Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

II – ĐỌC THÀNH TIẾNG : (Thời gian 1 phút)
 †Học sinh sử dụng tài liệu các bài đọc giáo viên cung cấp để đọc.
 Giáo viên ghi tên bài vào phiếu đưa cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn
(khoảng 80 - 85 tiếng/ phút/ học sinh) trong các bài dưới đây:
Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu
Học sinh đọc tựa bài và đoạn từ “ Vào năm... ở Côn Đảo. ”
Hương làng
Học sinh đọc tựa bài và đoạn từ “ Làng tôi.…tí tẹo.”
Bánh khúc
Học sinh đọc tựa bài và đoạn từ “ Vào những ngày... giã nhuyễn.”
Mái rìu
Học sinh đọc tựa bài và đoạn từ “ Ngày xửa ngày xưa... đốn gỗ.”
Rừng Phương Nam
Học sinh đọc tựa bài và đoạn từ “ Gió bắt đầu... khắp rừng.”
 Giáo viên nêu 1 đến 2 câu hỏi để học sinh trả lời trong nội dung đoạn đã đọc.

Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm
1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): ……/1đ
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, diễn cảm: ……/1đ
3. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: ……/1đ
Cộng ……/3đ

1/ - Đọc sai từ 6 đến 8 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 9 tiếng trở lên : trừ 1 điểm .
- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 đến 8 chỗ : trừ 0,5 điểm.
- Đọc ngắt nghỉ hơi không đúng từ 9 chỗ trở lên : trừ 1 điểm.
2/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ trên 1 phút : trừ 0,5 điểm.
- Đọc thiếu diễn cảm: trừ 0.5 điểm.
3/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : trừ 0,5 điểm.
- Trả lời sai hoặc không trả lời được : trừ 1 điểm.
doc 6 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 1960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. SỐ KTĐK – CUỐI HỌC KÌ I ( 2023 – 2024) HỌ TÊN : . THỨ TỰ MÔN TIẾNG VIỆT (học sinh HỌC SINH LỚP : ghi) ĐỌC THÀNH TIẾNG – LỚP 4 TRƯỜNG TH: . Ngày kiểm tra: tháng năm . GIÁO VIÊN COI KT 2 Điểm GIÁO VIÊN COI KT 1 (Ghi bằng số và chữ) GV CHÁM KT 1 GV CHÁM KT 2 Lời nhận xét . . II – ĐỌC THÀNH TIẾNG : (Thời gian 1 phút) ❖†Học sinh sử dụng tài liệu các bài đọc giáo viên cung cấp để đọc. ❖ Giáo viên ghi tên bài vào phiếu đưa cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn (khoảng 80 - 85 tiếng/ phút/ học sinh) trong các bài dưới đây: Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu Học sinh đọc tựa bài và đoạn từ “ Vào năm ở Côn Đảo. ” Hương làng Học sinh đọc tựa bài và đoạn từ “ Làng tôi. tí tẹo.” Bánh khúc Học sinh đọc tựa bài và đoạn từ “ Vào những ngày giã nhuyễn.” Mái rìu Học sinh đọc tựa bài và đoạn từ “ Ngày xửa ngày xưa đốn gỗ.” Rừng Phương Nam Học sinh đọc tựa bài và đoạn từ “ Gió bắt đầu khắp rừng.” ❖ Giáo viên nêu 1 đến 2 câu hỏi để học sinh trả lời trong nội dung đoạn đã đọc. Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm 1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, đúng tiếng, từ (không /1đ đọc sai quá 5 tiếng): 2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, diễn cảm: /1đ 3. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: /1đ Cộng /3đ 1/ - Đọc sai từ 6 đến 8 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 9 tiếng trở lên : trừ 1 điểm . - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 đến 8 chỗ : trừ 0,5 điểm. - Đọc ngắt nghỉ hơi không đúng từ 9 chỗ trở lên : trừ 1 điểm. 2/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ trên 1 phút : trừ 0,5 điểm. - Đọc thiếu diễn cảm: trừ 0.5 điểm. 3/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : trừ 0,5 điểm. - Trả lời sai hoặc không trả lời được : trừ 1 điểm.
  2. SỐ KTĐK – CUỐI HỌC KÌ I ( 2023 – 2024) HỌ TÊN : . THỨ TỰ MÔN TIẾNG VIỆT (học sinh HỌC SINH LỚP : ghi) ĐỌC HIỂU – LỚP 4 TRƯỜNG TH: . Ngày kiểm tra: tháng năm GIÁO VIÊN COI KT 2 Điểm GIÁO VIÊN COI KT 1 (Ghi bằng số và chữ) GV CHÁM KT 1 GV CHÁM KT 2 Lời nhận xét . . Bài đọc thầm : Helen Keller – tấm gương giàu nghị lực Hellen Keller được sinh tại Mỹ và là một đứa bé vô cùng khỏe mạnh cũng như là niềm tự hạnh phúc của gia đình. Dù gia đình đã gặp nhiều khó khăn và mất nhiều của cải vào thời Nội chiến nhưng họ vẫn luôn sống lạc quan và vui vẻ, cho đến khi bất hạnh ập đến với bé Helen. Bước sang tháng thứ 20, Helen Keller bị mắc một chứng bệnh viêm màng não. Mặc dù thoát chết nhưng di chứng của nó lại quá nghiêm trọng, Helen đã hoàn toàn mất đi khả năng nghe và nhìn. Và từ đó Helen trở nên hung hăng, khó kiểm soát trong suốt những ngày ấu thơ. Một cơ duyên lại xảy đến, làm thay đổi cả cuộc đời cô bé. Đó là khi Hellen gặp cô giáo Anne. Hiểu được nỗi khổ sở mà cô học trò của mình phải trải qua. Bằng sự thấu hiểu và tình thương, cô giáo này đã giúp đỡ Helen tìm lại ánh sáng từ trong chính tâm hồn mình. Ở tuổi thiếu niên, Helen đã sớm hạ quyết tâm bước chân vào cánh cổng đại học. Sau này cái tên Helen Keller được biết đến với tư cách người khiếm thính và khiếm thị đầu tiên có được tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật của trường Đại học Radcliffe. SƯU TẦM (7 điểm) I – ĐỌC HIỂU : (Thời gian 30 phút) Học sinh đọc thầm bài “ Helen Keller – tấm gương giàu nghị lực” rồi trả lời các câu hỏi. Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trước ý trả lời đúng nhất.( câu 1 đến câu 4) / 0,5 đ Câu 1: Helen Keller sinh ở đâu? A. Canada. C. Chile. B. Mỹ. D. Peru. / 0,5 đ Câu 2: Sau khi bị bệnh, Helen đã mất đi khả năng gì? A. Nghe và nhìn. C. Nghe và đọc. B. Nghe và nói. D. Nghe và viết.
  3. / 0,5 đ Câu 3: Điều gì đã làm thay đổi cuộc đời Helen? A. Mắt nhìn sáng trở lại. B. Có thể nghe trở lại. C. Gặp được cô giáo Anne. D. Được tiêm vắc-xin chữa bệnh. / 0,5 đ Câu 4: Helen Keller đạt được tấm bằng Cử nhân chuyên ngành gì? A. Vật lý. C. Nghệ thuật. B. Hóa học. D. Y học. / 1 đ Câu 5: Qua câu chuyện trên, em cần học hỏi ở bà điều gì? / 1 đ Câu 6: Đặt 1 câu sử dụng hình ảnh nhân hóa có động từ. / 1 đ Câu 7: Tìm 1 danh từ và 1 danh từ riêng có trong bài đọc trên: Danh từ : Danh từ riêng:
  4. SỐ KTĐK – CUỐI HỌC KÌ I ( 2023 – 2024) HỌ TÊN : . THỨ TỰ MÔN TIẾNG VIỆT (học sinh HỌC SINH LỚP : ghi) VIẾT SÁNG TẠO – LỚP 4 TRƯỜNG TH: . Ngày kiểm tra: tháng . năm GIÁO VIÊN COI KT 2 Điểm GIÁO VIÊN COI KT 1 (Ghi bằng số và chữ) GV CHÁM KT 1 GV CHÁM KT 2 Lời nhận xét . . / 10đ VIẾT SÁNG TẠO: Thời gian 40 phút Đề bài : Em hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc của em với gia đình, bạn bè hoặc thầy cô giáo. Bài làm
  5. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM môn Tiếng Việt CHK1 2023 - 2024  A. BÀI ĐỌC – HIỂU Helen Keller – tấm gương giàu nghị lực (Chủ điểm: Những người tài trí) I. Đọc hiểu và khoanh tròn vào chữ cái ( A, B, C, D ) trước ý trả lời đúng nhất: Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B ( 1 đ ) 5 Em học được ở bà sự quyết tâm, nỗ lực, vượt mọi khó khăn, thử thách (1đ) HS có thể diễn đạt theo cách khác phù hợp với nội dung yêu cầu 2 A ( 1 đ ) 6 Đặt 1 câu sử dụng hình ảnh nhân hóa có động từ.(1đ) Vd: Bạn Voi đang học bài. Ông Mặt trời đang ngủ. (không viết hoa đầu dòng và không đặt dấu chấm cuối câu mất 0.5 điểm) 3 C ( 1 đ ) 7 Tìm đúng mỗi từ được 0.5đ Danh từ: gia đình, đứa bé, tháng thứ 20, . (0.5đ) Danh từ riêng: Helen Keller, Mỹ, Radcliffe, Anne (0.5đ) 4 C ( 1 đ ) B. KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm) Viết sáng tạo (10đ) Bài văn cần thể hiện các yêu cầu sau: 1/Về thể loại : Kể chuyện 2/Về nội dung : Em hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc của em với gia đình, bạn bè hoặc thầy cô giáo. 3/Về cấu tạo: thể hiện đủ 3 phần của một bài văn (mở bài, thân bài, kết bài) Biểu điểm: (9đ – 10đ) Thực hiện tốt các yêu cầu trên. Các lỗi chung từ 2-3 lỗi. (7đ – 8đ) Thực hiện đủ các yêu cầu như loại giỏi, nhưng ở mức thấp hơn một chút. Các lỗi chung từ 4-5 lỗi. (5đ – 6đ) Các yêu cầu đều đạt ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ, đơn điệu; các ý thiếu liên kết chặt chẽ. Bố cục đủ 3 phần nhưng chưa cân đối, thiếu cảm xúc khi kể chuyện. Các lỗi chung từ 6-7 lỗi. (3 – 4đ) Chưa đúng yêu cầu về thể loại, các ý văn rời rạc. Diễn đạt khó hiểu, lủng củng. Các lỗi chung từ 8-9 lỗi. (1 – 2đ) Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang. HS viết sai từ 5 – 8 lỗi trừ chung toàn bài 1đ.