Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Doi Lầu (Có đáp án)




Những vết đinh

Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo:
- Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi.
(Theo Mai Văn Khôi)

(Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 15 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh)

Học sinh trả lời hỏi sau đây:
Câu hỏi: Vì sao cha của muốn cậu bé phải đóng những cái đinh lên hàng rào?
doc 17 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 1720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Doi Lầu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_phan.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Doi Lầu (Có đáp án)

  1. Thứ , ngày tháng năm 2023 Trường Tiểu học Doi Lầu KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I STT Giám thị 1: Lớp: 4 . NĂM HỌC: 2023 - 2024 Họ và tên: Môn: Đọc tiếng Giám thị 2: Thời gian: phút Điểm Nhận xét của giám khảo Giám khảo 1: - Đọc: - TLCH: Giám khảo 2: ĐỀ 1 Học sinh đọc thành tiếng 70 - 80 tiếng/1 phút. Những vết đinh Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo: - Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. (Theo Mai Văn Khôi) (Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 15 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh) Học sinh trả lời hỏi sau đây: Câu hỏi: Vì sao cha của muốn cậu bé phải đóng những cái đinh lên hàng rào?
  2. Thứ , ngày tháng năm 2023 Trường Tiểu học Doi Lầu KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I STT Giám thị 1: Lớp: 4 . NĂM HỌC: 2023 - 2024 Họ và tên: . Môn: Đọc tiếng Giám thị 2: Thời gian: phút Điểm Nhận xét của giám khảo Giám khảo 1: - Đọc: - TLCH: Giám khảo 2: ĐỀ 2 Học sinh đọc thành tiếng 70 - 80 tiếng/1 phút. Một người chính trực Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. (Theo Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng) (Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 15 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh) Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Ông Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực của mình như thế nào?
  3. Thứ , ngày tháng năm 2023 Trường Tiểu học Doi Lầu KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I STT Giám thị 1: Lớp: 4 . NĂM HỌC: 2023 - 2024 Họ và tên: Môn: Đọc tiếng Giám thị 2: Thời gian: phút Điểm Nhận xét của giám khảo Giám khảo 1: - Đọc: - TLCH: Giám khảo 2: ĐỀ 3 Học sinh đọc thành tiếng 70 - 80 tiếng/1 phút. Anh em sinh đôi Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Hồi nhỏ, thấy mọi người không nhận ra ai là anh, ai là em, Long khoái chí lắm. Nhưng dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa. Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết.”. Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc. Còn anh cậu chẳng bận tâm đến chuyện đó. (Theo Châu Khuê) (Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 17 – Tác giả Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Vì sao Long không muốn giống anh của mình?
  4. Thứ , ngày tháng năm 2023 Trường Tiểu học Doi Lầu KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I STT Giám thị 1: Lớp: 4 . NĂM HỌC: 2023 - 2024 Họ và tên: Môn: Đọc tiếng Giám thị 2: Thời gian: phút Điểm Nhận xét của giám khảo - Đọc: Giám khảo 1: - TLCH: Giám khảo 2: ĐỀ 4 Học sinh đọc thành tiếng 70 - 80 tiếng/1 phút. Đò ngang Trời chưa sáng, bên kia sông đã vang lên tiếng gọi: "Ơ đò ” Đò ngang tỉnh giấc, vội vã quay lái sang sông đón khách. Ngày nào cũng vậy, bất kể sớm khuya, đò ngang chăm chỉ lo việc đưa đò giữa hai bờ sông. Đôi lúc, đò ngang nhìn thấy anh thuyền mành đi qua. Thuyền mành vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa. (Theo Võ Quãng) (Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 35 – Tác giả Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Chiếc thuyền mành hiện ra trong cảm nhận của đò ngang như thế nào ?
  5. Thứ , ngày tháng năm 2023 Trường Tiểu học Doi Lầu KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I STT Giám thị 1: Lớp: 4 . NĂM HỌC: 2023 - 2024 Họ và tên: Môn: Đọc tiếng Giám thị 2: Thời gian: phút Điểm Nhận xét của giám khảo Giám khảo 1: - Đọc: - TLCH: Giám khảo 2: ĐỀ 5 Học sinh đọc thành tiếng 70 - 80 tiếng/1 phút. Cái răng khểnh Tôi có một cái răng khểnh. Thỉnh thoảng, tụi bạn lại trêu tôi. Có bạn còn nói: “Đó là vì cậu không chịu đánh răng. Người siêng đánh răng, răng sẽ mòn đều”. Từ đó, tôi ít khi cười. Một hôm, bố tôi hỏi: – Sao dạo này bố ít thấy con cười? Tôi nói: - Tại sao con phải cười hả bố? – Đơn giản thôi. Khi cười khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt người ta đẹp nhất là nụ cười. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần) (Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 10 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh) Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Vi sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?
  6. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023 - 2024 PHIẾU BỐC THĂM KHỐI 4 I/ ĐỌC THÀNH TẾNG: ( /2 điểm) * Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc một trong các bài đọc sau và trả lời câu hỏi: Đề 1: Những vết đinh -Theo Mai Văn Khôi - Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 15 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh * Học sinh trả lời hỏi sau đây: Câu hỏi: Vì sao cha của muốn cậu bé phải đóng những cái đinh lên hàng rào? . Đề 2: Một người chính trực – Theo Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng - Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 15 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh) * Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Ông Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực của mình như thế nào? Đề 3: Anh em sinh đôi – Theo Châu Khuê - Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 17 – Tác giả Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. * Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Vì sao Long không muốn giống anh của mình? Đề 4: Đò ngang - Theo Võ Quãng - Trích từ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 35 – Tác giả Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. * Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Chiếc thuyền mành hiện ra trong cảm nhận của đò ngang như thế nào ? Đề 5: Cái răng khểnh - Theo Nguyễn Ngọc Thuần - Trích từ sách Cánh Diều Tiếng Việt 4 tập 1 - trang 10 – Tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh. * Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Vi sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN KTĐK. CHKI – NH: 2023-2024 Môn: Đọc tiếng – Lớp: 4. Hướng dẫn chấm Điểm Điểm trừ Điểm đạt - Đọc sai năm tiếng trở lên trừ - Đọc đúng tiếng, đúng từ, đọc 0.5 điểm /0.5điểm 0.5 điểm. rõ ràng. - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng quy - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 0.5 điểm /0.5điểm định. năm dấu trở lên trừ 0,5 điềm, - Đọc quá nhanh, quá chậm trừ, - Đọc đúng thời gian qui định, 0.5 điểm /0.5điểm đọc nhỏ trừ 0,5đ cường độ đọc vừa phải. - Căn cứ vào nội dung yêu cầu của - Trả lời đúng nội dung câu hỏi 0.5 điểm /0.5điểm HS giáo viên trừ điểm. trong đoạn đọc. Tổng 2 điểm /2điểm Đề 1: Những vết đinh * Học sinh trả lời hỏi sau đây: Câu hỏi: Vì sao cha của muốn cậu bé phải đóng những cái đinh lên hàng rào? - Vì cha của cậu bé muốn dạy cách kiềm chế tính cáu kỉnh của cậu bé bằng cách đóng những cái đinh lên hàng rào. Đề 2: Một người chính trực * Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Ông Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực của mình như thế nào? - Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông như sau: Dù được Chiêu Linh thái hậu đút lót nhiều vàng bạc, nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua.
  8. Đề 3: Anh em sinh đôi * Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Vì sao Long không muốn giống anh của mình? - Vì Long không muốn bạn bè gọi nhầm và Long muốn khẳng định được vẻ riêng của mình. Đề 4: Đò ngang * Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Chiếc thuyền mành hiện ra trong cảm nhận của đò ngang như thế nào ? - Thuyền mành vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa. Chắc ở những nơi đó có biết bao cái mới lạ để thuyền mành học hỏi, giúp anh ấy lớn lên. Đề 5: Cái răng khểnh * Học sinh trả lời câu hỏi sau đây: Câu hỏi: Vi sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh? - Vì bạn nhỏ thường bị bạn bè trêu là không chịu đánh răng nên mới có răng khểnh * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời tự nhiên theo sự hiểu biết chứ không nhất thiết giống như nội dung trong bài đọc.
  9. Trường Tiểu học Doi Lầu KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 Môn: Đọc hiểu – Lớp 4 Anh trai Nhân dịp Giáng sinh, Pôn được anh trai tặng một chiếc ô tô. Một ngày trước lễ Giáng Sinh, Pôn vừa ra khỏi văn phòng thì thấy một cậu bé đang đi vòng quanh chiếc xe với vẻ mặt rất ngưỡng mộ. - Đây là xe anh à ? – Cậu bé hỏi. Pôn gật đầu. - Anh trai của anh tặng nhân dịp lễ Giáng sinh đấy. Cậu bé kinh ngạc : Thế nghĩa là anh trai cho anh chiếc xe này và anh không phải trả một đồng nào? Giá mà em được người anh như vậy. Pôn ngạc nhiên nhìn cậu bé và trong phút bốc đồng, anh nói: - Cậu có muốn đi chơi trên chiếc xe của anh không? - Ồ em rất sẵn sàng. - Sau một lúc đi lòng vòng, cậu bé nhìn Pôn với ánh mắt dịu dàng đầy sáng ngời: - Anh ơi, nhà em gần đây thôi, anh có thể lái xe thẳng đến nhà em được không? Pôn mỉn cười. Anh nghĩ cậu bé muốn cho những người hàng xóm thấy cậu về nhà trên một chiếc ô tô sang trọng. - Anh đỗ ở bậc thang này chờ em một lát nhé! Cậu bé đề nghị. Cậu chạy lên cầu thang. Lát sau Pôn nghe tiếng cậu quay trở lại nhưng không vội vàng như trước. Cậu từ tốn bế theo một đứa em trai tàn tật, nhẹ nhàng đặt em ngồi trên những bậc thang, quàng tay âu yếm qua vai em và chỉ vào chiếc xe ôn tồn nói: - Đấy! giống như anh vừa nói với em. Anh trai anh ấy tặng anh ấy nhân dịp Giáng sinh và anh ấy không phải trả một đồng nào. Một ngày nào đó, anh cũng sẽ tặng em một chiếc xe như thế, Pôn bước ra khỏi xe và bế cậu bé tàn tật lên xe. Người anh với đôi mắt ngời sáng cũng leo lên xe và cả ba bắt đầu một chuyến đi chơi Giáng sinh thật đáng nhớ. Nô -en năm đó, Pôn mới thật sự hiểu: Khi đem hạnh phúc đến cho người khác, ta sẽ là người hạnh phúc hơn cả. (Theo truyện khuyết danh) (Sách bộ đề ôn tập – kiểm tra đánh giá năng lực môn Tiếng Việt lớp 4, trang 50 – Lê Phương Nga - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. )
  10. Thứ ngày tháng năm 2023 Trường Tiểu học Doi Lầu KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I STT Giám thị 1: Lớp: 4 . NĂM HỌC: 2023 - 2024 Họ và tên: . Môn: Đọc hiểu Giám thị 2: Thời gian: 30 phút Điểm Nhận xét của giám khảo Giám khảo 1: Giám khảo 2: . /5đ II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP Đọc thầm bài “Anh trai” rồi làm các bài tập sau: * Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Ở câu 1,2) /0.5đ Câu 1: Cậu bé ước điều gì khi biết Pôn được anh trai tặng chiếc ô tô? a. ước được một chiếc ô tô như Pôn. b. ước một người anh như anh trai của Pôn. c. ước Pôn là anh trai của mình. d. ước mình là em của Pôn. /0.5đ Câu 2: Vì sao Pôn nghĩ đó là chuyến đi chơi Giáng sinh đáng nhớ nhất? a. Vì chuyến đi chơi đầu tiên khi Pôn được anh trai tặng xe mới. b. Vì mọi thứ trong dịp Giáng sinh đều đẹp và tuyệt vời. c. Vì trong cuộc đi chơi Giáng sinh ấy mọi người đều hạnh phúc. d. Vì Giáng sinh năm đó Pôn được cùng anh trai đi chơi. /0.5đ Câu 3: Em hãy nêu nội dung bài của câu chuyện “ Anh trai” ? /0.5đ Câu 4: Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với anh chị hoặc em của mình? Đúng ghi chữ (Đ), sai ghi chữ (S) vào ô vuông trước mỗi câu trả lời (bài 5, 6) /0.5đ Câu 5: Trong đoạn văn “Lát sau Pôn nghe tiếng cậu quay trở lại nhưng không vội vàng như trước. Cậu từ tốn bế theo một đứa em trai tàn tật, nhẹ nhàng đặt em ngồi trên những bậc thang, quàng tay âu yếm qua vai em và chỉ vào chiếc xe ôn tồn nói:” Dòng nào dưới đây có các từ trái nghĩa với từ “vội vàng”: a. từ tốn, nhẹ nhàng, lật đật b. ôn tồn, nhẹ nhàng, từ tốn. c. nhẹ nhàng, hối hả, vội vã d. nhanh nhẹn, từ tốn, âu yếm
  11. Câu 6: Trong câu văn “Pôn bước đi ra khỏi xe và bế cậu bé tàn tật lên xe.” Từ /0.5đ “bước đi” và từ “bế” trong câu văn trên được mang nghĩa nào? a. Từ “bước đi” mang nghĩa gốc và từ “bế” nghĩa chuyển. b. Từ “bước đi” và từ “bế” đều mang nghĩa chuyển. c. Từ “bước đi” và từ “bế” đều mang nghĩa gốc. d. Từ “bước đi” mang nghĩa chuyển và từ “bế” mang nghĩa gốc. . /0.5đ Câu 7: Trong câu văn “Sau một lúc đi lòng vòng, cậu bé nhìn Pôn với ánh mắt dịu dàng đầy sáng ngời.” Em hãy nêu nghĩa của từ “dịu dàng”. /0.5đ Câu 8: Em tìm và ghi lại một câu thành ngữ, tục ngữ nói về chủ điểm “Nam nữ”. Câu 9: Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ nói về chủ điểm /0.5đ “Nam nữ” và gạch dưới quan hệ từ có trong câu em vừa đặt. /0.5đ Câu 10: Em hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau. Thế nghĩa là anh trai cho anh chiếc xe này và anh không phải trả một đồng nào? Giá mà em được người anh như vậy. Pôn ngạc nhiên nhìn cậu bé và trong phút bốc đồng, anh nói: - Cậu có muốn đi chơi trên chiếc xe của anh không?
  12. Thứ , ngày tháng năm 2023 Trường Tiểu học Doi Lầu KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I STT Giám thị 1: Lớp: 4 NĂM HỌC: 2023 - 2024 Họ và tên: Môn: Viết Giám thị 2: Thời gian: 35 phút Điểm Nhận xét của giám khảo Giám khảo 1 Giám khảo 2 Phần làm bài của học sinh Đề bài: Tuổi thơ của các em thường được lớn lên bằng những câu chuyện hay được bà, được mẹ kể vào mỗi tối và mỗi ngày đến lớp các em cũng được thầy cô giáo kể cho các em những câu chuyện hay, mang lại nhiều ý nghĩa cho bản thân. Từ đó em hãy kể lại câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc. Bài làm
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN KTĐK.CHKII: 2023-2024 Môn: Tiếng Việt – Lớp: 4 5 điểm A. Đọc thầm: HS khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm 1 điểm Câu Câu 1 Câu 2 Ý đúng b c Câu 3: - Hs trả lời đúng ý đạt 0.5 điểm 0.5 điểm Câu chuyện nói lên cậu bé là một người anh trai tốt, yêu thương em và luôn muốn đem lại miền vui cho em mình. 0.5điểm Câu 4: - Tùy theo câu trả lời của Hs nếu đúng yêu cầu đạt 0.5 điểm (Em - Em sẽ luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ anh chị của mình trong những công việc nhà, lấy nước cho anh chị khi anh chị mệt, chơi với em, để dành đồ ăn ngon cho anh chị và em của mình, 1 điểm HS ghi chữ (Đ) trước câu đúng và chữ (S) trước câu sai vào ô vuông trước mỗi câu đạt 0,5 điểm. Câu Câu 5 Câu 6 Ý đúng a-S, b- Đ, c- S, d-S a-S, b-S, c-Đ, d- S 0.5 điểm Câu 7: Học sinh nêu đúng nghĩa của từ “dịu dàng” đạt 0.5 điểm Dịu dàng nghĩa là: nhẹ nhàng, gây cảm giác dễ chịu. 0.5 điểm Câu 8: Học sinh nêu đúng một câu thành ngữ hoặc tục ngữ đạt 0.5 điểm. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. 0.5 điểm Câu 9: HS đặt đúng yêu cầu đạt 0,5 điểm. Đầu câu không viết hoa và cuối câu không có dấu chấm không được điểm. Nhờ công lao to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Đinh mà đất nước mới có được bình yên như ngày hôm nay. 0.5 điểm Câu 10: HS nêu đúng tác dụng của dấu gạch ngang đạt 0,5 điểm. - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Pôn. 5 điểm B. Tập làm văn: 1. Yêu cầu : a. Thể loại : Kể chuyện . b. Nội dung : - Học sinh biết dùng ngôn ngữ của mình để kể lại câu chuyện đúng với yêu cầu đề bài. - HS biết lồng cảm xúc của mình vào trong lời văn. - Biết sắp xếp nội dung câu chuyện một cách hợp lí , lời văn sinh động , hấp dẫn. c. Hình thức : - Biết lựa chọn các chi tiết để kể , biết sắp xếp các ý thành bài văn hoàn
  14. chỉnh theo yêu cầu. - Lời văn viết sinh động , thể hiện tính chân thật. - Bố cục hợp lí , rõ ràng , đúng ngữ pháp, chính tả. - Bài viết sạch sẽ , có 3 phần rõ ràng. - Học sinh viết mở bài, kết bài theo hướng mở rộng hay thể hiện sự đánh giá, nhận xét hoặc rút ra bài học cho bản thân phù hợp hay. Biểu điểm 1.5 điểm 1 điểm 0.5 điểm 0 điểm Nội dung mở đầu Giới thiệu câu chuyện Không làm Giới thiệu sơ lược một cách tự nhiên, có hoặc làm sai về câu chuyện (Tối đa: 1 điểm) sáng tạo yêu cầu Chọn kể được 4 – 5 Chọn kể được 3 – 4 Chọn kể được 2 – Không tả chi tiết đặc sắc về chi tiết đặc sắc về câu 3 chi tiết đặc sắc được chi tiết câu chuyện được chuyện được kể; biết về câu chuyện nào câu chuyện Ý 1 kể; biết phát triển ý phát triển ý thành câu được kể; song câu được kể hoặc thành câu văn có văn bước đầu có hình văn chưa có hình viết chưa thành hình ảnh, cảm xúc. ảnh, cảm xúc. ảnh, cảm xúc câu. Chọn kể được 4 – 5 Chọn kể được 3 – 4 Chọn kể được 2 – Không kể chi tiết về câu chi tiết về câu chuyện 3 chi tiết về câu được chi tiết Nội dung chuyện được kể; được kể; biết phát chuyện được kể; nào về câu diễn biến Ý 2 biết phát triển ý triển ý thành câu văn song câu văn chuyện được (Tối thành câu văn có bước đầu có hình ảnh, chưa có hình ảnh, kể, hoặc viết đa:4.5điểm) hình ảnh, cảm xúc. cảm xúc. cảm xúc. chưa thành câu. Có ít nhất 4 câu Có 3 câu văn nêu Có 2 câu văn nêu Không có câu văn nêu nhận xét nhận xét và bày tỏ nhận xét và bày tỏ văn nêu nhận và bày tỏ cảm xúc, cảm xúc, suy nghĩ cảm xúc, suy nghĩ xét và bày tỏ Ý 3 suy nghĩ riêng về riêng về câu chuyện riêng về câu cảm xúc, suy câu chuyện được được kể chuyện được kể nghĩ riêng về kể câu chuyện được kể Nội dung kết Kết bài nêu sơ Kết bài nêu được tình Không làm thúc lược tình cảm, cảm, suy nghĩ về câu hoặc làm sai (Tối đa: 1 suy nghĩ về câu chuyện được kể yêu cầu điểm) chuyện được kể Kĩ năng dùng từ Dùng từ đúng ngữ Dùng một số từ cảnh sai ngữ cảnh (Tối đa: 0.5 điểm) Kĩ năng viết Viết sai ngữ câu Viết câu đúng pháp một số (Tối đa: 0.5 câu điểm) Kĩ năng viết Có kĩ năng viết đoạn đoạn văn, sắp xếp Ý lộn xộn (Tối đa: 0.5 ý trong đoạn
  15. điểm) theo trình tự hợp lí Chính tả Không sai quá 6 lỗi Sai quá 10 lỗi (Tối đa:1 Hơn 10 lỗi chính tả chính tả điểm) Sáng tạo Sáng tạo trong dùng Nêu rõ mức độ (Tối đa: 1 từ, viết câu; sắp xếp ý yêu cầu Nt điểm) mạch lạc