Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

II/ Đọc hiểu (8 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TẤM LÒNG THẦM LẶNG
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ?
- Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài".
(Bích Thuỷ)
1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? (0.5 điểm)
A. Bị tật ở chân
B. Bị ốm nặng
C. Bị khiếm thị
D. Bị khiếm thính
2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)
A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng
B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.
C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.
docx 6 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. KIẾM TRA CUỐI KÌ I Năm học: 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC THÀNH TIẾNG) Sáng nay chim sẻ nói gì? Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thoả thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi. ” Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim Sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim Sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim Sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió: - Chị ơi, em đói lắm! - Ai thế? Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế? - Em là Chim Sẻ nè. Em đói Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim Sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công. - Ôi, em cám ơn chị! Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập. (Theo Báo Nhi đồng số 8/2009) Câu 1 Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, vật đó có giá trị ra sao? Trả lời : Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Câu 2 Bé Na đã làm gì sau khi có viên ngọc quý? Trả lời : Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài muông thú.
  2. Đề đọc thầm và trả lời các câu hỏi: II/ Đọc hiểu (8 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: TẤM LÒNG THẦM LẶNG Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ? - Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài". (Bích Thuỷ) 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? (0.5 điểm) A. Bị tật ở chân B. Bị ốm nặng C. Bị khiếm thị D. Bị khiếm thính 2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào? (0.5 điểm) A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé. C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé. D. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán 3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó? (0.5 điểm) A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được. B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai. C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ D. Vì ông muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng sợ bố mẹ cậu bé từ chối 4. Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm) A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng. B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình. C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. D. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.
  3. 5. Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ? (0.5 điểm) A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài. B. Cho đi nghĩa là còn lại mãi. C. Làm ơn không mong báo đáp. D. Cho đi một đóa hoa trên tay vẫn còn thoảng hương thơm. 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm) 7. a/ Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau: (0.5 điểm) A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn. B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc. b/ Chọn một trong các tính từ sau và đặt câu: đỏ tươi, xanh thẳm, tím biếc. (1 điểm) 8. Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm) Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng hẻo lánh, các hộ gia đình sống thành từng cụm. Câu 9. Nối lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A (1 điểm) Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp Tài trí Tài đức Có tài năng và trí tuệ Tài danh Có tài và có tiếng tăm Tài nghệ Có tài năng và đức độ Câu 10. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn “Đàn kiến tha mồi về tổ.” (1 điểm) KIỂM TRA VIẾT Tập làm văn Đề: Em hãy miêu tả một con vật mà em yêu thích. (10 điểm)
  4. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT I. Đọc thành tiếng: (2 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 0.5 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng các tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 0.5 điểm -Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm II. Đọc hiểu (8 điểm) 1. (0.5 điểm) A. Bị tật ở chân 2. (0.5 điểm) C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé. 3. (0.5 điểm) B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai. 4. (0.5 điểm) B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình. 5. (0.5 điểm) A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài. 6. (1 điểm) Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không cần đòi hỏi sự báo đáp. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài 7. (1.5 điểm) a. Những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm đó là: A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn. (0.25 điểm) B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc. (0.25 điểm) b. HS đặt được 1 câu đúng yêu cầu được 1 điểm. Ví dụ- Lá cờ Tổ quốc màu đỏ tươi tung bay trên nền trời xanh thẳm. - Những ngày còn nhỏ, chúng tôi thường ngẩng đầu lên ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm. - Những bông hoa màu tím biếc luôn gợi cho tôi nhung nhớ về hình ảnh quê nhà. 8. (1 điểm) Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng hẻo lánh, các hộ gia đình sống thành từng cụm. - Mỗi ý đúng được 0.2 điểm Câu 9. Nối lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A (1 điểm) Câu 10. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn. (1 điểm) “Đàn kiến tha mồi về tổ.” - Đàn kiến gọi nhau tha mồi về tổ.
  5. III.VIẾT BÀI VĂN( 10 điểm) Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau được 10 điểm: Viết được bài văn miêu tả con vật đúng theo yêu cầu có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng theo thể loại đã học. Độ dài viết khoảng 20 câu trở lên. * Yêu cầu chung: Bài viết đúng thể loại văn miêu tả con vật, viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp.Trong bài viết biết sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giàu cảm xúc, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học. * Yêu cầu cụ thể : Chính tả chữ viết 2 điểm . Làm văn 8 điểm : - Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được con vật mà em muốn miêu tả. - Thân bài: (6 điểm) Tả từ bao quát đến chi tiết cụ thể: +Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật . +Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. - Kết bài : (1 điểm) Nêu được cảm nghĩ của bản thân về con vật mà mình tả. Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết để cho điểm.
  6. Ma trận đề thi giữa kì 1 - môn Tiếng Việt ( đọc thầm, đọc hiểu ) lớp 4 Năm học 2023-2024 Mạch kiến thức kỹ Số câu, số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng năng điểm TN TL TN TL TN TL Số câu 3 1 4 câu Kiến thức tiếng việt Số điểm 3.5đ 1đ 4.5 điểm Số câu 5 1 6 câu Đọc hiểu văn bản Số điểm 2.5đ 1đ 3.5 điểm Số câu 5 3 2 10 câu Tổng Số điểm 2.5đ 3.5đ 2đ 8 điểm