Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. (Đối với câu 2, 3, 4, 8 và 9)
Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào :
Buổi chiều, Dũng đứng trước cửa chờ bố về đã chứng kiến sự việc gì ?
A. Một bác chở củi lao xe đạp xuống ổ gà.
B. Một chú công an giao thông đang làm việc trên đường.
C. Một bà mẹ chở em bé bị xóc ổ gà làm em bé suýt ngã.
D. Một đội công nhân đang lấp cái ổ gà.

Câu 2. Bác chở củi và chiếc xe đèo em bé đều suýt ngã vì lí do gì?
A. Vì xe bị hỏng giữa đường. B. Vì xe chở nặng, khó điều khiển.
C. Vì xe gặp phải ổ gà trên đường. D. Vì phải tránh bọn trẻ con.

Câu 3. Sau khi Dũng kể với bố về chuyện cái ổ gà, bố và Dũng đã làm gì?
A. Lấy cái xô và cái xẻng nhỏ để đi lấp ổ gà. B. Nhờ người khác đến lấp ổ gà.
B. Ra ngoài đường xem có ai lấp ổ gà chưa. D. Ra xem mọi người lấp ổ gà.
docx 3 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_phan.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp

  1. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN TIẾNG VIỆT 4 – ĐỌC HIỂU THỜI GIAN 30 PHÚT HỌC SINH LỚP: GT1: GT2: Điểm Giám khảo nhận xét bài làm của học sinh . GK1: . GK2: . Bài đọc hiểu: CÁI Ổ GÀ Chiều nay, Dũng đứng trước cửa chờ bố về, nhìn xe cộ và mọi người qua đường. Một bác chở bó củi sau xe đạp, định tránh ổ gà thì gặp chiếc xe khác ở phía trước xô tới. Bác luống cuống lao xe xuống ổ gà. Bó củi bị xóc mạnh, đứt dây, rơi vung vãi. Bác vội xuống xe, lúng túng nhặt từng que củi. Bọn trẻ con cứ đứng nhìn và cười. Lát sau, một chiếc xe khác đèo em bé lại gặp phải ổ gà. Xe xóc mạnh, bà mẹ loạng choạng tay lái làm em bé suýt ngã. Bố về. Dũng kể cho bố nghe hết chuyện này đến chuyện khác, cuối cùng là chuyện cái ổ gà. Chưa kể hết, bố đã hỏi ngay: - Thế con cứ đứng xem à? Sao con không lấp nó đi? Dũng đớ người, có thế mà cũng không nghĩ ra. Dũng ấp úng: - Con quên mất! Dũng vội đi lấy cái xô và cái xẻng nhỏ. Hai bố con ra đến đường thì cái ổ gà tai ác đã được lấp phẳng. Chắc một bạn nào đó đã kể cho bố bạn ấy nghe trước Dũng. Dũng thấy tiếc quá. (Theo Hoàng Anh Đường) (Bộ đề ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt 4 – tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Học sinh đọc thầm bài “Cái ổ gà” và làm các bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. (Đối với câu 2, 3, 4, 8 và 9) /0.5đ Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào : Buổi chiều, Dũng đứng trước cửa chờ bố về đã chứng kiến sự việc gì ? A. Một bác chở củi lao xe đạp xuống ổ gà. B. Một chú công an giao thông đang làm việc trên đường. C. Một bà mẹ chở em bé bị xóc ổ gà làm em bé suýt ngã. D. Một đội công nhân đang lấp cái ổ gà. /0.5đ Câu 2. Bác chở củi và chiếc xe đèo em bé đều suýt ngã vì lí do gì? A. Vì xe bị hỏng giữa đường. B. Vì xe chở nặng, khó điều khiển. C. Vì xe gặp phải ổ gà trên đường. D. Vì phải tránh bọn trẻ con. /0.5đ Câu 3. Sau khi Dũng kể với bố về chuyện cái ổ gà, bố và Dũng đã làm gì? A. Lấy cái xô và cái xẻng nhỏ để đi lấp ổ gà. B. Nhờ người khác đến lấp ổ gà. B. Ra ngoài đường xem có ai lấp ổ gà chưa. D. Ra xem mọi người lấp ổ gà.
  2. /0.5đ Câu 4. Vì sao Dũng thấy tiếc quá? A. Vì Dũng không tìm thấy xô và xẻng. B. Vì có ai đó đã lấp cái ổ gà trước bố và Dũng. C. Vì bố không cho Dũng lấp cái ổ gà. D. Vì trên đường không còn cái ổ gà nào. /1đ Câu 5. Em hãy nêu các chi tiết cho thấy “cái ổ gà” là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. /1đ Câu 6. Nếu là Dũng trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì khi thấy cái ổ gà trên đường? /1đ Câu 7. Qua bài đọc “ Cái ổ gà” em rút ra được bài học ý nghĩa gì trong cuộc sống cộng đồng ? /0.5đ Câu 8. Dòng có các động từ là : A. đứng, chờ, nhìn, chở, cười, kể B. Bố, bác, bà mẹ, em bé, bọn trẻ C. Mạnh, tai ác, phẳng, tiếc D. Bó củi, xe cộ, cái xô, cái xẻng, /0.5đ Câu 9. Nội dung bài đọc “Cái ổ gà” thuộc chủ điểm A. Đoàn kết. B. Nhân hậu C. Tài trí D. Ước mơ /1đ Câu 10. Em hãy viết và nêu ý nghĩa một câu thành ngữ hoặc tục ngữ phù hợp nội dung trong bài “Cái ổ gà” /1đ Câu 11. Em hãy đặt câu có sử dụng thành ngữ, tục ngữ vừa tìm ở câu 10.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 – 2024 Môn: Tiếng Việt (Đọc hiểu) – Lớp 4.3 Đọc hiểu (8đ) Câu 4. HS trả lời đúng 4 đáp án đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: A – Đ; B – S; C – Đ; D – S Câu 2. HS khoanh đúng đáp án C. - đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: C. Vì xe gặp phải ổ gà trên đường. Câu 3. HS khoanh đúng đáp án A.- đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: A. Lấy cái xô và cái xẻng nhỏ để đi lấp ổ gà. Câu 4. HS khoanh đúng đáp án B.- đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. .Đáp án: B. Vì có ai đó đã lấp cái ổ gà trước bố và Dũng. Câu 5. HS trả lời theo suy nghĩ riêng nếu nội dung phù hợp – đạt 1đ. Đáp án: HS nêu được các chi tiết : Bác chở củi lao xe xuống ổ gà. Bà mẹ đèo em bé lại gặp phải ổ gà, xe xóc mạnh, loạng choạng tay lái làm em bé suýt ngã. Câu 6. HS trả lời theo suy nghĩ riêng nếu nội dung phù hợp – đạt 1đ. Ví dụ : Em sẽ lấp cái ổ gà đó ngay. Em báo cho người lớn nhờ họ lấp cái ổ gà. Câu 7. HS trả lời theo suy nghĩ riêng nếu nội dung phù hợp – đạt 1đ. Ví dụ : Em phải biết quan tâm, đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. Em phải ý thức biết giữ gìn của công, chia sẻ công việc chung. Em phải ý thức sống “ Mình vì mọi người” Câu 8. HS khoanh đúng đáp án A. - đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: A. đứng, chờ, nhìn, chở, cười, kể Câu 9. HS khoanh đúng đáp án B. - đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: B. Nhân hậu. Câu 10. HS nêu đúng câu thành ngữ, tục ngữ phù hợp nội dung đạt 0.5đ; giải thích được ý nghĩa câu thành ngữ đạt 0.5đ. Ví dụ: Thương người như thể thương thân Khuyên em yêu thương người ta như yêu thương chính mình. Câu 11. HS đặt được câu có sử dụng thành ngữ, tục ngữ vừa tìm ở câu 10, nội dung phù hợp – đạt 1đ Ví dụ: Mẹ dạy em phải biết “thương người như thể thương thân”.