Đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phước Hảo A (Có hướng dẫn đánh giá điểm)

Đọc thầm bài văn:       Thưa chuyện với mẹ    (Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1 trang 85) 

          Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ:

          - Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.

          Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:

          - Con vừa bảo gì?

          - Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.

          - Ai xui con thế?

          Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:

          - Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng mấy đứa em lại còn phải nuôi con… Con muốn học một nghề để kiếm sống…

          Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:

          - Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tới anh thợ rèn.

          Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:

          - Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

          Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.

doc 6 trang Trà Giang 24/04/2023 4380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phước Hảo A (Có hướng dẫn đánh giá điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phước Hảo A (Có hướng dẫn đánh giá điểm)

  1. PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH PHƯỚC HẢO A NĂM HỌC 2021-2022 Môn : Tiếng việt 4 – PHẦN ĐỌC Trường Tiểu học Phước Hảo A Lớp : Họ và tên: Điểm bằng số Điểm bằng chữ Lời phê A. Kiểm ta kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt I. Đọc thành tiếng (3đ) Cho hs bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi của đoạn được đọc một trong các bài: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca (Sách Tiếng Việt 4, tập 1 trang 55) Những hạt thóc giống (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1 trang 46) Chị em tôi(SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1 trang 46) II. Đọc thầm bài văn: Thưa chuyện với mẹ (Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1 trang 85) Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ: - Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại: - Con vừa bảo gì? - Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn. - Ai xui con thế? Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu: - Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng mấy đứa em lại còn phải nuôi con Con muốn học một nghề để kiếm sống Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo: - Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tới anh thợ rèn. Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha: - Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.
  2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất : (7đ) Câu 1. (1 đ) Ai xin đi học nghề rèn? a. Chôm b. Cương c. Lái Câu 2. (1 đ) Cương muốn học nghề rèn với mục đích gì? a. Học cho vui b. Học rèn để khỏi đi học c. Học một nghề để kiếm sống Câu 3. (1 đ) Cương giải thích với mẹ người như thế nào mới đáng bị coi thường? a. Làm ruộng hay buôn bán b. Làm thầy hay làm thợ c. Trộm cắp hay ăn bám Câu 4. (1 đ) Âm thanh của tiếng búa đạp ở lò rèn như thế nào? a. Ầm ầm b. Cúc cắc c. Phì phào Câu 5.(1 đ) Cương là cậu bé như thế nào? a. Lười học b. Không biết giúp mẹ c. Là người con hiếu thảo Câu 6. (1 đ) Chủ đề nào dưới đây nói lên đúng ý nghĩa của câu chuyện trên? a. Trên đôi cánh ước mơ b. Măng mọc thẳng c. Thương người như thể thương thân Câu 7.(1 đ) Tìm một từ nói lên đức tính đáng quí của cương :
  3. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM Môn : Tiếng việt A. Kiểm ta kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt I/ Phần đọc thành tiếng: 3 điểm * Đọc đúng tiếng, đúng từ: (1điểm). * Nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, rõ nghĩa: 0.25 điểm. * Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0.25điểm. * Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0.5 điểm * Đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm khá lâu, không ghi điểm) * Trả lời đúng câu hòi 1đ II. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (7đ) Câu 1: b Câu 2. c Câu 3. c Câu 4. b Câu 5. c Câu 6. a Câu 7. Hiếu thảo
  4. PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG TH PHƯỚC HẢO A NĂM HỌC 2021-2022 Môn : Tiếng việt 4 – PHẦN VIẾT Trường Tiểu học Phước Hảo A Lớp : Họ và tên: Điểm bằng số Điểm bằng chữ Lời phê B. Kiểm tra kĩ năng nghe-viết và viết văn. I.( Nghe - Viết) (2điểm Bài: Trung thu độc lập ( từ Ngày mai, các em có quyền .đến nông trường to lớn, vui tươi, SGK TV4 Tập 1 trang 66)
  5. II. Viết bài văn ( 8 điểm) : Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, em hãy viết thư để thăm hỏi và chúc mừng người đó. . .
  6. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM Môn : Tiếng việt B. Kiểm tra kĩ năng nghe-viết và viết văn.( 10đ) 1. Chính tả( (2điểm). - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp : 2 điểm - 8 lỗi viết sai trừ: 1 điểm (sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng qui định). 2.Viết bài văn (8 điểm) : Học sinh viết được một bức thư của mình đủ 3 phần : 1/ Phần đầu thư :( 1.5) - Địa điểm và thời gian viết thư - Lời thưa gửi 2/ Phần chính : ( 5 ) - Nêu mục đích viết thư - Thăm hỏi tình hình của người nhận thư - Thông báo tình hình của người viết thư. - Nêu ý kiến hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư - Bài viết trình bày sạch, đẹp 3/ Phần cuối thư : (1.5) - Lời chúc, hứa hẹn - Chữ kí và tên hoặc họ, tên