Đề kiểm tra định kì cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 theo thông tư 22 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

Đọc bài sau:
Kiến Mẹ và các con
Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy,
trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má
từng đứa con và nói:
- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều
đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.
Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ
ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm
xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được
mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :
- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian
chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.
(Theo Chuyện của mùa Hạ)
* Dưa vào nôi dung bài đọc em hay khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp
vào chỗ chấm cho phù hợp
Câu 1. Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?
A. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu.
B. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.
C. Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ.
D. Đắp chăn cho từng đứa con yêu.
Câu 2. Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ?
A. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con.
B. Lũ kiến con thức suốt đêm để chờ mẹ hôn hết lượt.
C. Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con.
D. Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ.
pdf 11 trang Mạnh Đạt 18/07/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 theo thông tư 22 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_4_theo_thon.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 theo thông tư 22 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 4 A. Ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt : Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản: Số - Hiểu nội dung của 2 1 1 4 câu 1 đoạn, bài đã đọc. - Liên hệ được các chi tiết trong bài với thực tế, Số rút ra được thông tin từ 1,5 0,5 1 3 điểm bài đọc. Kiến thức tiếng việt: Số 1 1 1 2 1 6 2 - Biết xác định CN, VN. câu - Biết xác định từ láy, từ ghép, danh từ, động từ, tính từ Số - Xác định được câu kể 1 0,5 0,5 1,5 0,5 4 điểm Ai làm gì? Hiểu tác dụng của câu kể . Đặt được câu kể Tổng số câu 2 1 2 2 2 1 10 Tổng số điểm 2,5 2,5 1,5 0,5 7 B. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra: Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn Số câu 2 1 1 4 bản Câu số 1,2 3 4 2 Kiến thức Số câu 1 1 1 2 1 6 Tiếng Việt Câu số 5 7 6 8,9 10 Tổng số câu 2 1 2 2 2 1 10
  2. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn Tiếng Việt lớp 4 (Thời gian làm bài 100 phút) Họ và tên học sinh Lớp : Kết quả kiểm tra Nhận xét Điểm đọc: Điểm viết Điểm toàn bài . I - KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM) 1/ Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) 2/ Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) (40 phút) * Đọc bài sau: Kiến Mẹ và các con Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói: - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con. Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con. Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì : - Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy! Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con. (Theo Chuyện của mùa Hạ) * Dưa vào nôi dung bài đọc em hay khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm cho phù hợp Câu 1. Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con? A. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu. B. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con. C. Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ. D. Đắp chăn cho từng đứa con yêu. Câu 2. Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ? A. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con. B. Lũ kiến con thức suốt đêm để chờ mẹ hôn hết lượt. C. Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con. D. Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ. Câu 3: Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi?
  3. A. Kiến Mẹ chỉ hôn một đứa con ở hàng đầu tiên B. Kiến Mẹ bảo các con hôn nhau thay mẹ C. Kiến Mẹ chỉ hôn đứa con nằm ở hàng đầu tiên, đứa con đầu tiên hôn đứa kế tiếp và nói là nụ hôn của mẹ gửi. D. Kiến mẹ không phải hôn các con mỗi ngày để được nghỉ ngơi Câu 4: Qua bài đọc trên, em hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về mẹ mình. Câu 5: Tìm 3 từ láy, 3 từ ghép trong đoạn văn: “Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì:“ Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!’’ Ba từ ghép đó là: . Ba từ láy đó là: . Câu 6. Tìm và ghi lại một câu kể Ai làm gì ?có trong bài văn trên Câu 7:Câu: “Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con.” được dùng làm gì ? A. Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. B. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn. C. Dùng để hỏi những điều chưa biết Câu 8: Chủ ngữ trong câu “Tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.” là những từ ngữ: A. Tất cả lũ kiến con đều lên giường B. Lũ kiến con C. Tất cả lũ kiến con Câu 9: Nối từ ở A với từ ở B cho thích hợp: A B Cú Mèo danh từ thời gian động từ xinh xắn tính từ nghỉ ngơi danh từ riêng
  4. Câu 10: hãy đặt một câu kể nêu nhận xét của em về Kiến Mẹ hoặc bác Cú Mèo. II/ KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm) 1. Chính tả : (2 điểm)
  5. 2.Tập làm văn : (8 điểm) Đề bài : Tuổi thơ em gắn liền với nhiều đồ vật gần gũi, thân quen như chiếc cặp sách ngày ngày theo em đến trường, chú gấu bông xinh xắn hay chiếc ô tô đồ chơi nhỏ bé Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất và nói lên tình cảm của em với đồ vật đó.
  6. KTĐK CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn Tiếng Việt lớp 4 Chính tả - Lớp 4 Ông Trạng thả diều Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
  7. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIỀNG Cuối học kì 1- Năm học 2022-2023 I/ Đọc thành tiếng (3điểm): A. HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của những bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn em vừa đọc. Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng các đoạn sau và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu (phù hợp vơi nội dung đoạn vừa đọc): 1. Bài "Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi" - Tài liệu hướng dẫn học tập1/Tr. 24 ( Từ đầu đến diễn thuyết) - Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào? 2. Bài " Người tìm đường lên các vì sao " Tài liệu học Tâp1/Tr. 41 ( Từ đầu đến tiết kiệm thôi) - Xi – ôn – cốp – xki mơ ước điều gì? 3. Bài " Cánh diều tuổi thơ " Tài liệu học Tập 1/Tr. 78 ( Từ đầu đến vì sao sớm) - Tác giả đã chọn những chi tiết nào để miêu tả cánh diều ? 4. Bài " Rất nhiều mặt trăng " Tài liệu học Tập1/Tr. 111 ( Từ đầu đến nhà vua) - Vì sao họ cho rằng đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được ? 5. Bài: Văn hay chữ tốt (Đọc từ đầu đến sao cho đẹp) - Vì sao Cao Bá Quát hay bị điểm kém? 6. Bài: Chú đất nung – (Đọc từ đầu Chú sợ lùi lại) - Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? 7 . Bài: Kéo co (Đọc từ đầu đến của người xem hội) - Cách chơi kéo co của làng Hữu Chấp như thế nào? HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC . Môn Tiếng Việt lớp 4
  8. A. Điểm tra đọc 1/ Đọc thành tiếng: 3 điểm 2. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm Câu 1: ( 0,5 điểm) Ý b. Câu 2: ( 0,5 điểm) Ý a . Câu 3 : ( 0,5 điểm) Ý c: Câu 4: ( 1 điểm) Ví dụ: Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ luôn yêu thương em và chăm lo cho gia đình .hoặc: Mẹ em luôn yêu thương và chăm sóc em chu đáo. rất yêu quý và biết ơn mẹ ( Mẹ em là người mẹ tuyệt vời nhất) Câu 5: ( 1 điểm -Từ láy: vất vả, nghỉ ngơi, thầm thì. - Từ ghép: Ví dụ: Kiến Mẹ, Cú Mèo, thời gian, đầu tiên Câu 6: (0,5 điểm) Ví dụ: Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên Câu 7: (0,5 điểm) Ý a Câu 8: (1điểm) ý a. Câu 9: (1 điểm).Nối đúng 2 đến 3 từ được 0.5 điểm; Nối đúng 4 từ được A B Cú Mèo danh từ thời gian động từ xinh xắn tính từ nghỉ ngơi danh từ riêng Câu 10 ( 0,5 điểm) Ví dụ: Kiến Mẹ thật giàu tình yêu thương. Bác Cú Mèo rất thông minh. B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm). I/ Chính tả: 2 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, sạch đẹp (1 điểm) - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm II/ Tập làm văn: 8 điểm
  9. * Yêu cầu chung : . Thể loại và bố cục: Viết đúng thể loại văn tả đồ vật, có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài với nội dung từng phần phù hợp. Độ dài bài viết khoảng 15 câu trở lên. * Biểu điểm cụ thể 1. Mở bài : (1 điểm) Giới thiệu được đồ vật mà em yêu thích là gì?Ai mua? Vào dịp nào? ( đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng trong nhà ) 2. Thân bài (4 điểm) + Nội dung : ( 1,5 điểm) đảm bảo trình tự miêu tả một đồ vật, biết tả bao quát đồ vật, tả hình dáng, tả từng bộ phận, nêu ích lợi, của đồ vật lồng cảm xúc của bản thân + Kĩ năng ( 1,5 điểm). Viết câu văn đúng ngữ pháp, có hình ảnh nhân hóa, so sánh, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh , diễn đạt rõ nghĩa. + Cảm xúc : (1 điểm) Bộc lộ được tình cảm của đối với đồ vật định tả 3. Kết bài (1 điểm) Nêu cảm nghĩ với đồ vật được tả.( liên hệ bảo quản, giữ gìn ) 4. Chữ viết, chính tả . (0.5 điểm) 5. Dùng từ, đặt câu. (0.5 điểm) 6. Sáng tạo. (1 điểm) *Thang điểm: - Điểm 7 - 8 : Bài làm đạt trọn vẹn cả yêu cầu, nội dung trên. - Điểm 4 – 6,75: Đạt cả 5 yêu cầu nhưng giọng văn thiếu hấp dẫn hoặc đạt được các yêu cầu 1,2,3,5 nhưng cách viết đơn điệu, không làm nổi bật các hình ảnh tiêu biểu được tả, sai từ 5 đến 8 lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1,5 - 3,75: Căn cứ và yêu cầu thang điểm đã cho để vận dụng khi chấm cụ thể từng bài làm của học sinh. - Điểm 1: Lạc đề . Lưu ý : - Điểm số mỗi bài kiểm tra đọc, viết không cho điểm lẻ. - Điểm môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của 2 phần : Đọc và viết. - Làm tròn số : Từ 0,5 điểm làm tròn thành 1 điểm.