Đề kiểm tra định kì học kỳ I năm học 2022-2023 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường PTDTBT TH&THCS Hồng Ngài (Có đáp án)
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì học kỳ I năm học 2022-2023 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường PTDTBT TH&THCS Hồng Ngài (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_hoc_ky_i_nam_hoc_2022_2023_mon_tieng_vie.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì học kỳ I năm học 2022-2023 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường PTDTBT TH&THCS Hồng Ngài (Có đáp án)
- MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I lớp 4A2 Năm học : 2022-2023 Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, kĩ câu TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL năng và số điểm Đọc hiểu văn bản: Số 2 2 1 5 câu -Xác định được hình ảnh nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài học. 3 -Hiểu được nội Số 1 1 1 dung của đoạn, điểm hiểu được ý nghĩa của bài Kiến thức tiếng Việt -Hiểu nghĩa và sử Số 2 1 1 1 5 dụng được một số câu từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học -Sử dụng được dấu chấm,dấu chấm phẩy, dấu chấm hỏi. -Nhận biết và Số 1 1 1 1 4 bước đầu cảm điểm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng động từ, tính từ. Tổng Số 4 3 2 1 10 câu Số 2 2 2 1 7 điểm
- MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn Số câu 2 2 1 5 bản Câu số 1-2 3-7 4 2 Kiến thức Số câu 2 1 1 1 5 Tiếng Việt Câu số 5-6 8 9 10 Tổng 4 3 2 1 10 UBND HUYỆN BẮC YÊN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS HỒNG NGÀI Môn: Tiếng Việt Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: A. Kiểm tra đọc (10đ) 1. Đọc thành tiếng (3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau: Văn hay chữ tốt Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
- Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Thuở nhỏ Cao Bá Quát viết chữ ntn? M1 ĐH (0,5đ) A. Chữ viết đẹp B. Chữ viết rất xấu. C. Chữ viết nguệch ngoạc D. Chữ viết sai lỗi chính tả Câu 2: Điều gì khiến Cao Bá Quát phải ân hận? M1 đh (0,5đ) A. bà cụ bị đuổi về. B. bà cụ không giải được nỗi oan C. bà cụ không biết chữ D. chữ ông viết trong đơn quá xấu, quan không đọc được. Câu 3: Theo em Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người như thế nào? M2 ĐH (0,5đ) A. Người viết văn rất hay. B. Người văn hay chữ tốt. C. Người viết đơn kiện rất giỏi. D. Người viết văn rất nhanh Câu 4: Câu hỏi “Sao chú Cao Bá Quát viết chữ đẹp thế?” dùng để thể hiện điều gì? M3 ĐH (1đ) A. Yêu cầu, mong muốn. B. Sự khẳng định. C. Thái độ khen ngợi. D. Hỏi điều chưa biết. Câu 5 : Từ nào dưới đây là từ láy? M1 KTVH (0,5đ) A. Khẩn khoản B. Sẵn lòng C. Luyện viết D. Kiên trì Câu 6 : Từ ghép là từ gồm mấy tiếng có nghĩa tạo thành. M1 KTVH (0,5đ) A. Một tiếng B. Hai tiếng C. Ba tiếng D. Hai tiếng trở lên
- Câu 7: Câu chuyện: Văn hay chữ tốt ca ngợi điều gì? M2 đh (0.5đ) Viết câu trả lời của em: Câu 8 : Qua bài Văn hay chữ tốt em học tập được tính gì của Cao Bá Quát? M2 KTVH(1đ) Viết câu trả lời của em: Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây: M3 KTVH (1đ) Bà ngoại làm cho em chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. . Câu 10 : Em viết tên 1 hoạt động em thường làm ở nhà trong đó có sử dụng động từ. M4 KTVH (1đ) Viết câu trả lời của em B. Kiểm tra viết: 1. Chính tả: (nghe - viết) (2 điểm) KÉO CO Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
- Làng Tích Sơn thuộc xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích. Hướng dẫn chấm điểm và đáp án môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 A. Kiểm tra đọc (10đ) 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D A C A D Điểm 0,5 0,5 0,5 1 0,5 0,5 Câu 7: (0,5đ) Câu chuyện ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt. Câu 8: (1đ) Qua bài Văn hay chữ tốt em học tập được đức tính kiên trì, rèn luyện chữ viết của Cao Bá Quát Câu 9: (1đ) Bà ngoại làm gì? Câu 10: (1đ) Ăn, ngủ, học, B. Kiểm tra viết: 1. Chính tả (Nghe – viết): 15 phút (2 điểm) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn : 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: 30 phút (8 điểm)
- Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh