Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc) - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 2 (Có đáp án)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa​

Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.

Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.

Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.

Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.

Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 2:

Câu 1. (0,5 điểm)Trần Đại Nghĩa sinh ra ở đâu?

  1. Vĩnh Long. C. Sài Gòn
  2. Bến Tre. D. Hà Nội

Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu “nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?

A. Là nghe theo lời khuyên, lời dạy bảo của thế hệ đi trước.

B. Là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.

C. Là nghe theo tiếng gọi tâm linh từ các thế lực siêu nhiên.

D. Là nghe lời cha mẹ, sống gắn bó với gia đình, người thân.

docx 7 trang Mạnh Đạt 21/06/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc) - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_doc_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc) - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 2 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY LỚP 47 MA TRẬN - MÔN TIẾNG VIỆT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021 - 2022 (ĐỀ A-B) Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch câu KT- và TN TN TN TN TN TL TL TL TL TL KN số KQ KQ KQ KQ KQ điểm Số 2 2 1 1 4 2 Đọc câu hiểu Số 1 1 1 1 2 2 văn điểm bản Câu 1-2 3-4 5 6 số Số 1 1 1 1 2 2 Kiến câu thức Số 0,5 0,5 1 1 1 2 Tiếng điểm Việt Câu 7 8 9 10 số Số 3 3 2 2 6 4 câu Tổng Số 1,5 1,5 2 2 3 4 điểm
  2. Trường Tiểu học 1 Thị Trấn Mỏ Cày Thứ . , ngày . tháng 4 năm 2022 Lớp: 4/7 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ tên: Môn: Tiếng Việt (Đọc) ĐỀ A Thời gian: 40 phút ĐIỂM LỜI PHÊ A. Kiểm tra Đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí. Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý. Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 2: Câu 1. (0,5 điểm)Trần Đại Nghĩa sinh ra ở đâu? A. Vĩnh Long. C. Sài Gòn B. Bến Tre. D. Hà Nội Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu “nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì? A. Là nghe theo lời khuyên, lời dạy bảo của thế hệ đi trước. B. Là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước. C. Là nghe theo tiếng gọi tâm linh từ các thế lực siêu nhiên. D. Là nghe lời cha mẹ, sống gắn bó với gia đình, người thân.
  3. Câu 3. (0,5 điểm) Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp? A B 1. Năm 1935 a) được phong Thiếu tướng. 2. Năm 1946 b) được tuyên dương Anh hùng Lao động. 3. Năm 1948 c) sang Pháp học đại học. 4. Năm 1952 d) theo Bác Hồ về nước. 4. Dựa vào bài đọc, viết chữ Đ vào ô vuông trước ý đúng, chữ S vào ô vuông trước ý sai: (0,5 điểm) a) Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn Trần Đại Nghĩa sang Mỹ học. b) Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. c) Ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. d) Trần Đại Nghĩa chế tạo được máy bay. 5. Hãy nêu nội dung bài “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa”. Viết câu trả lời của em: (1 điểm) 6. Qua bài “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa”, em đã học tập được những gì cho bản thân? Viết câu trả lời của em: (1 điểm) 7. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (0,5 điểm) Câu nào là câu kể Ai thế nào ? A. Trần Đại Nghĩa là kĩ sư B. Trần Đại Nghĩa là người chế tạo ra súng ba-dô-ca. C. Trần Đại Nghĩa đi Pháp học. D. Trần Đại Nghĩa được tuyên dương Anh hùng Lao động. 8. Đánh dấu x vào trước ý đúng: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm”? a) thông minh, chăm chỉ, can đảm c) gan dạ, can đảm, can trường c) thông minh, nhút nhát, gan dạ d) gan dạ, can trường, nhút nhát 9. Câu tục ngữ sau nói lên điều gì? Viết câu trả lời của em: (1 điểm) “Cái nết đánh chết cái đẹp.” 10. Cho tình huống sau: Em quên mang theo bút màu trong giờ học Mĩ thuật. Em biết bạn có hộp bút màu. Hãy viết một câu đề nghị của em để bạn cho mượn bút màu (1 điểm)
  4. Trường Tiểu học 1 Thị Trấn Mỏ Cày Thứ . , ngày . tháng 4 năm 2022 Lớp: 4/7 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ tên: Môn: Tiếng Việt (Đọc) ĐỀ B Thời gian: 40 phút ĐIỂM LỜI PHÊ A. Kiểm tra Đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí. Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý. Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 2: Câu 1. (0,5 điểm)Trần Đại Nghĩa sinh ra ở đâu? A. Hà Nội. B. Vĩnh Long. C. Sài Gòn. D. Bến Tre. Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu “nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì? A. Là nghe theo tiếng gọi tâm linh từ các thế lực siêu nhiên. B. Là nghe lời cha mẹ, sống gắn bó với gia đình, người thân. C. Là nghe theo lời khuyên, lời dạy bảo của thế hệ đi trước. D. Là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
  5. Câu 3. (0,5 điểm) Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp? A B 1. Năm 1948 a) theo Bác Hồ về nước. 2. Năm 1952 b) sang Pháp học đại học. 3. Năm 1946 c) được tuyên dương Anh hùng Lao động. 4. Năm 1935 d) được phong Thiếu tướng. 4. Dựa vào bài đọc, viết chữ Đ vào ô vuông trước ý đúng, chữ S vào ô vuông trước ý sai: (0,5 điểm) a) Trần Đại Nghĩa chế tạo được máy bay. b) Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn Trần Đại Nghĩa sang Mỹ học. c) Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. d) Ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 5. Hãy nêu nội dung bài “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa”. Viết câu trả lời của em: (1 điểm) 6. Qua bài “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa”, em đã học tập được những gì cho bản thân? Viết câu trả lời của em: (1 điểm) 7. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (0,5 điểm) Câu nào là câu kể Ai thế nào ? A. Trần Đại Nghĩa đi Pháp học. B. Trần Đại Nghĩa được tuyên dương Anh hùng Lao động. C. Trần Đại Nghĩa là kĩ sư D. Trần Đại Nghĩa là người chế tạo ra súng ba-dô-ca. 8. Đánh dấu x vào trước ý đúng: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm”? a) gan dạ, can đảm, can trường b) thông minh, chăm chỉ, can đảm c) gan dạ, can trường, nhút nhát d) thông minh, nhút nhát, gan dạ 9. Câu tục ngữ sau nói lên điều gì? Viết câu trả lời của em: (1 điểm) “Cái nết đánh chết cái đẹp.” 10. Cho tình huống sau: Em quên mang theo bút màu trong giờ học Mĩ thuật. Em biết bạn có hộp bút màu. Hãy viết một câu đề nghị của em để bạn cho mượn bút màu (1 điểm)
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY LỚP 47 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt (đọc) (Đề A) * Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Học sinh bốc thăm 1 trong 8 bài tập đọc (TV4, tập 2), đọc một đoạn (khoảng 85 tiếng/ phút) trong bài đó (2 điểm). - Trả lời 1 câu hỏi trong bài (1 điểm) 1. Trống đồng Đông Sơn (Trang 17) 2. Sầu riêng (Trang 34) 3. Hoa học trò (Trang 43) 4. Vẽ về cuộc sống an toàn (Trang 54) 5. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59) 6. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66) 7. Thắng biển (Trang 76) 8. Ga-vrốt ngoài chiến lũy (Trang 80) HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: 0,5 điểm, tốc độ đọc đạt yêu cầu; giọng đọc có biểu cảm: 0,5 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 0,5 điểm - Trả lời đúng ý câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm * Phần đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) HS khoanh vào ý A Câu 2: (0,5 điểm) HS khoanh vào ý B Câu 3: (0,5 điểm) Thứ tự cần nối là: 1 - c; 2 - d; 3 - a; 4 - b Câu 4: (0,5 điểm) Điền đúng thứ tự các dòng: a) S b) Đ c) Đ d) S Câu 5: (1 điểm) HS nêu nội dung bài đúng mỗi ý được 0,5 điểm: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng// và xây dựng nên khoa học trẻ của đất nước. Câu 6: (1 điểm) HS nêu 2 ý được 0,5 điểm: học tập tấm lòng yêu nước,// luôn miệt mài học tập //và nghiên cứu trong công việc,// hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, // Câu 7: (0,5 điểm) HS khoanh vào ý D Câu 8: (0,5 điểm) HS đánh dấu x vào ý c Câu 9: (1 điểm) HS nêu: Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài. Câu 10: (1 điểm) HS có thể đặt một câu: Bạn hãy cho mình mượn cây bút màu nhé! Dựa vào đáp án đề A chấm đề B