Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc hiểu) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp

Em hãy đọc bài sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Thỏ và Sóc
Thỏ và Sóc là đôi bạn thân. Một ngày nắng đẹp, đôi bạn rủ nhau vào rừng hái quả. Bỗng Thỏ reo lên:
- Ôi! Chùm quả vàng mộng kìa.
Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc ngăn:
- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm!
Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ. Sức nặng của Thỏ kéo Sóc ngã theo. Rất may, tay Sóc với được cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không. Cành cây cong gập hẳn lại. Chích Chòe hốt hoảng:
- Cành cây sắp gãy rồi.
Sóc cố giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng nghe to hơn. Chích Chòe cuống quýt.
- Cậu buông Thỏ ra, nếu không cành cây gãy, cậu sẽ bị rơi xuống đá.
- Tớ không bỏ Thỏ được. Thỏ là bạn tớ.
Cành cây lại đu đưa, lắc lư mạnh thêm.
- Cậu bỏ tớ ra đi, cậu sẽ rơi theo đấy. – Thỏ òa khóc.
- Tớ không bỏ cậu đâu. – Sóc cương quyết.
Chích Chòe vội vã bay đi kêu cứu. Bác Voi đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu hộc tốc chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ cả hai xuống an toàn. Nghe Chích Chòe kể lại, bác Voi âu yếm khen:
- Các cháu có một tình bạn đẹp.
(Theo Hà Mạnh Hùng) Sách Tiếng Việt 4 NXB Giáo dục Việt Nam
Câu 1. Thỏ và Sóc được mọi người đánh giá :
A. Là đôi bạn mới biết nhau. B. Là đôi bạn thân thiết.
C. Là hai bạn vừa gặp nhau. D. Là đôi bạn sống chung trong khu rừng
docx 3 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc hiểu) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_phan.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần Đọc hiểu) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp

  1. Thứ ngày tháng năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023-2024 HỌ VÀ TÊN: MÔN TIẾNG VIỆT 4 – ĐỌC HIỂU (Thời gian: 30 phút) HỌC SINH LỚP: GT1: GT2: Điểm Giám khảo nhận xét bài làm của học sinh . GK1: . GK2: . Em hãy đọc bài sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Thỏ và Sóc Thỏ và Sóc là đôi bạn thân. Một ngày nắng đẹp, đôi bạn rủ nhau vào rừng hái quả. Bỗng Thỏ reo lên: - Ôi! Chùm quả vàng mộng kìa. Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc ngăn: - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm! Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ. Sức nặng của Thỏ kéo Sóc ngã theo. Rất may, tay Sóc với được cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không. Cành cây cong gập hẳn lại. Chích Chòe hốt hoảng: - Cành cây sắp gãy rồi. Sóc cố giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng nghe to hơn. Chích Chòe cuống quýt. - Cậu buông Thỏ ra, nếu không cành cây gãy, cậu sẽ bị rơi xuống đá. - Tớ không bỏ Thỏ được. Thỏ là bạn tớ. Cành cây lại đu đưa, lắc lư mạnh thêm. - Cậu bỏ tớ ra đi, cậu sẽ rơi theo đấy. – Thỏ òa khóc. - Tớ không bỏ cậu đâu. – Sóc cương quyết. Chích Chòe vội vã bay đi kêu cứu. Bác Voi đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu hộc tốc chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ cả hai xuống an toàn. Nghe Chích Chòe kể lại, bác Voi âu yếm khen: - Các cháu có một tình bạn đẹp. (Theo Hà Mạnh Hùng) Sách Tiếng Việt 4 NXB Giáo dục Việt Nam / 0,5đ Câu 1. Thỏ và Sóc được mọi người đánh giá : A. Là đôi bạn mới biết nhau. B. Là đôi bạn thân thiết. C. Là hai bạn vừa gặp nhau. D. Là đôi bạn sống chung trong khu rừng /0,5đ Câu 2. Khi thấy chùm quả chín mọng Thỏ hành động: A.Thỏ bảo sóc cùng nhau hái. B. Thỏ nhờ Sóc hái giúp mình. C. Thỏ reo lên, men ra cố hái cho được chùm quả. D. Thỏ gọi Chích Chòe đến hái giúp / 0,5đ Câu 3. Lúc Thỏ trượt chân ngã nhào Sóc đã: A. Sóc hoảng hốt kêu cứu. B. Sóc chạy đi tìm bác Voi. C. Sóc cùng Chích Chòe giữ Thỏ lại. D. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ. / 0,5đ Câu 4. Câu chuyện Thỏ và Sóc thuộc chủ đề: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Thỏ và Sóc Những người tài trí Mảnh ghép yêu thương.
  2. ./1đ Câu 5. Những chi tiết nào cho thấy tình cảm của Sóc dành cho thỏ? /1đ Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện Thỏ và Sóc. /1đ Câu 7. Qua câu chuyện Thỏ và Sóc, em rút ra được bài học gì cho bản thân? /0,5đ Câu 8. Trong câu văn: “Cậu buông tớ ra, nếu không cành cây gãy, cậu sẽ rơi xuống đá.” Có: A. Một động từ. B. Hai động từ. C. Ba động từ. D. Bốn động từ. / 0,5đ Câu 9. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ gắn kết? A. Làm cho các phần rời nhau nối liên, gắn liền với nhau. B. Kết thành một khối thống nhất. C. Gắn bó với nhau về tình nghĩa, coi nhau như người thân. D. Chính thức công nhận là một thành viên của một tổ chức. /1đ Câu 10. Em hãy ghi lại một câu thành ngữ, tục ngữ hoặc ca dao để ca ngợi tình bạn của Thỏ và Sóc. / 1đ Câu 11. Em hãy dùng tính từ để đặt một câu nói về nhân vật Sóc trong câu chuyện.
  3. TRƯỜNG TH TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GHKI NĂM. 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC HIỂU – LỚP 4.2 / 0,5đ Câu 1. Thỏ và Sóc được mọi người đánh giá B. Là đôi bạn thân thiết. / 0,5đ Câu 2. Khi thấy chùm quả chín mọng Thỏ hành động: C.Thỏ reo lên, men ra cố hái cho được chùm quả. / 0,5đ Câu 3. Lúc Thỏ trượt chân ngã nhào Sóc đã: E. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ. F. / 0,5đ Câu 4. Câu chuyện Thỏ và Sóc thuộc chủ đề: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Thỏ và Sóc Những người tài trí. Mảnh ghép yêu thương. /1đ Câu 5. Những chi tiết cho thấy tình cảm của Sóc dành cho thỏ. -Tớ không bỏ Thỏ được. Thỏ là bạn tớ. -Tớ không bỏ cậu đâu. / 1đ Câu 6. Ý nghĩa của câu chuyện Thỏ và Sóc Ca ngợi tình bạn đẹp đẽ của Thỏ và Sóc ( HS có thể trả lời theo mức độ hiểu biết của bản thân nếu đúng nội dung thì đạt điểm) / 1đ Câu 7. Tùy vào khả năng vận dụng của HS mà GV đánh giá. VD: Phải biết yêu quý bạn bè, luôn trân trọng giữ gìn tình bạn , / 0,5đ Câu 8. Trong câu văn: “Cậu buông tới ra, nếu không cành cây gãy, cậu sẽ rơi xuống đá.” Có: C. Ba động từ. /0,5đ Câu 9. Dòng nêu đúng nghĩa của từ gắn kết C. Gắn bó với nhau về tình nghĩa, coi nhau như người thân. /1đ Câu 10. HS có thể dùng câu tục ngữ: VD: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Hoặc những câu thành ngữ, tục ngữ khác sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện. ./1đ Câu 11. Đặt câu có sử dụng tính từ. VD: Sóc yêu quý Thỏ hơn bản thân mình.