Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 2 (Có đáp án)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cảm xúc Trường Sa” (trang 44) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
ĐÔI BẠN
Thế là niềm ao ước của Sơn là được đi trên con đường xuống huyện đã thành sự thật. Thầy Văn đã thực hiện lời hứa chở em đi trên con đường đó bằng xe máy.
Năm kia, ngay từ những ngày đầu về dạy học ở bản, thầy đã gặp Sơn. Thương Sơn gầy yếu, hoàn cảnh khó khăn, thầy đã ngày ngày đưa em đến trường. Dù có xe đạp, thầy vẫn đi bộ và cõng em, vì quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được. Nay thầy đã có xe máy. Chiếc xe máy cũ thầy mua ở chợ huyện chở hai người đi trên con đường rải nhựa mịn màng. Từ lâu, Sơn đã trông thấy con đường vắt qua sườn núi bên kia. Có lần ra suối cùng mẹ, Sơn lại thấy hình như con đường ấy vừa khuất lại hiện ra rồi vòng sang hướng khác.
“Để xem sáng nay mình đi với thầy Văn xem con đường ấy thế nào”. Thầy chạy xe chầm chậm để Sơn được nhìn ngắm xung quanh. Thầy vừa đi vừa giải thích vắn tắt, dễ hiểu về con đường và luật giao thông. Đường rộng gấp mấy lần đường trong bản mà lại phẳng phiu, phía nào có vực thẳm thì phía đó có chôn cắm cột và thanh chắn ngang. Đoạn gần thị trấn có vạch sơn trắng ở giữa nhằm hướng dẫn xe cộ luôn đi bên phải. Những chỗ vòng khuất lại có biển báo nguy hiểm.
Có cảnh này Sơn thấy rất thích thú. Đường lượn vòng qua hết núi này đến núi kia, thế mà bên dưới lòng thung, con suối cứ đi theo. Suối đi theo bên cạnh con đường, thoắt ẩn, thoắt hiện, chợt cao, chợt thấp. Nếu có đoạn trèo lên cao quả thì suối vẫn róc rách, ẩm ào bên dưới. Và khi xuống đến thị trấn thì con suối lại hiền lành chảy sát bên đường. Đường hạ thấp xuống để đi đôi cùng suối.
A, đúng rồi! Đường và suối cũng như Sơn và thầy Văn vậy.
(Theo Phạm Đình Ân)
Câu 1. Sơn có ao ước gì? (0,5 điểm)
A. Được đi trên con đường xuống huyện.
B. Được thầy Văn ngày ngày đưa em đến trường.
C. Được học thầy giáo Văn.
D. Được thầy Văn chở bằng xe máy.
Câu 2. Trên đường xuống huyện, thầy Văn nói những gì? (0,5 điểm)
A. Giải thích vắn tắt về con đường và những con suối.
B. Giải thích vì sao quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được.
C. Giải thích về đường trong bản.
D. Giải thích về con đường và luật giao thông.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Đề số 2 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cảm xúc Trường Sa” (trang 44) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì? II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: ĐÔI BẠN Thế là niềm ao ước của Sơn là được đi trên con đường xuống huyện đã thành sự thật. Thầy Văn đã thực hiện lời hứa chở em đi trên con đường đó bằng xe máy. Năm kia, ngay từ những ngày đầu về dạy học ở bản, thầy đã gặp Sơn. Thương Sơn gầy yếu, hoàn cảnh khó khăn, thầy đã ngày ngày đưa em đến trường. Dù có xe đạp, thầy vẫn đi bộ và cõng em, vì quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được. Nay thầy đã có xe máy. Chiếc xe máy cũ thầy mua ở chợ huyện chở hai người đi trên con đường rải nhựa mịn màng. Từ lâu, Sơn đã trông thấy con đường vắt qua sườn núi bên kia. Có lần ra suối cùng mẹ, Sơn lại thấy hình như con đường ấy vừa khuất lại hiện ra rồi vòng sang hướng khác. “Để xem sáng nay mình đi với thầy Văn xem con đường ấy thế nào”. Thầy chạy xe chầm chậm để Sơn được nhìn ngắm xung quanh. Thầy vừa đi vừa giải thích vắn tắt, dễ hiểu về con đường và luật giao thông. Đường rộng gấp mấy lần đường trong bản mà lại phẳng phiu, phía nào có vực thẳm thì phía đó có chôn cắm cột và thanh chắn ngang. Đoạn gần thị trấn có vạch sơn trắng ở giữa nhằm hướng dẫn xe cộ luôn đi bên phải. Những chỗ vòng khuất lại có biển báo nguy hiểm.
- Có cảnh này Sơn thấy rất thích thú. Đường lượn vòng qua hết núi này đến núi kia, thế mà bên dưới lòng thung, con suối cứ đi theo. Suối đi theo bên cạnh con đường, thoắt ẩn, thoắt hiện, chợt cao, chợt thấp. Nếu có đoạn trèo lên cao quả thì suối vẫn róc rách, ẩm ào bên dưới. Và khi xuống đến thị trấn thì con suối lại hiền lành chảy sát bên đường. Đường hạ thấp xuống để đi đôi cùng suối. A, đúng rồi! Đường và suối cũng như Sơn và thầy Văn vậy. (Theo Phạm Đình Ân) Câu 1. Sơn có ao ước gì? (0,5 điểm) A. Được đi trên con đường xuống huyện. B. Được thầy Văn ngày ngày đưa em đến trường. C. Được học thầy giáo Văn. D. Được thầy Văn chở bằng xe máy. Câu 2. Trên đường xuống huyện, thầy Văn nói những gì? (0,5 điểm) A. Giải thích vắn tắt về con đường và những con suối. B. Giải thích vì sao quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được. C. Giải thích về đường trong bản. D. Giải thích về con đường và luật giao thông. Câu 3. Theo em, đôi bạn trong câu chuyện này là ai? (0,5 điểm) A. Thầy Văn và Sơn B. Đường và suối C. Thầy Văn và chiếc xe máy cũ
- D. Hai ý A và B Câu 4. Em hãy chỉ ra thành phần thứ nhất của mỗi câu sau: (1 điểm) a) Đêm hôm rằm tháng Tám, các bạn nhỏ nô nức đi rước đèn ông sao. b) Dưới biển, cá voi xanh đang tung tăng đưa đàn con đi kiếm ăn. Câu 5. Em hãy gạch chân vào các danh từ trong đoạn văn sau: (1 điểm) Những ngày mưa phùn người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên ở giữa sông những con giang con sếu, cao gần bằng người theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa. Câu 6. Em hãy quan sát bức tranh dưới đây và nối các động từ phù hợp với sự vật trong tranh: (1 điểm) cày cấy đi học đọc sách gặt viết bài Câu 7. Em hãy tìm sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau. Cho biết tác dụng của biện pháp nhân hóa đó: (1,5 điểm) Ngày xưa, có một người nông dân nghèo đói. Anh ta phải bỏ làng vào rừng vỡ hoang, trồng trỉa. Một hôm anh đang gieo hạt cải củ. Bỗng có một con gấu to ở đâu chạy đến quát lớn:
- - Anh kia! Ai cho phép anh vào rừng của ta? (Trích “Người nông dân và con gấu”) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Tập làm văn (10 điểm) Em hãy viết bài văn thuật lại lễ hội Đền Hùng và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về sự việc đó. ĐÁP ÁN GỢI Ý A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm. - Trả lời câu hỏi: Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) A. Được đi trên con đường xuống huyện. Câu 2. (0,5 điểm) D. Giải thích về con đường và luật giao thông. Câu 3. (0,5 điểm) D. Hai ý A và B Câu 4. (1 điểm) a) Chủ ngữ: “các bạn nhỏ”. b) Chủ ngữ: “cá voi xanh”. Câu 5. (1 điểm)
- Những ngày mưa phùn người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên ở giữa sông những con giang con sếu, cao gần bằng người theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa. Câu 6. (1 điểm) cày cấy đi học đọc sách gặt viết bài Câu 7. (1,5 điểm) - Sự vật được nhân hóa là “con gấu”. - Tác dụng của biện pháp nhân hóa là làm cho sự vật trở nên gần gũi, sinh động hơn. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) - Trình bày dưới dạng một bài văn, thuật lại lễ hội Đền Hùng và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc đó, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Gợi ý chi tiết: Mở đầu: - Giới thiệu chung về lễ hội. Triển khai:
- - Trước khi diễn ra lễ hội: Mọi người khắp nơi nô nức đổ về để tham gia lễ hội. - Khi diễn ra phần Lễ: (1) Lễ rước kiệu vua diễn ra long trọng. (2) Kiệu của Giỗ Tổ được ban tổ chức lễ hội rước ra từ chiều ngày mùng chín đặt ở dưới chân núi. (3) Khi kiệu được rước đến trước thềm của điện Kính Tiêu, một vị đại biểu lãnh đạo sẽ thay mặt cho nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. (4) Sau lễ đọc chúc văn và làm lễ của đoàn đại biểu, các đồng bào cũng tham gia dâng hương tế tổ tiên. - Khi diễn ra phần Hội: (1) Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, đánh cờ người, (2) Có các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ, (3) Có hội thi gói bánh chưng, thi nấu cơm để dâng lên vua Hùng. - Kết thúc hoạt động: (1) Ban tổ chức thực hiện thu dọn khu vực lễ hội. (2) Các ông bà, cô chú cũng như chúng em, ai ai cũng có ý thức thu gom rác của mình. (3) Mọi người ra về trong không khí tưng bừng. - Cảm xúc của người dân nói chung và của học sinh nói riêng khi tham gia hoạt động đó: (1) Ai cũng vui vẻ và hào hứng. (2) Học sinh chúng em thấy tự hào và biết ơn. Kết thúc - Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về lễ hội. Bài làm tham khảo Chúng em đã được học rất nhiều về vua Hùng và quá trình dựng xây đất nước của họ. Năm nay, em rất vui khi trường đã tổ chức cho học sinh các khối lớp đến tham gia Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ. Trước chuyến đi, ngay khi nhận được thông báo từ nhà trường, mẹ đã cùng em chuẩn bị rất nhiều thứ. Cảm giác hồ hởi, phấn khích xem lẫn tí thích thú khiến em càng mong chờ đến ngày đi.
- Đến hôm mùng 10 tháng 3, ngay từ sáng sớm, chúng em đã có mặt tại đền Hùng sau chuyến đi ô tô dài ba tiếng. Mới buổi sáng, nhưng mọi người khắp nơi đã nô nức đổ về để tham gia lễ hội. Ngày giỗ tổ Hùng Vương sẽ được diễn ra hai phần đó là phần lễ và phần hội. Lễ rước kiệu vua diễn ra rất long trọng. Kiệu của Giỗ Tổ được ban tổ chức lễ hội rước ra từ chiều ngày mùng chín đặt ở dưới chân núi. Khi kiệu được rước đến trước thềm của điện Kính Tiêu, một vị đại biểu lãnh đạo sẽ thay mặt cho nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. Sau lễ đọc chúc văn và làm lễ của đoàn đại biểu, các đồng bào cũng tham gia dâng hương tế tổ tiên. Tiếp đến là phần hội được diễn ra tưng bừng và náo nhiệt. Phần hội có các trò chơi khác nhau như: thi vật, thi kéo co, chọi gà, đánh cờ, Ngoài ra, trong hội có các đoàn nghệ thuật hát xoan, chèo, kịch nói, hát quan họ, rất nô nức, náo nhiệt. Có cả hội thi gói bánh chưng, thi nấu cơm để dâng lên vua Hùng. Mọi người tham gia rất vui vẻ và thích thú. Sau khi kết thúc lễ hội, ban tổ chức thực hiện thu dọn khu vực lễ hội. Các ông bà, cô chú cũng như chúng em, ai ai cũng có ý thức thu gom rác của mình. Mọi người ra về trong không khí tưng bừng. Ai cũng vui vẻ và hào hứng, lòng em cảm thấy tự hào và biết ơn vô cùng. Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.