Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Minh Tân (Có đáp án)

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Phần đọc thành tiếng: (2 điểm)

Thời gian khoảng 3 -5 phút/em cho đọc và trả lời câu hỏi.

2. Phần đọc hiểu + phần Luyện từ và câu: (8 điểm)

Đọc thầm bài văn sau.

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Theo Ngọc Khánh

Khoanh vào chữ cái A, B, C hoặc D trước phương án đúng và trả lời các câu hỏi.

Câu 1. (0.5 điểm) Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật tên Thanh cảm thấy bực mình và hối hận?

A. Vì thấy mẹ con họ bỏ đi không một lời cảm ơn.

B. Vì thấy trời nóng bức mà mãi không đến lượt mình.

C. Vì bị chen lấn, xô đẩy nên không mua được tem gửi thư.

D. Vì đến lượt Thanh vào mua tem thì bưu điện đóng cửa.

docx 11 trang Mạnh Đạt 21/06/2024 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Minh Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Minh Tân (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH TÂN NĂM HỌC 2023-2024 Môn Tiếng Việt – Lớp 4 Thời lượng: 40 phút ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT. NĂM HỌC: 2023- 2024 Ngày kiểm tra: ./11/2023 I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Phần đọc thành tiếng: (2 điểm) Thời gian khoảng 3 -5 phút/em cho đọc và trả lời câu hỏi. 2. Phần đọc hiểu + phần Luyện từ và câu: (8 điểm) Đọc thầm bài văn sau. SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên. Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.” Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn. Từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác. Theo Ngọc Khánh
  2. Khoanh vào chữ cái A, B, C hoặc D trước phương án đúng và trả lời các câu hỏi. Câu 1. (0.5 điểm) Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật tên Thanh cảm thấy bực mình và hối hận? A. Vì thấy mẹ con họ bỏ đi không một lời cảm ơn. B. Vì thấy trời nóng bức mà mãi không đến lượt mình. C. Vì bị chen lấn, xô đẩy nên không mua được tem gửi thư. D. Vì đến lượt Thanh vào mua tem thì bưu điện đóng cửa. Câu 2. (1 điểm) Lí do nào mà nhân vật tên Thanh trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? A. Vì thấy mình chưa vội lắm nên nhường chỗ cho 2 mẹ con. B. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ. C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương. D. Vì thấy hai đứa trẻ còn nhỏ, phải theo mẹ xếp hàng mua tem phiếu. Câu 3. (1 điểm) Theo em, vì sao nhân vật tên Thanh lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng” ? A. Vì đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét. B. Vì Thanh sẽ quay lại bưu điện để mua được tem thư ngày sau đó. C. Vì ngày hôm sau Thanh đã không phải lái xe, tìm chỗ đậu xe trong bưu điện. D. Vì ngày mai em của Thanh sẽ thay Thanh đứng xếp hàng trong bưu điện. Câu 4 (1 điểm) Chọn đáp án đúng nhất nói về đặc điểm của nhân vật tên Thanh trong bài đọc. A. Thanh là người thích đi bưu điện, xếp hàng mua tem thư. B. Thanh là người biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác C. Thanh là người luôn biết quan sát mọi người xung quanh. D. Thanh là người biết giúp đỡ những người gặp khó khăn. Câu 5 (0.5 điểm) Dòng nào viết đúng tên của nhà trường em đang học. A. Trường Tiểu học Quang Trung. B. Trường tiểu học Quang Trung C. Trường Tiểu học quang Trung.
  3. D. Trường Tiểu học Quang trung. Câu 6 (1 điểm) Sau khi đọc bài: “Sự sẻ chia bình dị” em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của mình với bạn bè xung quanh? Câu 7 (0,5 điểm) Hãy viết các động từ có trong câu sau: “Thanh xếp hàng ở bưu điện để mua tem thư.” Câu 8 (1 điểm): Đặt một câu có danh từ chung chỉ một nghề. Câu 9 (1 điểm): Em hiểu câu thành ngữ: “Dám nghĩ dám làm” nghĩa như thế nào? Đặt câu với thành ngữ ấy. II. KIỂM TRA VIẾT Em hãy chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Viết lại một bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh và khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người. Đề 2: Viết một bài văn thuật lại một buổi trải nghiệm “Vui tết Trung thu” ở trường em vừa qua và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em về hoạt động đó.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KỲ I KHỐI 4. Năm học: 2023 - 2024 I. Phần đọc 1. Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói: 2 điểm. Tiêu chí Điểm - Đọc đúng đoạn văn bản, tốc độ khoảng 80 đến 90 tiếng/ 1 phút _ 1 điểm - Đọc diễn cảm đoạn văn bản, bước đầu nhấn giọng ở những từ ngữ _ 0,5 điểm quan trọng, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc - Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc. _ 0,5 điểm. HS bốc thăm, đọc và trả lời các câu hỏi của nội dung bài đọc TRUNG THU ĐỘC LẬP Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc, chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em, Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai Ngày mai các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em cũng thấy dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn vui tươi. Theo Thép Mới Câu 1: Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp? Trả lời: Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng Câu 2: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sao? Trả lời: Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng cờ đỏ phấp phới bay trên những con tàu lớn
  5. Câu 3: Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? Trả lời: Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ. ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói: - Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm! Cô bé quay lại dịu dàng hỏi: - Thế em muốn ước gì? Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ: - Ước gì giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động: - À, chị bảo điều này - Gì ạ? - À à không có gì. Chị chỉ nghĩ ông cụ chắc cần tiền lắm! Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ. Theo Hồ Phước Quảng Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau : Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì? Trả lời: Giật áo chị, nói: Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm. Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao? Trả lời: Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông lão. Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai?
  6. Trả lời: Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão. Câu 4: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý? Trả lời: Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác. CHẬM VÀ NHANH Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen. Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều. Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè. “Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ. Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay: - Em xin được học cùng với bạn Minh. Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói: - Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại. Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng: - Cảm ơn cậu. - Sao cậu lại cảm ơn tớ? - Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ. Dũng cười: - Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý. Nhìn Minh đỏ mặt, Dũng thấy buồn cười. Chiều nay, Dũng sẽ xin bố bộ cờ vua, nghe nói, Minh rất thích chơi cờ. Theo NHỮNG HẠT GIỐNG TÂM HỒN Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau :
  7. Câu 1: Minh là một cậu bé như thế nào? Trả lời: Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế. Câu 2: Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh? Trả lời: Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình phải giúp đỡ bạn tiến bộ. Câu 3: Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh? Trả lời: Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại. Câu 4: Nếu chọn bạn để kết thành đôi bạn cùng tiến, em sẽ chọn một bạn như thế nào? Vì sao? Trả lời: - Em chọn bạn học tốt vì bạn có thể hướng dẫn em giải các bài toán khó, viết câu văn hay hơn, - Em chọn một bạn ở gần nhà em vì ở gần em có thể tới nhà bạn để học nhóm. 2. Phần kiến thức Tiếng Việt Câu 1: D. Câu 4: B Câu 2: C Câu 5: A Câu 3: A. Câu 6. Học sinh nêu được những lời nói hoặc hành động hoặc việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của mình với bạn bè xung quanh _ 1 điểm. Em tham gia tích cực hơn các hoạt động quyên góp, từ thiện ở lớp, ở trường Giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp về vật chất như tặng bạn đồ dùng học tập sách vở nếu bạn thiếu hay giúp về học tập như em giúp đỡ bạn học tốt hơn Giảng giải giúp bạn hiểu bài hơn sau mỗi giờ học Chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với bạn trong cuộc sống và học tập. Câu 7: 2 động từ là: xếp hàng; mua Học sinh viết đúng mỗi động từ 0, 25 điểm.
  8. Câu 8: Tiêu chí Điểm - Nói được 1 danh từ chung chỉ 1 nghề, ví dụ: bác sĩ, giáo viên, y tá _ 0,25 điểm - Đặt được câu hoàn chỉnh có danh từ chung chỉ 1 nghề nhưng chưa _ 0.5 điểm đúng thể thức văn bản. Ví dụ: mẹ em là giáo viên - Đặt được câu hoàn chỉnh có danh từ chung chỉ 1 nghề, trình bày câu _ 0.75 điểm đúng thể thức văn bản. Ví dụ: Mẹ em là giáo viên. - Đặt được câu hoàn chỉnh có danh từ chung chỉ 1 nghề, trình bày câu _ 1 điểm. đúng thể thức văn bản, có yếu tố sáng tạo/ cảm xúc. Ví dụ: Em cảm thấy rất hãnh diện và tự hào khi có mẹ là giáo viên. Câu 9: - Nội dung thành ngữ “Dám nghĩ dám làm”: Mạnh dạn, táo bạo có nhiều sáng kiến và sẵn sàng thực hiện sáng kiến ấy. (0. 25 điểm) - Đặt câu với thành ngữ: Tiêu chí Điểm - Đặt được câu đơn giản có thành ngữ nhưng chưa đúng thể thức văn _ 0,25 điểm bản. Ví dụ: ông ngoại em là một người dám nghĩ dám làm - Đặt được câu đơn giản có thành ngữ, trình bày câu đúng thể thức văn _ 0.5 điểm bản. Ví dụ: Ví dụ: Ông ngoại em là một người dám nghĩ dám làm. - Đặt được câu có thành ngữ, trình bày câu đúng thể thức văn bản, có _ 0.75 điểm yếu tố sáng tạo/ cảm xúc. Ví dụ: Em rất nể phục bạn Lâm vì bạn ấy là người dám nghĩ dám làm, dẫn dắt nhóm em luôn dẫn đầu các hoạt động.
  9. III. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm Ý Điểm thành 2 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0 điểm phần NỘI DUNG – 5 ĐIỂM Có phần mở bài Có phần mở Không viết viết bằng một bài viết bằng phần mở vài câu giới một câu giới bài hoặc Mở bài thiệu gồm: Tên thiệu tên câu viết mở bài 1 1 điểm câu chuyện, chuyện, với ý (hoạt động trải (hoạt động không rõ nghiệm) tình trải nghiệm) nêu tên câu huống hoặc lí chuyện, do khiến em (hoạt động chọn câu trải chuyện này. nghiệm) Kể (Thuật) đủ Kể (Thuật) Chưa kể các sự việc của còn thiếu sự được các Thân bài Số lượng, trình tự sự cốt truyện và việc và trình sự việc và 3 điểm việc được kể/ thuật theo đúng trình tự sự việc chưa đúng – 1 điểm tự sự việc chưa đúng trình tự các như cốt sự việc truyện. trong cốt truyện. Nội - Kể được việc 2 dung làm của nhân Mỗi sự việc Mỗi sự việc Mỗi sự sự việc vật chính. được kể được kể việc được được (Thuật) đạt 2 (Thuật) đạt kể (Thuật) kể/ - Kể được việc đến 3/ 4 yêu 1/ 4 yêu cầu không đạt thuật làm của nhân cầu của mức 2 của mức 2 yêu cầu 2 điểm vật phụ trong điểm. điểm. nào của sự việc (nếu mức 2 Mỗi sự có). điểm. việc - Biết kể được (Thuật) bằng kể lời kể của (Thuật) người viết và đầy đủ lời nói của từ 3 nhân vật. đến 4 yêu - Biết tả ngoại cầu hình của nhân sau. vật xen lời kể. Có phần kết bài Có phần Không viết viết bằng một kết,(hoạt kết bài
  10. hoặc vài câu động trải hoặc viết Kết bài với nội dung nghiệm) bài kết bài 3 1 điểm nêu 2 trong số viết bằng không rõ các ý sau:ý một hoặc vài một ý nào nghĩa của cây câu với nội của mức chuyện,(hoạt dung nêu 1 0,5 điểm. động trải trong số các nghiệm) sự ý sau: ý đánh giá hoặc nghĩa của nhận xét về cây chuyện, nhân vật chính sự đánh giá trong câu hoặc nhận chuyện và bài xét về nhân học bản thân vật chính rút ra từ câu trong câu chuyện liên hệ chuyện/ bài với thực tiễn học bản thân đời sống. rút ra từ câu chuyện/ liên hệ thực tế với thực tiễn đời sống. KĨ NĂNG – 5 ĐIỂM a. Chữ viết rõ ràng, a. Chữ viết rõ a. Chữ viết Chữ viết Chính tả: sạch sẽ, không tẩy xóa. ràng. còn tẩy xóa. chưa đúng b. Chỉ mắc từ 0 đến 5 b. Mắc không b. Mắc kiểu, văn 4 2 điểm lỗi chính tả. quá 8 lỗi chính không quá bản khó tả. 10 lỗi chính đọc tả 5 Trình bày rõ và Đúng thể Không rõ Thể thức đủ 3 phần Mở thức của 3 phần bài văn bản bài, thân bài, đoạn văn văn, đoạn 1 điểm kết bài, đúng văn thể thức đoạn văn Có từ 0 đến 3 Có từ 4 đến Có hơn5 lỗi về dùng từ 5 lỗi về lỗi về đặt câu không dùng từ đặt dùng từ Dùng từ chính xác, lặp câu không đặt câu đặt câu: từ các lỗi chính xác, không 5 giống nhau thì lặp từ các chính xác, 1 điểm. chỉ tính một lỗi giống lặp từ các lỗi. Có từ 0 nhau thì chỉ lỗi giống đến 3 lỗi viết tính một lỗi. nhau thì sai câu hoặc Có từ 4 lỗi chỉ tính diễn đạt lủng viết sai câu một lỗi. hoặc diễn Có 4 lỗi
  11. củng không rõ đạt lủng viết sai ý. củng không câu hoặc rõ ý. diễn đạt lủng củng không rõ ý. 6 Có những Bài văn Bài văn có 2 trong 3 sự Bài văn có 1 lời bày tỏ chưa thể sáng tạo sau: Có những trong 2 sự sáng cảm xúc hiện sự Sáng tạo: lời bày tỏ cảm xúc hoặc tạo sau: Có hoặc nhận sáng tạo 1 điểm. nhận xét của người viết những lời bày xét của nào ở mức xen vào lời kể một cách tỏ cảm xúc người viết đã nêu. hợp lí. hoặc nhận xét xen vào lời -Có nhiều hình ảnh. của người viết kể, (hoạt -Có nhiều lời kể,(hoạt xen vào lời động trải động trải nghiệm) hấp kể,(hoạt động nghiệm) dẫn bởi cách dùng từ và trải nghiệm) một cách đặt câu sáng tạo. một cách hợp hợp lí. lí. - Có nhiều lời kể hấp dẫn bởi cách dùng từ và đặt câu sáng tạo.