Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 1 (Có đáp án)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Hải Thượng Lãn Ông” (trang 8) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

QUÊ HƯƠNG NGHĨA NẶNG

Từ lúc thoát li gia đình cho đến ngày về yên nghỉ trên đất mẹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tâm niệm: “Quảng Bình là nhà tôi, khi nào rảnh việc nước thì tôi về nhà.”.

Lần đầu tiên Đại tướng về thăm nhà sau chiến thắng Điện Biên Phủ là mùa hạ năm 1959. Hình ảnh oai phong mà gần gũi của ông đã được ghi tạc trong tâm trí người dân An Xá. Ông mặc lễ phục quân nhân, đứng thẳng trên một chiếc xe com-măng-ca được tháo bạt. Tay trái ông nắm thanh sắt khung xe, tay phải giơ ngang vành mũ, mắt nhìn thẳng nghiêm cẩn chào người dân quê đang háo hức nồng nhiệt chờ đón. Mặc những dòng mô hội chảy từ gáy xuống cổ, tay phải ông vẫn giữ nghiêm trên vành mũ.

Những lần ông về quê nhằm ngày lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang luôn khiến bầu không khí thêm đặc biệt. Ngày hội năm 1986, nhân dân khắp nơi tụ về đứng chật hai bờ sông. Bất ngờ, một giọng nói vang lên trên loa phóng thanh: “Kính thưa bà con nhân dân huyện nhà, hôm nay tôi về quê...”. Cả hai bờ sông im bặt vì xúc động, rồi nhiều người mừng rỡ kêu lên: “Ông Giáp! Ông Giáp về!”. Ai cũng nhận ra đó là giọng nói của ông, giọng Lệ Thuỷ của một người dù gót chân bám bụi trăm miền vẫn vẹn nguyên âm sắc mộc mạc mà ấm áp. Trong buổi giao lưu hôm đó, mọi người đều ấn tượng với lời ông nói: “Chưa bao giờ tôi quên quê hương và gia đình đã hun đúc nên nhân cách của tôi, quyết định con đường đi của tôi...”.

Lần cuối cùng, năm 2013, Đại tướng đã thực sự về với quê hương Vũng Chùa – Đảo Yến. Kể từ đó, người dân cả nước thường xuyên đến viếng thăm nơi này.

(Tường Vy tổng hợp)

Từ ngữ

Xe com-măng-ca: xe quân sự loại nhỏ, nóc xe được làm bằng vải bạt.

Câu 1. Bài đọc cho em biết điều gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp? (0,5 điểm)

A. Chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng.

B. Dành tình cảm sâu nặng cho quê hương.

C. Được tôn vinh là “vị tướng của nhân dân”.

D. Là học trò giỏi của Bác Hồ.

docx 9 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh đọc văn bản bài “Hải Thượng Lãn Ông” (trang 8) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam? II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: QUÊ HƯƠNG NGHĨA NẶNG Từ lúc thoát li gia đình cho đến ngày về yên nghỉ trên đất mẹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tâm niệm: “Quảng Bình là nhà tôi, khi nào rảnh việc nước thì tôi về nhà.”. Lần đầu tiên Đại tướng về thăm nhà sau chiến thắng Điện Biên Phủ là mùa hạ năm 1959. Hình ảnh oai phong mà gần gũi của ông đã được ghi tạc trong tâm trí người dân An Xá. Ông mặc lễ phục quân nhân, đứng thẳng trên một chiếc xe com- măng-ca được tháo bạt. Tay trái ông nắm thanh sắt khung xe, tay phải giơ ngang vành mũ, mắt nhìn thẳng nghiêm cẩn chào người dân quê đang háo hức nồng nhiệt chờ đón. Mặc những dòng mô hội chảy từ gáy xuống cổ, tay phải ông vẫn giữ nghiêm trên vành mũ. Những lần ông về quê nhằm ngày lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang luôn khiến bầu không khí thêm đặc biệt. Ngày hội năm 1986, nhân dân khắp nơi tụ về đứng chật hai bờ sông. Bất ngờ, một giọng nói vang lên trên loa phóng thanh: “Kính
  2. thưa bà con nhân dân huyện nhà, hôm nay tôi về quê ”. Cả hai bờ sông im bặt vì xúc động, rồi nhiều người mừng rỡ kêu lên: “Ông Giáp! Ông Giáp về!”. Ai cũng nhận ra đó là giọng nói của ông, giọng Lệ Thuỷ của một người dù gót chân bám bụi trăm miền vẫn vẹn nguyên âm sắc mộc mạc mà ấm áp. Trong buổi giao lưu hôm đó, mọi người đều ấn tượng với lời ông nói: “Chưa bao giờ tôi quên quê hương và gia đình đã hun đúc nên nhân cách của tôi, quyết định con đường đi của tôi ”. Lần cuối cùng, năm 2013, Đại tướng đã thực sự về với quê hương Vũng Chùa – Đảo Yến. Kể từ đó, người dân cả nước thường xuyên đến viếng thăm nơi này. (Tường Vy tổng hợp) Từ ngữ Xe com-măng-ca: xe quân sự loại nhỏ, nóc xe được làm bằng vải bạt. Câu 1. Bài đọc cho em biết điều gì về Đại tướng Võ Nguyên Giáp? (0,5 điểm) A. Chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng. B. Dành tình cảm sâu nặng cho quê hương. C. Được tôn vinh là “vị tướng của nhân dân”. D. Là học trò giỏi của Bác Hồ. Câu 2. Điều gì khiến bà con dự lễ hội đua thuyền năm 1986 xúc động? (0,5 điểm) A. Lễ hội năm đó được tổ chức long trọng nhất. B. Bà con được biết trước là Đại tướng sẽ về.
  3. C. Chưa bao giờ mọi người đi xem hội đông như vậy. D. Được nghe giọng Lệ Thuỷ mộc mạc mà ấm áp của Đại tướng. Câu 3. Theo em, câu: “Chưa bao giờ tôi quên quê hương và gia đình đã hun đúc nên nhân cách của tôi, quyết định con đường đi của tôi ” ý nói gì? (0,5 điểm) A. Lòng biết ơn quê hương và gia đình của Đại tướng. B. Nỗi nhớ quê hương sâu nặng của Đại tướng. C. Niềm thương mến với người dân quê hương của Đại tướng. D. Niềm tin vào sự phát triển của quê hương của Đại tướng. Câu 4. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây: (1 điểm) a. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. (Nguyễn Kiên) b. Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. (Đoàn Giỏi)
  4. Câu 5. Gạch chân vào trạng ngữ của câu văn sau và cho biết trạng ngữ đó bổ thông tin gì cho câu: (1 điểm) Suốt thời gian sống xa quê nhà, Đại tướng luôn nhớ những món ăn của miền quê sông nước. Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm) Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1,5 điểm) a. Con sông Kiến Giang chảy qua làng An Xá, quê hương của Đại tướng. b. Hội đua thuyền là lễ hội nổi tiếng của vùng quê ven sông Kiến Giang. c. Bà con đi xem hội đua thuyền vô cùng mừng rỡ khi biết tin Đại tướng về quê. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về bố ĐÁP ÁN GỢI Ý A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm. - Trả lời câu hỏi: Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam vì bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công
  5. sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) B. Dành tình cảm sâu nặng cho quê hương. Câu 2. (0,5 điểm) D. Được nghe giọng Lệ Thuỷ mộc mạc mà ấm áp của Đại tướng. Câu 3. (1 điểm) A. Lòng biết ơn quê hương và gia đình của Đại tướng. Câu 4. (1 điểm) a) Câu chủ đề: Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. b) Câu chủ đề: Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Câu 5. (1 điểm) Suốt thời gian sống xa quê nhà, Đại tướng luôn nhớ những món ăn của miền quê sông nước. - Trạng ngữ trong câu trên bổ sung thông tin về thời gian. Câu 6. (1 điểm) Vì xe bị hỏng, Hoa đã đi bộ đến trường. Câu 7. (1,5 điểm) a. Con sông Kiến Giang / chảy qua làng An Xá, quê hương của Đại tướng. CN VN b. Hội đua thuyền / là lễ hội nổi tiếng của vùng quê ven sông Kiến Giang. CN VN c. Bà con đi xem hội đua thuyền / vô cùng mừng rỡ khi biết tin Đại tướng về quê. CN VN
  6. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) - Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu tình cảm, cảm xúc của em về bố, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Gợi ý chi tiết: Mở đầu: - Giới thiệu về người em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Triển khai: - Ấn tượng của em về bố: (1) Lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. (2) Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều. - Tình cảm bố dành cho em: (1) Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. (2) Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em. - Tình cảm, cảm xúc của em đối với bố: Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em. Kết thúc - Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em dành cho bố. Bài làm tham khảo Người mà em biết ơn và kính trọng nhất, chính là bố của em. Bố là một người thợ xây bình thường, không có gì quá nổi bật. Nhà bà nội nghèo, lại đông con, nên bố phải nghỉ học từ lớp 9 để bước ra đời bươn chải. Vì vậy, lúc nào bố cũng cố gắng làm việc chăm chỉ, để hai anh em em có thể được học hành đến nơi đến chốn. Ngoài việc đi xây theo đoàn, thì những ngày nghỉ và thời gian rảnh còn lại, bố sẽ chăm sóc cho vườn cam ở trên đồi của gia đình. Bố cũng nhận làm thuê bốc vác cho bãi xe
  7. khách ở gần nhà. Bố làm việc quần quật sớm hôm để lo cho gia đình được đầy đủ. Vì vậy, mà trông bố có vẻ già dặn hơn so với tuổi thật khá nhiều. Tuy là một người đàn ông cục mịch, ít nói nhưng tình yêu bố dành cho em và anh trai thì chan chứa vô cùng. Có cái gì đẹp, cái gì ngon bố cũng nhường cho chúng em. Tuy không giỏi chữ nghĩa, nhưng bố vẫn là một người thầy tuyệt vời, dạy cho em cách sống tốt và những kĩ năng trong cuộc sống. Có bố ở bên, em như được đứng dưới mái nhà vững chãi nhất. Thật tự hào và yêu quý biết bao người bố tuyệt vời của em.
  8. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC Nội Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 dung câu, Tổng kiểm số TN HT TN HT HT TL TL TN TL tra điểm khác khác khác Số Đọc 1 câu Sau khi HS đọc thành tiếng xong GV đặt 01 câu hỏi để HS trả thành Số lời. tiếng 4 điểm Số 2 1 3 câu Đọc Câu 1,2 3 hiểu số Số 1 0,5 1,5 điểm Số 2 2 4 Kiến câu thức Câu 4, 6 5, 7 tiếng số việt Số 2 2,5 4,5 điểm Số 2 1 2 2 8 câu Tổng Số 1 0,5 2 2,5 10 điểm
  9. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL Tập làm Số câu 1 1 2 văn Số điểm 10 10 Tổng số điểm 10 10 .