Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 2 (Có đáp án)
A. Kiểm tra đọc (10 đ)
I. Đọc thành tiếng: (3đ)
- GV cho HS đọc và trả lời những bài sau:
+ Bài “Đường đi Sa Pa” SHS trang 102 đọc (từ buổi chiều đến hết )trả lời câu hỏi: “Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì”của thiên nhiên?”
+ Bài “Trăng ơi ….từ đâu đến?” SHS trang 107-Đọc thuộc lòng cả bài,trả lời câu hỏi “Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa,từ biển xanh”
+ Bài “Hơn một nghìn ngày vòng quay trái đất” SHS trang 114-Đọc từ “Thái Bình Dương bát ngát đến công việc mình làm.” Trả lời câu hỏi “Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?”
+ Bài “Dòng sông mặc áo” SHS trang118-Đọc thuộc lòng cả bài. “Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày”
+ Bài “Con chuồn chuồn nước “ SHS trang 127-Đọc từ “Ôi chao đến phân vân” “Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
II. Đọc hiểu: (7đ) 35 phút
Anh hùng thực sự
Có một ông lão sống cùng ba người con trai. Cả ba đều khỏe mạnh, giỏi giang. Biết mình sắp đến ngày vĩnh biệt cõi đời, ông gọi các con lại và nói :
- Ta có ba con nhưng chỉ có một viên kim cương làm báu vật từ nhiều đời để lại. Bây giờ, các con hãy đi, rồi về sau một tuần. Khi đó cha sẽ trao cho người xứng đáng nhất.
Đúng một tuần sau, họ trở về. Người con cả báo với cha: anh đã mang một nửa tài sản của mình chia cho những ngươi nghèo khổ. Người con thứ hai kể anh đã cứu một bé gái sắp chết đuối. Ông lão tỏ vẻ rất hạnh phúc. Ông trìu mến nhìn sang người con thứ ba :
- Còn con, con mang được gì về ?
Anh thưa :
- Con thấy một người đàn ông say rượu nằm bên bờ vực sâu. Chỉ một cử động nhỏ cũng có thể làm anh ta rơi xuống vực. Con đã xốc anh ta ra khỏi chỗ đó. Cha biết đó là ai không ? Là San-chô, kẻ thù của gia tộc ta. Đã có vài lần, anh ta đe dọa sẽ giết con, nếu có cơ hội. San-chô tỉnh dậy, nhìn con đăm đăm. Rồi chúng con khoác tay nhau cùng về. Bây giờ, con đã hiểu mỗi người xung quanh ta đều có thể làm bạn, dù trước đó là kẻ thù.
Ông lão cầm viên kim cương đặt vào tay người con thứ ba và nói :
- Con quả là một người anh hùng thật sự, con trai ạ !
(Theo báo Thiếu Niên Tiền Phong ) Khoanh vào đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1. Lúc sắp mất, ông lão nói sẽ trao viên kim cương cho ai ? (M1)
A. Người con mà ông thấy xứng đáng nhất.
B. Người con trai cả của ông.
C. Người con út của ông.
D. Những người nghèo khổ.
2. Việc tốt mà người con cả và người con thứ hai đã làm là những việc gì? (M1)
A. Mang hết tài sản chia cho người nghèo.
B. Chia nửa số tài sản cho người nghèo, cứu một bé gái sắp chết đuối.
C. Cứu trợ cho những người nghèo khổ, giúp đỡ họ vốn liếng làm ăn.
D. Cứu môt người say rượu bên bờ vực
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4_de_2_co_dap.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 2 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II LỚP 4 A. Kiểm tra đọc (10 đ) I. Đọc thành tiếng: (3đ) - GV cho HS đọc và trả lời những bài sau: + Bài “Đường đi Sa Pa” SHS trang 102 đọc (từ buổi chiều đến hết )trả lời câu hỏi: “Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì”của thiên nhiên?” + Bài “Trăng ơi .từ đâu đến?” SHS trang 107-Đọc thuộc lòng cả bài,trả lời câu hỏi “Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa,từ biển xanh” + Bài “Hơn một nghìn ngày vòng quay trái đất” SHS trang 114-Đọc từ “Thái Bình Dương bát ngát đến công việc mình làm.” Trả lời câu hỏi “Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?” + Bài “Dòng sông mặc áo” SHS trang118-Đọc thuộc lòng cả bài. “Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày” + Bài “Con chuồn chuồn nước “ SHS trang 127-Đọc từ “Ôi chao đến phân vân” “Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào? II. Đọc hiểu: (7đ) 35 phút Anh hùng thực sự Có một ông lão sống cùng ba người con trai. Cả ba đều khỏe mạnh, giỏi giang. Biết mình sắp đến ngày vĩnh biệt cõi đời, ông gọi các con lại và nói : - Ta có ba con nhưng chỉ có một viên kim cương làm báu vật từ nhiều đời để lại. Bây giờ, các con hãy đi, rồi về sau một tuần. Khi đó cha sẽ trao cho người xứng đáng nhất. Đúng một tuần sau, họ trở về. Người con cả báo với cha: anh đã mang một nửa tài sản của mình chia cho những ngươi nghèo khổ. Người con thứ hai kể anh đã cứu một bé gái sắp chết đuối. Ông lão tỏ vẻ rất hạnh phúc. Ông trìu mến nhìn sang người con thứ ba : - Còn con, con mang được gì về ? Anh thưa : - Con thấy một người đàn ông say rượu nằm bên bờ vực sâu. Chỉ một cử động nhỏ cũng có thể làm anh ta rơi xuống vực. Con đã xốc anh ta ra khỏi chỗ đó. Cha biết đó là ai không ? Là San-chô, kẻ thù của gia tộc ta. Đã có vài lần, anh ta đe dọa sẽ giết con, nếu có cơ hội. San-chô tỉnh dậy, nhìn con đăm đăm. Rồi chúng con khoác tay nhau cùng về. Bây giờ, con đã hiểu mỗi người xung quanh ta đều có thể làm bạn, dù trước đó là kẻ thù. Ông lão cầm viên kim cương đặt vào tay người con thứ ba và nói : - Con quả là một người anh hùng thật sự, con trai ạ ! (Theo báo Thiếu Niên Tiền Phong ) Khoanh vào đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu: 1. Lúc sắp mất, ông lão nói sẽ trao viên kim cương cho ai ? (M1) A. Người con mà ông thấy xứng đáng nhất. B. Người con trai cả của ông. C. Người con út của ông. D. Những người nghèo khổ. 2. Việc tốt mà người con cả và người con thứ hai đã làm là những việc gì? (M1) A. Mang hết tài sản chia cho người nghèo. B. Chia nửa số tài sản cho người nghèo, cứu một bé gái sắp chết đuối. C. Cứu trợ cho những người nghèo khổ, giúp đỡ họ vốn liếng làm ăn. D. Cứu môt người say rượu bên bờ vực .
- 3. Tại sao ông cụ xem người con trai thứ ba là “người anh hùng thực sự’’? (M2) A. Anh đã cứu người đàn ông say rượu khỏi bị rơi xuông vực sâu. B. Anh là một người cao thượng, biết vượt qua lòng hận thù. C. Anh biết nhường nhịn không kể lể, không tranh giành. D. Anh đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. 4.Theo em câu chuyện muốn gửi gắm điều gì tới bạn đọc? (M3) A. Phải biết đem tài sản của mình chia sẻ cho người nghèo khổ. B. Phải can đảm, chiến thắng nỗi sợ hãi để cứu người bị tai nạn. C. Phải biết sống cao thượng, biết tha thứ, biết thêm bạn bè bớt thù. D. Phải biết cứu trợ và giúp đỡ người nghèo khổ. 5.Tiếng “Cảm” trong dòng nào dưới đây có nghĩa là “có dũng khí,có gan’’? (M3) A. cảm tử, quả cảm, dũng cảm. B. cảm phục, cảm kích, cảm hứng. C. khoái cảm, truyền cảm, thiện cảm. D. cảm mến, cảm thán, cảm nghĩ. 6. Vị ngữ trong câu “Người con cả đã mang một nửa tài sản của mình chia cho những người nghèo khổ” là những từ ngữ nào? (M2) A. đã mang một nửa tài sản của mình chia cho những người nghèo khổ B. chia cho những người nghèo khổ C. cho những người nghèo khổ. D. Một nửa tài sản của mình chia cho những người nghèo khổ. 7. Đặt môt câu cảm nói lên cảm xúc cuả người cha. (M4) . 8. Câu “Con đã xốc anh ta ra khỏi chỗ đó” thuộc kiểu câu gì? (M3) A. “Ai làm gì?” B. Câu “Ai thế nào?” C. Câu “Ai làm gì?” 9. Các dấu gạch ngang (-) trong bài trên được dùng để làm gì? (M2) A. Đánh dấu phần giải thích,chú thích trong câu. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu các ý trong một đoạn liệt kê. C. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. D. Đánh dấu phần chú thích và đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vât. 10. Viết tiếp vào chỗ chấm câu “Bây giờ, con đã hiểu mỗi người xung quanh ta đều có thể làm bạn.” có:(M3) Trạng ngữ là Chủ ngữ là ,Vị ngữ là ” B. Kiểm tra viết: I. Chính tả (nghe viết) Giày da cá sấu Một cô gái đi du lịch. Nghe nói có một cửa hàng bán giày da cá sấu ở gần nơi du lịch, cô liền tìm đến và hỏi mua một đôi. Khi người bán hàng nói giá của đôi giày cô gái ngạc nhiên kêu lên: - Sao mà đắt thế! Thế thì tôi sẽ tự đi săn cá sấu để kiếm lấy một đôi. Hai tuần sau cô quay lại cửa hàng hỏi mua đôi giày hôm trước. Người bán hàng hỏi: - Cô đã săn được cá sấu chưa? (theo Truyện cười đó đây) II. Tập làm văn.
- Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1. Em hãy viết bài văn tả một cây có bóng mát (hoăc cây ăn quả,cây hoa) mà em yêu thích. Đề 2. Em hãy viết bài văn tả một con vật mà em yêu thích. Đáp án A. Kiểm tra đọc: (10đ) I. Đọc thành tiếng: (3đ) Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm. ( 1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) 1 điiểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc( 1 điểm) II. Đọc hiểu (7đ) 1. A 0,5đ 2. B 0,5đ 3. B 0,5đ 4. C 1 đ 5. A 1đ 6. A 0.5đ 7. 1đ Ôi con quả là một người anh hùng thực sự ! 8. A 0.5đ 9. C 0,5đ 10. Bây giờ con đã hiểu mỗi người xung quanh ta đều có thể làm bạn
- 1 đ B. Kiểm tra viết: (10đ) 1. Chính tả: (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về khoảng cách, kiểu chữ, cỡ chữ . Trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) + Bài văn có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng: có đủ cả 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) + Nội dung trọng tâm bài đúng với yêu cầu đề bài. + Chữ viết và cách trình bày bài văn sạch , đẹp và khoa học. Biểu điểm: - Mở bài: 1 điểm - Thân bài: 4 điểm trong đó: Nội dung 1,5đ; cảm xúc 1đ; kỹ năng 1,5đ - Kết bài: 1 điểm - Chữ viết chính tả: 0,5 điểm - Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm - Sáng tạo: 1điểm (Tùy theo các lỗi HS mắc phải như lỗi chính tả hoặc lỗi về câu GV có thể linh hoạt trừ điểm)