Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đồng Thịnh (Có đáp án)

Phần I. Bài đọc hiểu

A. §äc thầmbµi v¨n sau:

BÀ CHÚA BÈO

Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc nức nở. Bỗng, Bụt hiện lên hỏi:

-Vì sao con khóc?

Cô bé nghẹn ngào thưa:

-Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.

Bụt nói:

-Muốn cứu lúa, con hãy đưa cho ta một vật mà con quý nhất!

Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không. Sực nhớ đến đôi hoa tai bằng ngọc, cô vội gỡ ra, dâng lên Bụt:

-Thưa Bụt, con chỉ có đôi hoa tai được mẹ trao lại trước khi chết. Mẹ con dặn: Đây là vật quý cùa dòng họ, hễ ai làm mất hoặc đem bán thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh, hắt hủi.

- Vậy con không sợ bị trừng phạt sao?

- Để cứu lúa, con xin chịu trừng phạt.

Bụt liền chỉ vào đám ruộng nước, bảo:

- Con hãy ném đôi hoa tai xuống ruộng kia!

Cô bé làm theo lời Bụt.. Lạ thay, bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.

Bụt dặn: Con hãy đụng vào cây bèo để nhân nó lên hàng triệu triệu cây mà bón lúa. Lúa sẽ xanh non, hết nghẹn đòng rồi sây hạt nặng bông.

Dứt lời, Bụt biến mất. Cô bé làm theo lời Bụt dặn và thấy bèo cứ thế sinh sôi, nảy nở, lan rộng, phủ xanh đồng làng.

Mùa năm ấy, lúa vàng trĩu hạt. Biết chuyện cô bé vì dân làng mà hi sinh vật quý, dòng họ đã từ bỏ lời nguyền và luôn yêu thương cô. Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô để tỏ lòng biết ơn và gọi cô là bà Chúa Bèo.

( Theo Phong Châu)

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn trước ý trả lời đúng:

1. Câu chuyện được kể ở vùng quê nào?

A. Thái Bình. B. Nam Định.

C. Làng La Vân, tỉnh Thái Bình

2. Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc?

A. Vì không bắt được cua.

B. Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng.

C. Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi.

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất ý chí của cô bé trong việc cứu lúa?

A. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản thân.

B. Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại.

C. Sẵn sàng chịu đựng sự trừng phạt của dòng họ.

doc 3 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đồng Thịnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đồng Thịnh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH . ®Ò kiÓm tra cuèi NĂM Hä vµ tªn: N¨m häc 2021 - 2022 Lớp : 4 M«n: tiÕng viÖt . líp 4 Thêi gian lµm bµi: 35phót §iÓm NhËn xÐt cña gi¸o viªn Phần I. Bài đọc hiểu A. §äc thầm bµi v¨n sau: BÀ CHÚA BÈO Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi. Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc nức nở. Bỗng, Bụt hiện lên hỏi: -Vì sao con khóc? Cô bé nghẹn ngào thưa: -Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng. Bụt nói: -Muốn cứu lúa, con hãy đưa cho ta một vật mà con quý nhất! Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không. Sực nhớ đến đôi hoa tai bằng ngọc, cô vội gỡ ra, dâng lên Bụt: -Thưa Bụt, con chỉ có đôi hoa tai được mẹ trao lại trước khi chết. Mẹ con dặn: Đây là vật quý cùa dòng họ, hễ ai làm mất hoặc đem bán thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh, hắt hủi. - Vậy con không sợ bị trừng phạt sao? - Để cứu lúa, con xin chịu trừng phạt. Bụt liền chỉ vào đám ruộng nước, bảo: - Con hãy ném đôi hoa tai xuống ruộng kia! Cô bé làm theo lời Bụt Lạ thay, bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu. Bụt dặn: Con hãy đụng vào cây bèo để nhân nó lên hàng triệu triệu cây mà bón lúa. Lúa sẽ xanh non, hết nghẹn đòng rồi sây hạt nặng bông. Dứt lời, Bụt biến mất. Cô bé làm theo lời Bụt dặn và thấy bèo cứ thế sinh sôi, nảy nở, lan rộng, phủ xanh đồng làng. Mùa năm ấy, lúa vàng trĩu hạt. Biết chuyện cô bé vì dân làng mà hi sinh vật quý, dòng họ đã từ bỏ lời nguyền và luôn yêu thương cô. Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô để tỏ lòng biết ơn và gọi cô là bà Chúa Bèo. ( Theo Phong Châu) B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn trước ý trả lời đúng: 1. Câu chuyện được kể ở vùng quê nào? A. Thái Bình. B. Nam Định. C. Làng La Vân, tỉnh Thái Bình
  2. 2. Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc? A. Vì không bắt được cua. B. Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng. C. Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi. 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất ý chí của cô bé trong việc cứu lúa? A. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản thân. B. Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại. C. Sẵn sàng chịu đựng sự trừng phạt của dòng họ. 4. Việc làm của cô bé đem lại kết quả gì cho dân làng? A. Có cây bèo hoa dâu trông đẹp mắt, sinh sôi nảy nở phủ xanh đồng làng. B. Có bèo hoa dâu bón cho lúa xanh tốt, hết nghẹn đòng, sây hạt nặng bông. C. Có một mùa lúa vàng trĩu hạt, mọi người được sống một năm hạnh phúc. 5. Những việc làm của dòng họ, dân làng La Vân thể hiện điều gì? A. Kính trọng, biết ơn người đã đem lại hạnh phúc cho nhân dân. B. Yêu thương, quý trọng ngưới đã hi sinh cuộc sống vì nhân dân. C. Cao cả. độ lượng đối với người luôn biết yêu thương nhân dân. 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng 6 từ láy trong bài? A. mênh mông, nức nở, hắt hủi, sinh sôi, nảy nở, nghẹn ngào B. mênh mông, nức nở, nghẹn ngào, hắt hủi, sinh sôi, xa lánh C. mênh mông, nức nở, cằn cỗi, hắt hủi, sinh sôi, nghẹn ngào 7. Có mấy danh từ trong câu: “ Nhiều/ năm/ mất / mùa, dân làng/ chỉ /ăn /cháo /cầm/ hơi ”? A. 3 danh từ. (Đó là ) B. 4 danh từ. (Đó là ) C. 5 danh từ. (Đó là ) 8. Bài văn đã sử dụng những kiểu câu nào đã học? A. Câu hỏi, câu kể, câu khiến. B. Câu hỏi, câu kể, câu cảm. C. Câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm. 9. Trong câu “ Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô.” bộ phận nào là chủ ngữ? A. Dân làng. B. Dân làng La Vân. C. Dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình. 10. Trạng ngữ trong câu “ Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu ? A. Nơi chốn. B. Thời gian. C. Nguyên nhân.
  3. Phần II. Bài kiểm tra viết A. Chính tả : Bài “Đàn ngan mới nở” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 119) Viết đoạn “Chúng có bộ lông đằng trước.” B. Tập làm văn : Viết đoạn văn (Khoảng mười câu) tả lại con vật mà em yêu thích Trường Tiểu học Đồng Thịnh HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT lớp 4 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm 2. Đọc thầm và làm bài tập : 7 điểm. §¸p ¸n: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10 A B C B A B B A C B 0,5 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 1,0 1,0 0,5 0.5 B . KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Nghe viết: 2 điểm Sai mỗi lối trừ 0.25 điểm, nếu viết chữ không rõ ràng sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn bị trừ 0,25 điểm toàn bài. 2. Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu (8 đ) Học sinh viết đúng yêu cầu, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài .Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ được 8 điểm