Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đại Tự (Có đáp án)

I. Đọc hiểu: Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi sau:

CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

Theo: Hạt giống tâm hồn

Khoanh tròn trước ý trả lời đúng.

Câu 1: (0,5 điểm) Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào?

A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng.

B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy.

C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.

D. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.

Câu 2: (0,5 điểm) Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào?

A. Muốn mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân.

B. Muốn được cuộc sống mới của cây lúa.

C. Lăn vào góc khuất để được yên thân và mọc thành cây lúa.

D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.

docx 6 trang Mạnh Đạt 21/06/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đại Tự (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đại Tự (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI TỰ Năm học: 2023 -2024 MÔN: Tiếng Việt – LỚP 4 Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp: 4 Điểm Nhận xét I. Đọc hiểu: Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi sau: CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới. Theo: Hạt giống tâm hồn Khoanh tròn trước ý trả lời đúng. Câu 1: (0,5 điểm) Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào? A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng. B. Tốt, to khỏe và chắc mẩy. C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy. D. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt. Câu 2: (0,5 điểm) Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào? A. Muốn mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân. B. Muốn được cuộc sống mới của cây lúa. C. Lăn vào góc khuất để được yên thân và mọc thành cây lúa. D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.
  2. Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”? A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó. B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt, giúp nó phát triển. C. Vì hạt lúa không muốn thân mình bị tan nát trong đất. D. Vì hạt lúa sợ sẽ bị mang đi bán cho người khác. Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao lạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất? A. Vì hạt lúa muốn được lăn mình xuống đồng ruộng có nước. B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới. C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn, D. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới. Câu 5: (1 điểm) Gạch dưới các danh từ trong câu sau: Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi. Câu 6: (1,5 điểm) a, Tìm 2 động từ chỉ trạng thái (cảm xúc, tình cảm) của em: a. Khi nghe một bài hát hoặc xem một bộ phim hay: b. Khi bị cha mẹ phê bình: b, Đặt 1 câu có động từ em vừa tìm được: Câu 7: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ đoàn kết? A. Gắn kết với nhau về tình nghĩa, coi nhau như người thân. B. Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung. C. Kết nối các phần rời nhau, gắn liền lại với nhau. Câu 8: (1, 5 điểm) Viết lại cho đúng các tên cơ quan, tổ chức sau: - Đội thiếu niên tiền phong Hồ chí Minh. - Trường tiểu Học phan đình giót. - Nhà máy thủy điện hòa bình. Câu 9: (0,5 điểm) Tìm từ có thể thay thế cho từ mặc cảm trong câu: Chiếc chậu nứt luôn luôn thấy mặc cảm khi không được nguyên vẹn, lành lặn như bạn bè. Viết câu trả lời của em
  3. II. Tập làm văn (3 điểm) Câu 10. Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Câu 1 2 3 4 7 Đáp án B A C D B Câu 5: (1 điểm) Cô, hôm nay, phiếu thanh toán tiền ga, công ti điện, ga, gia đình, tôi, nguồn sưởi ấm . Câu 6: (1,5 điểm) a, Tìm 2 động từ chỉ trạng thái ( 1 điểm), mỗi từ 0,25 điểm a. thích thú, ấn tượng, xúc động, b. buồn bã, tủi thân, suy nghĩ, khóc, b, Đặt câu: (0,5 điểm) VD: Em ấn tượng mãi về giọng hát của Thu. Câu 8: (1,5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm - Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Trường Tiểu học Phan Đình Giót. - Nhà máy Thủy điện Hoà Bình. Câu 9: (0,5 điểm) Tìm từ có thể thay thế cho từ mặc cảm trong câu: Chiếc chậu nứt luôn luôn thấy tự ti khi không được nguyên vẹn, lành lặn như bạn bè. Câu 10: (3 điểm) - Học sinh làm được bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài - Mở bài: 0,5 điểm - Thân bài: 2 điểm - Kết bài: 0,5 điểm * Lưu ý: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề( có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. + Tùy mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.