Đề kiểm tra định kì cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

1. Kiến thức về Tiếng Việt, văn học
a. Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết; Trung thực – tự trọng; Ước mơ; Ý
chí - Nghị lực; Đồ chơi - Trò chơi
b. Ngữ pháp:
- Cấu tạo của tiếng
- Dấu hai chấm
- Loại từ: từ đơn – từ phức, từ ghép – từ láy
- Từ loại: danh từ , động từ, tính từ
- Cách viết tên người tên địa lí Việt Nam và nước ngoài
- Các loại câu:Câu hỏi, dấu chấm hỏi. Dùng câu hỏi vào mục đích khác. Câu
kể: Ai – là gì? Ai – làm gì ? Ai – thế nào ?
2. Đọc:
a. Đọc thành tiếng: đọc bài có độ dài khoảng 230 chữ, biết ngắt nghỉ hơi, biết
đọc diễn cảm các bài tập đọc từ tuần 10 - tuần 16 và TLCH về nội dung, ý nghĩa
của bài.
b. Đọc hiểu: đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ, các chi tiết, nhân vật, nội dung,
ý nghĩa của câu chuyện, bước đầu biết liên hệ, vận dụng vào thực tế.
pdf 8 trang Mạnh Đạt 18/07/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_4_co_ma_tra.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. NỘI DUNG CẤU TRÚC, MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN TIẾNG VIỆT 4 CUỐI HỌC KỲ 1 I. NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 HỌC KÌ I Kiến thức HK1 : Từ tuần 10 đến tuần 18 1. Kiến thức về Tiếng Việt, văn học a. Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết; Trung thực – tự trọng; Ước mơ; Ý chí - Nghị lực; Đồ chơi - Trò chơi b. Ngữ pháp: - Cấu tạo của tiếng - Dấu hai chấm - Loại từ: từ đơn – từ phức, từ ghép – từ láy - Từ loại: danh từ , động từ, tính từ - Cách viết tên người tên địa lí Việt Nam và nước ngoài - Các loại câu:Câu hỏi, dấu chấm hỏi. Dùng câu hỏi vào mục đích khác. Câu kể: Ai – là gì? Ai – làm gì ? Ai – thế nào ? 2. Đọc: a. Đọc thành tiếng: đọc bài có độ dài khoảng 230 chữ, biết ngắt nghỉ hơi, biết đọc diễn cảm các bài tập đọc từ tuần 10 - tuần 16 và TLCH về nội dung, ý nghĩa của bài. b. Đọc hiểu: đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ, các chi tiết, nhân vật, nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, bước đầu biết liên hệ, vận dụng vào thực tế. 3. Viết: a. Chính tả: - Nghe viết một bài chính tả dài khoảng 80 – 90 chữ trong khoảng thời gian 15 phút, biết trình bày sạch đẹp, đúng quy định. b. Tập làm văn: - Văn viết thư - Tả đồ vật | |
  2. AI. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC - Hình thức TNKQ chiếm 50%; Tự luận chiếm 50% Được chia thành 4 mức độ sau: + Mức 1: ( 20%) Nhận biết nhắc lại được kiến thức, kỹ năng đã học. + Mức 2: ( 40%) Hiểu KT, KN đã học, trình bày, giải thích được theo cách hiểu cả nhân. + Mức 3: ( 30%) Biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập và cuộc sống + Mức 4: ( 10%) Vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt. - Thời gian thi : 40 phút - Có phần kiểm tra sự phát triển phẩm chất, năng lực, KNS theo TT22. II. MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch KT, KN Số câu TN TN TN TNK và số KQ TL TH TNKQ TL TH KQ TL TH KQ TL TH Q TL TH điểm 1. Câu số 8 9 5 2 1 a. Từ Kiến Số điểm 0,5 0,5 0,5 1 0,5 thức Tiếng Câu số 6, 7 10 2 1 Việt b. Câu Số điểm 1 0,5 1 0,5 a. Đọc Câu số thành 2. tiếng Số điểm 1 2 1 1 5 Đọc b. Đọc Câu số 1, 2 3 4 4 hiểu Số điểm 1 0,5 0,5 2 Câu số 2 1 2 1 3 1 1 8 2 TỔNG Số điểm 1 1 1 0,5 2 1,5 1 0,5 0,5 1 4 1 5 a. Câu số Chính 3. tả Số điểm 1 2 2 5 Viết b. Câu số TLV Số điểm 1 2 1 1 5 Câu số TỔNG Số điểm 2 4 4 1 1 10 | |
  3. A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm ): GV kiểm tra đọc từng em. II. Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm): Thời gian: 30 phút VÌ SAO DẾ MÁI KHÔNG BIẾT GÁY? Ngày xưa, dế mái và dế trống đều gáy to và khỏe như nhau. Cứ chiều chiểu là cả họ hàng nhà dế lại rủ nhau ra bãi cỏ hóng mát và thi gáy suốt đêm. Dế phồng hai cánh bên ngoài lên, rồi ra sức cọ cánh vào nhau phát ra tiếng kêu réc réc re. Có một cô dế mái đang nuôi bầy con nhỏ. Những chú dế con còn bé tí như hạt gạo. Một hôm, trong lúc mẹ con dế đang kiếm ăn ngoài bãi cỏ, một cơn mưa lớn ập đến. Dế mẹ chỉ kịp giương cánh ra, gáy ầm lên gọi đàn con: “Mau lên! Mau lên!” Đàn con vội chui vào núp dưới cánh mẹ. Mặc cho những giọt mưa to bằng cái đầu dế liên tục rơi xuống, đàn dế con vẫn thấy ấm áp vô cùng. Mưa tạnh, dế mẹ ê ẩm hết cả đôi cánh. Tối hôm ấy, đàn dế con đòi rúc vào cánh mẹ ngủ cho ấm. Dế mẹ lại phồng cánh lên che kín hết mấy chục dế con. Khi mấy cô dế mái hàng xóm sang rủ dế mẹ đi thi gáy, dế mẹ khẽ khàng ra dấu giữ yên lặng rồi thì thào: - Nếu bây giờ tôi hát thì dế con sẽ thức mất thôi. Từ đấy, các bà mẹ dế cũng bắt chước phồng cánh lên ủ ấm cho đàn con khi chúng ngủ. Lâu dần thành thói quen. Thế là các thế hệ dế mái về sau truyền bảo nhau hãy hi sinh tiếng gáy của mình để dế con được yên giấc. (Theo Báo Nhi Đồng, số 34/2007, Lưu Thị Lương) Dựa vào nội dung bài đọc, con hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của bài. Câu1: Ngày xưa, loại dế nào biết gáy? A. Dế trống B. Dế mái C. Dế trống và dế mái | |
  4. Câu 2: Khi cơn mưa ập xuống, dế mẹ làm gì? A. Gáy ầm lên gọi đàn con B. Giương cánh ra che mưa, ủ ấm cho dế con C. Cả 2 ý trên Câu 3: Vì sao dế mẹ không đi thi gáy? A. Vì bị trúng mưa nên khản tiếng B. Vì sợ con thức giấc C. Vì không biết gáy Câu 4: Câu chuyện ca ngợi điều gì? A. Những chú dế trống có giọng gáy to và khỏe. B. Tình yêu thương to lớn của dế mẹ dành cho dế con. C. Sự hi sinh và tình yêu thương to lớn của dế mẹ dành cho dế con. Câu 5: Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 3 tính từ? A. Dế, to, khỏe B. Bé tí, mát, gáy C. Khỏe, ấm, nhỏ Câu 6: Dấu ngoặc kép (“ ”) trong bài dùng để là gì? A. Đánh dấu lời nói của nhân vật B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt C. Cả hai ý trên Câu 7: Chủ ngữ của câu “Đàn dế con vội chui vào núp dưới cánh mẹ.” là: A. Đàn dế B. Đàn dế con C. Đàn dế con vội Câu 8: Tiếng “dế” có mấy bộ phận? A. 1 bộ phận: vần B. 2 bộ phận: vần và thanh C. 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh Câu 9: Tìm, gạch chân, điền DT dưới danh từ, ĐT dưới động từ, TT dưới tính từ trong câu sau: Có một cô dế mái đang nuôi bầy con nhỏ. Câu 10: Viết một câu hỏi để khen dế mẹ. | |
  5. Thứ ngày tháng 12 năm 20 KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CUỐI HỌC KÌ I (Thời gian: 50 phút) B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả ( 5 điểm – 15 phút): GV đọc cho HS viết bài VÌ SAO DẾ MÁI KHÔNG BIẾT GÁY? Khi mấy cô dế mái hàng xóm sang rủ dế mẹ đi thi gáy, dế mẹ khẽ khàng ra dấu giữ yên lặng rồi thì thào: - Nếu bây giờ tôi hát thì dế con sẽ thức mất thôi. Từ đấy, các bà mẹ dế cũng bắt chước phồng cánh lên ủ ấm cho đàn con khi chúng ngủ. Lâu dần thành thói quen. Thế là các thế hệ dế mái về sau truyền bảo InIh.aTuậhpãlyàmhi vsăinnh(t5iếđniểgmg)áy của mình để dế con được yên giấc. Đề bài: Con hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu quý. | |
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK MÔN TIẾNG VIỆT 4 CUỐI KÌ I A. PHẦN ĐỌC I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm ) - GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. - Nội dung kiểm tra: HS đọc đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở lớp 4 từ tuần1 đến tuần 9 khoảng 95 tiếng/ phút; sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do GV nêu. - GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: + Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm). . Đọc sai 2- 4 tiếng (0,5 điểm). . Đọc sai 5 tiếng trở nên (0 điểm). + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm). . Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ cho (0,5 điểm). . Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên cho (0 điểm). + Giọng đọc có biểu cảm cho (1 điểm). . Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm cho (0,5 điểm). . Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm cho (0 điểm). + Tốc độ đạt yêu cầu ( không quá 1 phút) (1 điểm). . Đọc quá 1- 2 phút cho (0,5 điểm). . Đọc trên 2 phút cho (0 điểm). + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ra (1 điểm). . Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm). . Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm). II. Đọc hiểu ( 5 điểm ): Gợi ý đánh giá, cho điểm | |
  7. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C B C C A B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 9: Tìm danh từ ( DT), động từ ( ĐT), tính từ ( TT) trong câu sau: Có một cô dế mái đang nuôi bầy con nhỏ. DT DT ĐT DT TT | |
  8. Câu 10: Viết một câu hỏi để khen dế mẹ: - HS viết đúng về nội dung: 0,5 điểm - Trình bày câu đúng: 0,5 điểm B. PHẦN VIẾT I. Chính tả ( 5 điểm ): - Viết đúng cỡ chữ, đều nét, rõ ràng không sai lỗi chính tả, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định ) trừ 0,5 điểm. Lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn trừ 1 điểm toàn bài chính tả ( Toàn bài trừ không quá 3 điểm ) II. Tập làm văn ( 5 điểm ): Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: - Viết được một bài văn tả đồ vật theo đúng yêu cầu của đề. Bài văn có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học. (2 đ) - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. (1 đ) - Diễn đạt mạch lạc, sử dụng từ ngữ hay, câu văn giàu hình ảnh, liên kết câu hợp lí.(1đ) - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ ( 1đ) - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm từ 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3; 2,5; 2; 1,5; 1. ( Nếu bài viết mắc từ 4 lỗi chính tả trở lên, không ghi điểm giỏi ) | |