Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Có đáp án)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Nhà phát minh 6 tuổi” (Trang 51, 52 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
TÌNH BẠN
Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng :
- Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá !
Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn :
- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.
Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại.
Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn.
- Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.
Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa.
- Tớ không bỏ cậu đâu.
Sóc cương quyết.
Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen :
- Các cháu có một tình bạn thật đẹp.

Câu 1 (0,5 điểm). Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì?
A. Rủ nhau vào rừng hái hoa.
B. Rủ nhau vào rừng hái quả.
C. Rủ nhau vào rừng tìm bạn.
docx 8 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_sach_ket_noi.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Nội Số dung câu, Tổng kiểm số TN TL HT TN TL HT TN TL HT TN TL HT tra điểm khác khác khác khác Số 2 1 1 1 5 câu Đọc Câu 1,2 3 4 5 hiểu số Số 1 0.5 0,5 1 3 điểm Số 1 1 1 1 4 câu Kiến thức Câu 6 7 8 9 tiếng số việt Số 1 1 1,5 0,5 4 điểm Số Tổng 2 1 2 1 1 2 9 câu
  2. Số 1 1 1,5 0,5 1,5 1,5 7 điểm B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 1 1 1 Chính tả Câu số 1 Số điểm 2 2 Số câu 1 1 2 Viết Câu số 1 Số điểm 8 8 Tổng số câu 1 1 2 Tổng số điểm 2 8 10
  3. ĐỀ SỐ 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 20 – 20 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Nhà phát minh 6 tuổi” (Trang 51, 52 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì? II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng : - Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá ! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn : - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu.
  4. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen : - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. Câu 1 (0,5 điểm). Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì? A. Rủ nhau vào rừng hái hoa. B. Rủ nhau vào rừng hái quả. C. Rủ nhau vào rừng tìm bạn. Câu 2 (0,5 điểm). Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? A. Vội vàng ngăn Thỏ. B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn. C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây. Câu 3 (0,5 điểm). Khi Thỏ bị ngã nhào, Thỏ nói với Sóc câu gì? Hãy ghi lại câu nói đó: Câu 4 (0,5 điểm). Việc làm của Sóc nói lên điều gì?
  5. A. Sóc là người bạn rất khỏe. B. Sóc là người bạn chăm chỉ. C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện Tình bạn có nội dung là gì? Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) dưới từ gạch chân trong câu sau: Thanh ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Câu 7 (1,0 điểm). Tìm 5 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau: a. Trong mỗi từ đều có tiếng sông. b. Trong mỗi từ đều có tiếng mưa. Câu 8 (1,5 điểm). Cho đoạn văn sau: Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Em hãy tìm các động từ, danh từ có trong đoạn văn trên rồi điền vào bảng sau: Danh từ Động từ Câu 9 (0,5 điểm). Đặt một câu nói về một người bạn của em, trong đó có sử dụng 1 danh từ và 1 động từ.
  6. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (2 điểm) Nếu chúng mình có phép lạ Nếu chúng mình có phép lạ Bắt hạt giống nảy mầm nhanh Chớp mắt thành cây đầy quả Tha hồ hái chén ngọt lành. Nếu chúng mình có phép lạ Ngủ dậy thành người lớn ngay Đứa thì lặn xuống đáy biển Đứa thì ngồi lái máy bay. 2. Viết (8 điểm) Em hãy viết một bài văn thuật lại hoạt động ở địa phương em mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó. GỢI Ý ĐÁP ÁN A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng Trả lời câu hỏi: Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” là một lời khen dành cho Ma-ri-a, công nhận và khích lệ Ma-ri-a thực sự là cô bé tài năng, thông minh thiên bẩm và rất tinh tường khi phát hiện ra những hiện tượng vật lí xung quanh mình. II. Đọc thầm và làm bài tập Câu 1 (0,5 điểm). B Câu 2 (0,5 điểm). B Câu 3 (0,5 điểm). - Tớ không bỏ cậu đâu. Câu 4 (0,5 điểm). C
  7. Câu 5 (1,0 điểm). Ca ngợi một tình bạn đẹp giữa Sóc và Thỏ. Câu 6 (1,0 điểm). Thanh ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. DT ĐT DT ĐT Câu 7 (1,0 điểm). a. 5 danh từ có tiếng sông là: dòng sông, cửa sông, khúc sông, nước sông, sông cái, b. 5 danh từ có tiếng mưa là: cơn mưa, trận mưa, nước mưa, mưa rào, mưa xuân, Câu 8 (1,5 điểm). Danh từ Động từ chiếc vuốt, ngọn cỏ, nhát dao, đôi cánh, thử, co cẳng, đạp, lia, vũ, đi, soi gương cái áo, chấm đuôi, tôi Câu 9 (0,5 điểm). HS đặt câu phù hợp. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) 1. Chính tả (2 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm): • 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. • 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm): • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm • 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,25 điểm): • 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. • 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
  8. 2. Viết (8 điểm) - Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có số lượng câu từ 10 đến 15 câu, thuật lại hoạt động ở địa phương em mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài): 8 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.