Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)..................điểm
Học sinh bốc thăm đoạn/bài rồi đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu.
Bài 1 : Cái răng khểnh. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 9).
Bài 2: Những vết đinh (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 14).
Bài 3: Cô giáo nhỏ. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 26).
Bài 4: Một người chính trực (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 38).
Bài 5: Những chú bé giàu trí tưởng tượng (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 44).

2. Đọc hiểu: (7 điểm)……………..điểm
Đọc thầm bài Họa sĩ tí hon và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Họa sĩ tí hon
Hồi còn bé, lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi. Một lần, tôi tóm được một hộp phấn và cả một quyển sổ to đùng nữa. Thế là tôi bắt đầu vẽ. Trước tiên tôi vẽ một con gà, đầu nó tròn xoe như cái bánh bao, mình nó dài dài, dẹt dẹt như cái bánh mì. Tôi còn vẽ cảnh tôi đang cho gà ăn. Tôi vẽ say sưa đến nỗi mẹ đi dạy về lúc nào không hay. Mẹ hỏi:
- Họa sĩ của mẹ đang vẽ cái gì đấy? Cho mẹ xem được không?
Tôi nhanh nhảu chạy lại bên mẹ khoe:
- Đây này, con vẽ cảnh con đang cho gà ăn này. Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. À, con vẽ cả cảnh gia đình mình đi công viên, bố mua cho con bao nhiêu là kem... Tôi thích thú nói một thôi một hồi. Vậy mà mẹ tôi cứ rú ầm ầm như cái còi ô tô. Biết chuyện, bố ôm tôi vào lòng rồi mắng yêu:
- Con gái bố nghịch quá! Dám vẽ linh tinh vào sổ điểm của mẹ!
Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi vẽ linh tinh vào đấy lại là cuốn “sổ điểm" của mẹ. Bây giờ thì tôi chẳng vẽ vời gì hết. Những bức vẽ hồi ấy tôi vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt chúng vào ngăn kéo nhỏ. Ngăn kéo lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.
(Theo Nguyễn Thị Yên)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Lúc còn bé, bạn nhỏ trong bài có sở thích gì? (0,5 điểm)
A. Thích vẽ
B. Thích cho gà ăn
C. Thích hát
D. Thích đọc sách
docx 9 trang Mạnh Đạt 24/01/2024 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_sach_canh_die.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN IA GRAI TRƯỜNG TH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch kiến thức, kĩ năng và số TN HT TN HT TN HT TN HT điểm TL TL TL TL KQ khác KQ khác KQ khác KQ khác 1. Đọc thành nghe nói Số câu 1 1 (tốc độ 70 - 80 tiếng/phút) Số điểm 3,0 3,0 3 1 1 Số câu 5 1 a. Đọc hiểu (1,2,3) (4) (12) 2. Đọc văn bản I. Số điểm 1,5 0,5 1,0 2,0 1,0 - hiểu Đọc Số câu 3 2 1 1 6 1 b. Kiến thức (5,6,7) (8,9) (11) (10) tiếng Việt Số điểm 1,5 1,0 1,0 0,5 3 1,0 Số câu 6 3 1 1 1 1 10 2 1 Tổng Số điểm 3,0 1,5 1,0 3,0 0,5 1,0 5,0 2,0 3,0 1. Bài viết 1 Số câu 1 1 Chính tả (Nghe-viết) Số điểm 4,0 4,0 II. 2. Bài viết 2 Số câu 1 1 Viết (Viết đoạn văn) Số điểm 6,0 6,0 Số câu 1 1 Tổng Số điểm 4,0 6,0
  2. UBND HUYỆN IA GRAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Họ tên học sinh: THỜI GIAN: 90 PHÚT Lớp: 4 (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Đọc Viết Tổng I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) điểm Học sinh bốc thăm đoạn/bài rồi đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu. Bài 1 : Cái răng khểnh. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 9). Bài 2: Những vết đinh (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 14). Bài 3: Cô giáo nhỏ. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 26). Bài 4: Một người chính trực (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 38). Bài 5: Những chú bé giàu trí tưởng tượng (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 44). 2. Đọc hiểu: (7 điểm) điểm Đọc thầm bài Họa sĩ tí hon và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi và trả lời các câu hỏi dưới đây: Họa sĩ tí hon Hồi còn bé, lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi. Một lần, tôi tóm được một hộp phấn và cả một quyển sổ to đùng nữa. Thế là tôi bắt đầu vẽ. Trước tiên tôi vẽ một con gà, đầu nó tròn xoe như cái bánh bao, mình nó dài dài, dẹt dẹt như cái bánh mì. Tôi còn vẽ cảnh tôi đang cho gà ăn. Tôi vẽ say sưa đến nỗi mẹ đi dạy về lúc nào không hay. Mẹ hỏi: - Họa sĩ của mẹ đang vẽ cái gì đấy? Cho mẹ xem được không? Tôi nhanh nhảu chạy lại bên mẹ khoe: - Đây này, con vẽ cảnh con đang cho gà ăn này. Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. À, con vẽ cả cảnh gia đình mình đi công viên, bố mua cho con bao nhiêu là kem Tôi thích thú nói một thôi một hồi. Vậy mà mẹ tôi cứ rú ầm ầm như cái còi ô tô. Biết chuyện, bố ôm tôi vào lòng rồi mắng yêu: - Con gái bố nghịch quá! Dám vẽ linh tinh vào sổ điểm của mẹ! Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi vẽ linh tinh vào đấy lại là cuốn “sổ điểm" của mẹ. Bây giờ thì tôi chẳng vẽ vời gì hết. Những bức vẽ hồi ấy tôi vẫn giữ thật
  3. phẳng phiu, đặt chúng vào ngăn kéo nhỏ. Ngăn kéo lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé. (Theo Nguyễn Thị Yên) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Lúc còn bé, bạn nhỏ trong bài có sở thích gì? (0,5 điểm) A. Thích vẽ B. Thích cho gà ăn C. Thích hát D. Thích đọc sách Câu 2. Mẹ đã gọi bạn nhỏ với cái tên là gì? (0,5 điểm) A. Học sinh của cô B. Họa sĩ của mẹ C. Bạn nhỏ đáng yêu D. Con ngoan của mẹ Câu 3. Vì sao mẹ không vui khi nhìn thấy những bức tranh trong cuốn sổ to? (0,5 điểm) A. Vì đó là cuốn sổ học tập của mẹ. B. Vì đó là một cuốn sổ quý hiếm, đắt tiền. C. Vì đó là cuốn sổ điểm của mẹ. D. Vì đó là món quà bố tặng mẹ. Câu 4. Vì sao bạn nhỏ vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt những bức vẽ vào ngăn kéo nhỏ? (0,5 điểm) A. Vì bạn nhỏ sợ mẹ nhìn thấy sẽ buồn B. Vì bạn nhỏ không muốn nhắc lại câu chuyện buồn đó. C. Vì bạn nhỏ muốn lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé. D. Vì phòng bạn nhỏ chật chội nên bạn cần cất chúng gọn vào ngăn kéo Câu 5. Dấu gạch ngang trong trường hợp sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)
  4. Trẻ em có bổn phận: - Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn. - Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè. - Giúp đỡ những người gặp khó khăn. A. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. C. Gạch đầu dòng. D. Đánh dấu câu có ý nghĩa đặc biệt. Câu 6. Trong các nhóm từ sau, nhóm nào chỉ gồm các danh từ? A. cây cối, bàn ghế, học sinh B. vui vẻ, mát mẻ, chăm chỉ C. nhảy nhót, chạy bộ, đạp xe D. thơm tho, sạch sẽ, ngoan ngoãn Câu 7. Gạch chân dưới các danh từ riêng trong câu sau: (0,5 điểm) Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. Câu 8. Câu văn nào dưới đây có sử dụng biện pháp nhân hóa? (0,5 điểm) A. Buổi sáng, những tia nắng chói chang bắt đầu chiếu sáng cả bầu không gian. B. Bông hồng khoác lên mình chiếc áo đỏ rực rỡ vươn mình ra khoe sắc dưới ánh mặt trời chói lọi. C. Dưới sân trường các em nhỏ nô đùa vui vẻ D. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chúng em tặng cô những đóa hoa tươi thắm. Câu 9. Biện pháp nhân hóa có tác dụng gì? A. Làm cho câu văn dài hơn. B. Làm cho sự vật hiện lên sinh động, gần gũi hơn. C. Để đối chiếu sự vật, sự việc.
  5. D. Để nêu tên sự vật, sự việc. Câu 10. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm) Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi vẽ linh tinh vào đây lại là cuốn “sổ điểm" của mẹ. A. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê. B. Đánh dấu lời nói của nhân vật. C. Đánh dấu tên cuốn sổ đặc biệt của mẹ. D. Đánh dấu lời nói của nhân vật. Câu 11. Em hãy viết 1 – 2 câu văn để tả một loài hoa trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. . . Câu 12. Câu chuyện “Họa sĩ tí hon” giới thiệu với em về điều gì? (1 điểm) II. PHẦN VIẾT:(10 điểm) 1. Bài viết 1: Chính tả: Nghe - viết ( 4 điểm) Bài: Con chuồn chuồn nước 2. Bài viết 2:( 6 điểm ) Đề bài: Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong một câu chuyện đã học(hoặc đã đọc, đã nghe) UBND HUYỆN IA GRAI TRƯỜNG TH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
  6. MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Nội dung kiểm tra: + HS đọc một đoạn văn do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng HS bốc thăm rồi đọc thành tiếng. + HS trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu ra. - Cách đánh giá, cho điểm: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc diễn cảm:(1 điểm) + Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng):( 1 điểm) + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm) 2. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1. Lúc còn bé, bạn nhỏ trong bài có sở thích gì? (0,5 điểm) A. Thích vẽ B. Thích cho gà ăn C. Thích hát D. Thích đọc sách Câu 2. Mẹ đã gọi bạn nhỏ với cái tên là gì? (0,5 điểm) A. Học sinh của cô B. Họa sĩ của mẹ C. Bạn nhỏ đáng yêu D. Con ngoan của mẹ Câu 3. Vì sao mẹ không vui khi nhìn thấy những bức tranh trong cuốn sổ to? (0,5 điểm) A. Vì đó là cuốn sổ học tập của mẹ. B. Vì đó là một cuốn sổ quý hiếm, đắt tiền. C. Vì đó là cuốn sổ điểm của mẹ. D. Vì đó là món quà bố tặng mẹ.
  7. Câu 4. Vì sao bạn nhỏ vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt những bức vẽ vào ngăn kéo nhỏ? (0,5 điểm) A. Vì bạn nhỏ sợ mẹ nhìn thấy sẽ buồn B. Vì bạn nhỏ không muốn nhắc lại câu chuyện buồn đó. C. Vì bạn nhỏ muốn lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé. D. Vì phòng bạn nhỏ chật chội nên bạn cần cất chúng gọn vào ngăn kéo Câu 5. Dâu gạch ngang trong trường hợp sau có tác dụng gì? (0,5 điểm) Trẻ em có bổn phận: - Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn. - Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè. - Giúp đỡ những người gặp khó khăn. A. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. C. Gạch đầu dòng. D. Đánh dấu câu có ý nghĩa đặc biệt. Câu 6. Trong các nhóm từ sau, nhóm nào chỉ gồm các danh từ? (0,5 điểm) A. cây cối, bàn ghế, học sinh B. vui vẻ, mát mẻ, chăm chỉ C. nhảy nhót, chạy bộ, đạp xe D. thơm tho, sạch sẽ, ngoan ngoãn Câu 7. Gạch chân dưới các danh từ riêng trong những câu sau: (0,5 điểm) Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. Câu 8. Câu văn nào dưới đây có sử dụng biện pháp nhân hóa? (0,5 điểm) A. Những tia nắng chói chang bắt đầu chiếu sáng cả bầu không gian. B. Bông hồng khoác lên mình chiếc áo đỏ rực rỡ vươn mình ra khoe sắc dưới ánh mặt trời chói lọi. C. Dưới sân trường các em nhỏ nô đùa vui vẻ
  8. D. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chúng em tặng cô những đóa hoa tươi thắm. Câu 9. Biện pháp nhân hóa có tác dụng gì? (0,5 điểm) A. Làm cho câu văn dài hơn. B. Làm cho sự vật hiện lên sinh động, gần gũi hơn. C. Để đối chiếu sự vật, sự việc. D. Để nêu tên sự vật, sự việc. Câu 10. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm) Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi vẽ linh tinh vào đây lại là cuốn “sổ điểm" của mẹ. A. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê B. Đánh dấu lời nói của nhân vật. C. Đánh dấu tên cuốn sổ đặc biệt của mẹ. D. Đánh dấu lời nói của nhân vật. Câu 11. Em hãy viết 1 – 2 câu văn để tả một loài hoa trong đó có sử dụng hình ảnh nhân hóa. (1 điểm) Tùy cách diễn đạt và sử dụng hình ảnh nhân hóa giáo viên có thể cho điểm theo thang điểm 0.5; 1 Ví dụ: Cánh hoa hồng mỏng manh , mịn màng như nhung xếp bọc lấy nhau, e ấp như một nàng công chúa đang làm duyên che lấp nhị vàng. Câu 12. Câu chuyện “Họa sĩ tí hon” giới thiệu với em về điều gì? (1 điểm) Câu chuyện cho em biết những kỉ niệm ngộ nghĩnh thời thơ ấu của một bạn nhỏ. II. PHẦN VIẾT:(10 điểm) 1. Bài viết 1:(4 điểm) Chính tả: Nghe - viết Bài: Con chuồn chuồn nước Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
  9. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. Nguyễn Thế Hội * Đánh giá và cho điểm như sau: - Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (2 điểm) - Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi (2 điểm) Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,1 điểm/ lỗi. - Sai thiếu dấu thanh (3-5 lỗi) trừ 0,1 điểm. - Sai thiếu tiếng mỗi lỗi trừ 0,2 điểm. - Nếu trình bày không đúng kiểu, cỡ chữ theo quy định trừ 1 điểm. 2. Bài viết 2: (6 điểm) Đề bài: Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong một câu chuyện đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) - Kiến thức: (4 điểm) - Nêu được nhân vật đó là ai, trong câu chuyện nào? (1 điểm) - Nêu được cảm nghĩ chung về nhân vật. (1 điểm) - Nêu được đặc điểm về ngoại hình, đặc điểm về tính cách của nhân vật. (2 điểm) - Kĩ năng: ( 0,5 điểm) Biết sử dụng các từ ngữ, các hình ảnh, kết hợp với cách sử dụng biện pháp so sánh phù hợp với nhân vật được tả - Cảm xúc: ( 0,5 điểm) Bài viết sinh động, thể hiện được tình cảm của mình đối với nhân vật. d. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm) e. Bài viết có sáng tạo: (0,5 điểm) * Lạc đề, sai thể loại: Không chấm điểm Tùy mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể đạt các mức điểm sau : 6; 5,5; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5 điểm.