhô nghĩa về lên nhành nơi chốn cây trên dãy núi đồi B. Kiểm tra viết: (10đ) 1. Chính tả: (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về khoảng cách, kiểu chữ, cỡ chữ . Trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) + Bài văn có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng: có đủ cả 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) + Nội dung trọng tâm bài đúng với yêu cầu đề bài. + Chữ viết và cách trình bày bài văn sạch , đẹp và khoa học. Biểu điểm: - Mở bài: 1 điểm - Thân bài: 4 điểm trong đó: Nội dung 1,5đ; cảm xúc 1đ; kỹ năng 1,5đ - Kết bài: 1 điểm - Chữ viết chính tả: 0,5 điểm - Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm - Sáng tạo: 1điểm (Tùy theo các lỗi HS mắc phải như lỗi chính tả hoặc lỗi về câu GV có thể linh hoạt trừ điểm)