Đề kiểm tra định kì giữa kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2 (Có đáp án)
Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Ý CHÍ NGƯỜI CHIẾN SĨ
Trong một trận càn của giặc Pháp, anh Bẩm bị giặc bắt. Giặc dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặc quấn băng kín hai bàn tay anh rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui trơ xương và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống thuyền, chèo ra giữa sông, lần lượt quăng từng người xuống nước.
May vì hai tay không bị xích, anh Bẩm cố sức ngoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Nước xoáy tít, hút anh xuống vực thẳm. Anh lại cố đem sức tàn ngoi lên. Cuối cùng, anh mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu.
Sáng hôm ấy, anh dạt vào một bãi cát. Đề phòng địch phát hiện, anh nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới về làng.
Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ. Đang chập chờn, anh bỗng thấy một đàn quạ đen bay đến, kêu inh ỏi, lao vào người anh đòi rỉa đôi tay. Anh xua chúng đi, chúng càng lăn xả vào một cách dữ tợn. Anh đành nghiến răng, thọc sâu 2 tay xuống cát. Đàn quạ không làm gì được, đành vỗ cánh bay đi.
Bỗng anh thấy rát bỏng. Thì ra kiến lửa đang xúm vào đốt cả tay chân. Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ. Anh tự nhủ: nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu.
Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy. Để tránh địch, anh không dám đi trên đường cái mà lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác để tìm đường về thôn nhà. Đứng trước cái lều con của mẹ, anh khẽ gọi:
- U ơi! U!
Có tiếng mẹ già hốt hoảng hỏi vọng ra. Anh run rẩy nói:
- Con, Bẩm đây. U mở cửa cho con!
Cánh liếp nâng lên. Mẹ già cầm ngọn đèn hiện ra. Anh giơ tay định ôm lấy mẹ, song đầu gối anh bủn rủn, mắt hoa lên, kiệt sức, anh ngã khuỵu dưới chân mẹ.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
1. Vì sao anh Bẩm bị giặc tra tấn dã man?
A. Vì anh không biết đồng chí của mình là ai.
B. Vì anh không hiểu vì sao mình bị bắt.
C. Vì anh đã mắng chửi và đánh lại bọn giặc trong quá trình bị chúng giam cầm.
D. Vì anh nhất định không khai với giặc người đồng chí của mình.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_giua_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2 (Có đáp án)
- PHÒNG GD VÀ ĐT YÊN LẠC KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KỲ II TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM HỒNG 2 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 Năm học: 2023 – 2024 (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên Lớp I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1.Đọc thành tiếng:( 3 điểm) Đạt: điểm 2.Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đạt: .điểm Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Ý CHÍ NGƯỜI CHIẾN SĨ Trong một trận càn của giặc Pháp, anh Bẩm bị giặc bắt. Giặc dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặc quấn băng kín hai bàn tay anh rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui trơ xương và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống thuyền, chèo ra giữa sông, lần lượt quăng từng người xuống nước. May vì hai tay không bị xích, anh Bẩm cố sức ngoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Nước xoáy tít, hút anh xuống vực thẳm. Anh lại cố đem sức tàn ngoi lên. Cuối cùng, anh mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu. Sáng hôm ấy, anh dạt vào một bãi cát. Đề phòng địch phát hiện, anh nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới về làng. Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ. Đang chập chờn, anh bỗng thấy một đàn quạ đen bay đến, kêu inh ỏi, lao vào người anh đòi rỉa đôi tay. Anh xua chúng đi, chúng càng lăn xả vào một cách dữ tợn. Anh đành nghiến răng, thọc sâu 2 tay xuống cát. Đàn quạ không làm gì được, đành vỗ cánh bay đi. Bỗng anh thấy rát bỏng. Thì ra kiến lửa đang xúm vào đốt cả tay chân. Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ. Anh tự nhủ: nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu. Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy. Để tránh địch, anh không dám đi trên đường cái mà lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác để tìm đường về thôn nhà. Đứng trước cái lều con của mẹ, anh khẽ gọi: - U ơi! U! Có tiếng mẹ già hốt hoảng hỏi vọng ra. Anh run rẩy nói: - Con, Bẩm đây. U mở cửa cho con! Cánh liếp nâng lên. Mẹ già cầm ngọn đèn hiện ra. Anh giơ tay định ôm lấy mẹ, song đầu gối anh bủn rủn, mắt hoa lên, kiệt sức, anh ngã khuỵu dưới chân mẹ. (Theo Nguyễn Huy Tưởng) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 1. Vì sao anh Bẩm bị giặc tra tấn dã man? A. Vì anh không biết đồng chí của mình là ai. B. Vì anh không hiểu vì sao mình bị bắt. C. Vì anh đã mắng chửi và đánh lại bọn giặc trong quá trình bị chúng giam cầm. D. Vì anh nhất định không khai với giặc người đồng chí của mình. 2. Dòng nào dưới đây gồm các chi tiết cho thấy anh Bẩm bị giặc Pháp đối xử rất dã man? A. Dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình; tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ trụi xương và gân
- B. Tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ xương và gân; quăng xuống giữa sông trong đêm C. Quăng anh xuống giữa dòng sông trong đêm tối; dụ dỗ anh khai ra các đồng chí cùng hoạt động với mình d. Tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui; trói anh và để bầy kiến lửa đốt anh. 3. Sau khi thoát khỏi vực sâu, anh Bẩm còn phải vượt qua những thử thách gì? A. Bị dạt vào một bãi cát, phải nấp sau một đống rạ lớn kẻo địch phát hiện B. Đàn quạ lao vào đòi rỉa chân tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt khắp người C. Đàn quạ lao vào đòi rỉa đôi tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt cả tay chân. D. Bị quăng xuống sông, một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. 4. Để tránh địch, anh Bẩm đã tìm đường về nhà bằng cách nào? A. Lội qua mấy con kênh B. Lách qua những bụi gai C. Nhờ người cải trang thành một nông dân. D. Lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác. 5. Câu chuyện ca ngợi điều gì? A. Tinh thần vượt khó của người chiến sĩ cách mạng B. Quyết tâm tìm đường về nhà của người chiến sĩ cách mạng C. Ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng. D. Ý chí quyết tâm gặp lại mẹ của người chiến sĩ cách mạng. 6. Từ in nghiêng trong câu: “ Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy.” là: A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Danh từ riêng 7. Viết lại một câu khiến có trong bài: 8. Xác định trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu: Đề phòng địch phát hiện, anh nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới về làng. 9. Khoanh vào những câu có hình ảnh nhân hóa: A.Tuổi thơ chở đầy cổ tích C. Thời gian chạy qua tóc mẹ B. Nhịp võng ca dao chòng chành D. Lời ru chắp con đôi cánh. 10. Từ có tiếng” tài” với nghĩa có khả năng hơn người bình thường là: A. Tài chính B.Tài nguyên C. Tài nghệ D. Tài sản 11. Viết 2 câu mới từ mỗi thành phần câu cho trước. a) Các bạn học sinh chăm chỉ ấy b) Trên cánh đồng làng
- 12. Xác định các thành phần của các câu sau: a) Sáng hôm ấy, anh dạt vào một bãi cát. c) Thì ra kiến lửa đang xúm vào đốt cả tay chân. II. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe trong một chủ điểm đã học. Đề 2: Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống giặc ngoại xâm( Thánh Gióng, An Dương Vương )
- BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học 2023 - 2024 A. Bài kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS trong các tiết ôn tập (Hình thức bốc thăm). - Nội dung KT: Mỗi HS đọc một đoạn văn khoảng 90 chữ thuộc chủ đề đã học (Từ tuần 1 đến tuần hết 8) trong bài mà mình bốc thăm được, trả lời một hoặc hai câu hỏi nội dung bài. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm. + Ngắt hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm. + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm. + Tốc độ đạt yêu cầu (không quá một phút): 0,5 điểm. + Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 0,5 điểm. II. Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm) Câu 1: Khoanh vào D ( 0,5 điểm ) Câu 2: Khoanh vào B ( 0.5 điểm ) Câu 3: Khoanh vào C ( 0,5 điểm ) Câu 4: Khoanh vào D ( 0,5 điểm ) Câu 5: Khoanh vào A ( 0,5 điểm ) Câu 6: Khoanh vào B ( 0,5 điểm ) Câu 7: Khoanh vào U mở cửa cho con! ( 0,5 điểm ) Câu 8: Khoanh vào Để phòng tránh dịch- TN bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu ( 0,5 điểm ) Câu 9: Khoanh vào A, C, D ( 0,5 điểm ) Câu 10: (0,5) C Câu 11: 1 điẻm Câu 12: 1 điểm B. Bài kiểm tra viết (10 điểm) Chấm chi tiết theo các mức điểm sau: TT Điểm thành Mức điểm phần 1 Mở bài ( 1 điểm ) 1,5 1 0,5 0 2a Thân bài Nội dung ( 1,5 điểm ) 2b ( 4 điểm ) Kĩ năng ( 1,5 điểm ) 2c Cảm xúc ( 1,5 điểm ) 3 Kết bài ( 1 điểm ) 4 Chữ viết, chính tả ( 0,5 điểm ) 5 Dùng từ, đặt câu ( 0,5 điểm ) 6 Sáng tạo ( 1 điểm )