Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Viết) - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 2 (Có đáp án)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe - viết (2 điểm)

Thời gian: 20 phút

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặt biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Thời gian: 35 phút

Đề bài: Tả cây dừa mà em biết.

doc 8 trang Mạnh Đạt 21/06/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Viết) - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_viet_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Viết) - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày - Đề 2 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY LỚP: 42 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021– 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) B. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết (2 điểm) Thời gian: 20 phút Sầu riêng Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặt biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Thời gian: 35 phút Đề bài: Tả cây dừa mà em biết.
  2. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY LỚP: 42 HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT (VIẾT) KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021 – 2022 Hướng dẫn chấm điểm chi tiết * Chính tả: (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm * Tập làm văn: (8 điểm) 1. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được cây dừa theo kiểu mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. (1 điểm) 2. Thân bài: (4 điểm) * Nội dung: (1,5 điểm) - Tả bao quát: 0,25 điểm Hình dáng, kích thước, tầm vóc, từ xa đến gần, - Tả chi tiết: 1 điểm Tả từng bộ phận của cây bàng: Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả, - Cảnh vật có liên quan: 0,25 điểm Nắng gió, ong bướm, con người, * Kĩ năng: (1,5 điểm) - Biết liên kết các câu văn, đoạn văn lôgic. (0,5 điểm) - Diễn đạt ý gãy gọn. Tránh lặp từ, ý liệt kê. (0,5 điểm) - Viết đúng thể loại văn miêu tả, (0,5 điểm) * Cảm xúc: (1 điểm) - Dùng câu văn có hình ảnh: so sánh, nhân hóa, câu cảm, câu khiến, câu hỏi, (0,5 điểm) - Biết đặt cảm xúc của người tả đối với cây, (0,5 điểm) 3. Kết bài: (1 điểm) - Nêu cảm nghĩ của em đối với cây: 0,5 điểm. - Ích lợi của cây: 0,5 điểm. - Chữ viết, chính tả (sai không quá 5 lỗi trong bài) (0,5 điểm) - Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) - Sáng tạo (1 điểm)
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY LỚP: 42 MA TRẬN - MÔN TIẾNG VIỆT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021 – 2022 (Đề A –B) Mạch Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng KT- câu KN và TN TN TN TN TN TL TL TL TL TL số KQ KQ KQ KQ KQ điểm Số 2 2 1 1 4 2 Đọc câu hiểu Số 1 1 1 1 2 2 văn điểm bản Câu 1-2 3-4 5 6 số Số 1 1 1 1 2 2 Kiến câu thức Số 0,5 0,5 1 1 1 2 Tiếng điểm Việt Câu 7 8 9 10 số Số 3 3 2 2 6 4 câu Tổng Số 1,5 1,5 2 2 3 4 điểm
  4. Trường Tiểu học 1 Thị Trấn Mỏ Cày Thứ . , ngày tháng năm 2022 Lớp: 42 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ tên: Môn: Tiếng Việt (Đọc) ĐỀ A Thời gian: 40 phút ĐIỂM LỜI PHÊ A. Kiểm tra Đọc: (10 điểm) Kiểm tra đọc thành tiếng: Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi ! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Theo XUÂN DIỆU 1. Chọn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (0.5 điểm) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “ hoa học trò” ? A. Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. B. Vì phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. C. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. D. Tất cả các ý trên đều đúng. 2. Viết từ cần điền vào chỗ chấm cho phù hợp “xanh um”, “một đóa”, “hoa học trò”, “xanh mát”. (0.5 điểm) Hoa phượng là Mùa xuân, phượng ra lá. Lá , mát rượi, ngon lành như lá me non. 3. Chọn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (0.5 điểm) Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ? A. Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời. B. Hoa càng đỏ, lá lại càng héo vàng. C. Lá ban đầu xòe ra, dần dần rơi rụng theo từng cơn gió đưa đẩy. D. Những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bồ câu thắm đậu khít nhau.
  5. 4. Dựa vào bài đọc, hãy chọn và khoanh vào những điều nêu dưới đây là đúng hay sai. (0.5 điểm) Thông tin Trả lời Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành. Đúng / Sai Ngày xuân dần hết, số hoa giảm dần, màu cũng nhạt phai. Đúng / Sai Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non Đúng / Sai Mùa xuân, lá phượng xanh đậm, ngon lành như lá bàng. Đúng / Sai 5. Hãy nêu nội dung của bài “Hoa học trò”. Viết câu trả lời của em: (1 điểm) 6. Là học sinh, các em làm gì để góp phần bảo vệ những cây xanh trong sân trường ? Viết câu trả lời của em: (1 điểm) 7. Chọn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (0.5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ cùng nghĩa với “dũng cảm”? A. hèn nhát, gan dạ, can trường B. gan dạ, can đảm, can trường. C. thông minh, hèn nhát, gan dạ. D. hèn nhát, nhu nhược, chăm chỉ. 8. Trong câu “ Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi.”, có bộ phận vị ngữ là: Viết chữ Đ vào trước ý đúng, chữ S vào trước ý đúng: (0.5 điểm) A. Mỗi hoa B. một phần tử của cả xã hội thắm tươi C. Mỗi hoa chỉ là D. chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi 9. Em hiểu câu “Người ta là hoa đất” nghĩa là gì? (1 điểm) Viết câu trả lời của em: 10. Hãy viết một câu kể “Ai là gì?” để giới thiệu hoặc nêu nhận định của em về một người bạn trong lớp. Viết câu trả lời của em: (1 điểm)
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY LỚP: 42 HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt (đọc) ĐỀ A * Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Học sinh bốc thăm 1 trong 8 bài tập đọc (TV4, tập 2), đọc một đoạn (khoảng 85 tiếng/ phút) trong bài đó (2 điểm). - Trả lời 1 câu hỏi trong bài (1 điểm) 1. Trống đồng Đông Sơn (Trang 17) 2. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21) 3. Sầu riêng (Trang 34) 4. Chợ Tết (Trang 38) 5. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66) 6. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trang 71) 7. Thắng biển (Trang 76) 8. Ga-vrốt ngoài chiến lũy (Trang 80) HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng ý câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm * Phần đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) D Câu 2: (0,5 điểm) Thứ tự cần điền: hoa học trò – xanh um Câu 3: (0,5 điểm) A Câu 4: (0,5 điểm) Thứ tự các dòng: Đúng - Sai – Đúng – Sai Câu 5: (1 điểm) HS viết câu trả lời: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. Câu 6: (1 điểm) HS có thể trả lời 2 trong 3 ý: Là học sinh em phải chăm sóc những cây hoa, cây xanh trong sân trường như tưới nước, không bẻ cành, hái hoa, //Nhắc nhở các bạn trong lớp, các em nhỏ cùng chung tay giữ gìn cảnh quan sân trường luôn xanh, sạch, đẹp. Câu 7: (0,5 điểm) B Câu 8: (0,5 điểm) D Câu 9: (1 điểm) HS có thể nêu: Con người là vốn quý, là tinh tuý của đất trời. Câu 10: (1 điểm) HS có thể viết: Bạn Hà là cây văn nghệ của lớp đấy. Xuân An là tổ trưởng tổ 1. * Dựa vào đáp án của đề A để chấm đề B
  7. Trường Tiểu học 1 Thị Trấn Mỏ Cày Thứ . , ngày tháng năm 2022 Lớp: 42 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ tên: Môn: Tiếng Việt (Đọc) ĐỀ B Thời gian: 40 phút ĐIỂM LỜI PHÊ A. Kiểm tra Đọc: (10 điểm) Kiểm tra đọc thành tiếng: Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi ! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Theo XUÂN DIỆU 1. Chọn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (0.5 điểm) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “ hoa học trò” ? A. Vì phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. B. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. C. Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. D. Tất cả các ý trên đều đúng. 2. Viết từ cần điền vào chỗ chấm cho phù hợp “hoa học trò”, “xanh mát”, “xanh um”, “một đóa”. (0.5 điểm) Hoa phượng là Mùa xuân, phượng ra lá. Lá , mát rượi, ngon lành như lá me non. 3. Chọn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (0.5 điểm) Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ? A. Lá ban đầu xòe ra, dần dần rơi rụng theo từng cơn gió đưa đẩy. B. Những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bồ câu thắm đậu khít nhau. C. Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời. D. Hoa càng đỏ, lá lại càng héo vàng.
  8. 4. Dựa vào bài đọc, hãy chọn và khoanh vào những điều nêu dưới đây là đúng hay sai. (0.5 điểm) Thông tin Trả lời Mùa xuân, lá phượng xanh đậm, ngon lành như lá bàng. Đúng / Sai Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành. Đúng / Sai Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non Đúng / Sai Ngày xuân dần hết, số hoa giảm dần, màu cũng nhạt phai. Đúng / Sai 5. Hãy nêu nội dung của bài “Hoa học trò”. Viết câu trả lời của em: (1 điểm) 6. Là học sinh, các em làm gì để góp phần bảo vệ những cây xanh trong sân trường ? Viết câu trả lời của em: (1 điểm) 7. Chọn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (0.5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ cùng nghĩa với “dũng cảm”? A. gan dạ, can đảm, can trường. B. thông minh, hèn nhát, gan dạ. C. hèn nhát, nhu nhược, chăm chỉ. D. hèn nhát, gan dạ, can trường 8. Trong câu “ Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi.”, có bộ phận vị ngữ là: Viết chữ Đ vào trước ý đúng, chữ S vào trước ý đúng: (0.5 điểm) A. Mỗi hoa chỉ là B. chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi C. Mỗi hoa D. một phần tử của cả xã hội thắm tươi 9. Em hiểu câu “Người ta là hoa đất” nghĩa là gì? (1 điểm) Viết câu trả lời của em: 10. Hãy viết một câu kể “Ai là gì?” để giới thiệu hoặc nêu nhận định của em về một người bạn trong lớp. Viết câu trả lời của em: (1 điểm)