Đề kiểm tra giữa học kỳ I 2022-2023 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc + Viết) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Câu 1. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
a. Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
b. Nhà vua muốn chọn một người giỏi võ để truyền ngôi.
c. Nhà vua muốn chọn một người khoẻ mạnh để truyền ngôi.
d. Nhà vua muốn chọn một người thông minh để truyền ngôi.
Câu 2. Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
a. Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn nảy mầm.
b. Chôm mang thật nhiều thóc nộp cho nhà vua.
c. Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
d. Chôm không đem thóc nộp cho nhà vua.
Câu 3. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
a. Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích riêng mà nói dối, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt.
b. Vì người trung thực dám bảo vệ người tốt
c. Vì người trung thực luôn nói ra sự thật để có lợi cho bản thân.
d. Cả a, b, c đều đúng.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_2022_2023_mon_tieng_viet_lop_4_doc.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I 2022-2023 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc + Viết) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Họ tên: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Lớp: 4/ MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - LỚP 4 Thời gian làm bài: 30 phút Điểm Lời nhận xét Giám khảo Giám thị *Đọc thầm bài văn “Những hạt thóc giống" (trang 46, SGK Tiếng Việt 4, tập 1) . Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau: Câu 1. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? a. Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi. b. Nhà vua muốn chọn một người giỏi võ để truyền ngôi. c. Nhà vua muốn chọn một người khoẻ mạnh để truyền ngôi. d. Nhà vua muốn chọn một người thông minh để truyền ngôi. Câu 2. Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? a. Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn nảy mầm. b. Chôm mang thật nhiều thóc nộp cho nhà vua. c. Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt. d. Chôm không đem thóc nộp cho nhà vua. Câu 3. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? a. Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích riêng mà nói dối, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt. b. Vì người trung thực dám bảo vệ người tốt c. Vì người trung thực luôn nói ra sự thật để có lợi cho bản thân. d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 4: Nội dung của bài là: a. Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực chăm học, chăm làm. b. Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực biết kính trọng mọi người. c. Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật. d. Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
- Câu 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự tin? a. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. b. Tin vào bản thân mình. c. Quyết định lấy công việc của mình. d. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác. Câu 6. Dòng nào sau đây là những động từ? a. Thơm, mát, chảy, mòn, vui. b. Bay, múa, hát, cười, vui, dịu dàng. c. nhẹ nhàng, chải, đánh, rửa, học, làm. d. Rửa, trông, quét, tưới, nấu, đọc, xem. Câu 7. Thế nào là từ phức? a. Từ phức là từ gồm môt tiếng có nghĩa tạo thành. b. Từ phức là từ gồm hai tiếng có nghĩa tạo thành c. Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng tạo thành b. Từ phức là từ gồm hai tiếng không có nghĩa tạo thành Câu 8. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?” Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo: “Thưa cô, con không có ba”. a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Báo hiệu một sự liệt kê. d. Giải thích cho bộ phận đứng trước. Câu 9. Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? a. Dùng để dẫn lời nói của nhân vật. b. Dùng để đánh dấu những từ ngữ quan trọng. c. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. d. Dùng để báo hiệu một sự liệt kê hoặc ngăn cách thành phần này với thành phần kia. Câu 10. Có bao nhiêu từ đơn, bao nhiêu từ phức trong câu sau? Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân Việt Nam ta. a. 12 từ đơn 3 từ phức. b. 5 từ đơn 3 từ phức. c. 3 từ đơn 5 từ phức. d. 5 từ đơn 4 từ phức Câu 11. Có thể dùng thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực? a. Có chí thì nên b. Thuốc đắng dã tật c. Ở hiền gặp lành d. Đói cho sạch, rách cho thơm Câu 12. Đặt một câu có từ danh từ.
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ĐỌC THÀNH TIẾNG LỚP 4 - NĂM HỌC 2022 - 2023 1) Người ăn xin (trang 30) Câu hỏi: - Ông lão ăn xin xuất hiện trong hoàn cảnh nào? - Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? TL: - Trên đường phố. - Ông già lọm khọm, đôi mắt ông lão đỏ đọc. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. 2) Thư thăm bạn (trang 25) Câu hỏi: - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? TL: - Lương viết thư để chia buồn vời Hồng. - Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với Hồng. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. 3) Những hạt thóc giống (trang 115) Câu hỏi: - Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? - Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực? TL: - Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi. - Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. 4) Trung thu độc lập (trang 66) Câu hỏi: - Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? - Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? TL: - Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý; trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc núi rừng.
- - Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi. 5) Đôi giày ba ta màu xanh (trang 81) Câu hỏi: - Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? - Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? TL: - Cổ giày vắt ngang. - Hôm nhận nhảy tưng tưng.
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH . Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT) LỚP 4 I. Chính tả (Nghe - viết): 15 phút Bài: Trung thu độc lập Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. Thép Mới II. Tập làm văn Đề bài: Em hãy viết thư cho người bạn để hỏi thăm và kể cho bạn nghe về tình hình học tập lớp em trong thời gian Covid 19. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT) LỚP 4 I. Chính tả (Nghe - viết): 15 phút Bài: Trung thu độc lập Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. Thép Mới II. Tập làm văn Đề bài: Em hãy viết thư cho người bạn để hỏi thăm và kể cho bạn nghe về tình hình học tập lớp em trong thời gian Covid 19.
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HKI – NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) – LỚP 4 Mỗi câu đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 (1đ) Chọn a c a c b d c a c c b Câu 12: (1 điểm) Đặt 1 câu có danh từ. (không viết hoa, không ghi chấm câu mỗi ý trừ 0,5 điểm) I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Đọc thành tiếng : (3 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ, vừa đủ nghe: 0,5điểm Đọc sai 2 – 4 tiếng: 0,25 đ ; đọc sai quá 5 tiếng: 0 đ - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2- 3 chỗ: 0,25 đ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 đ - Giọng đọc có biểu cảm: 0, 5 điểm Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: 0 đ - Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 2 phút ): 0,5 điểm Đọc quá 2 phút: 0 đ - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1điểm Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 đ Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 đ II. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT) 1. Chính tả (2 điểm) Bài viết của học sinh đạt 2 điểm nếu đảm bảo các yêu cầu sau: - Tốc độ đạt yêu cầu; Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi). - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. * Điểm trừ - HS viết sai từ lỗi thứ 6 trở lên (sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0,25điểm/1 lỗi - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ trừ 0,25 điểm - HS trình bày không đúng quy định, viết không sạch đẹp trừ 0,5 điểm toàn bài.
- 2. Tập làm văn: (8 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu được 8 điểm. + Viết thư có đủ các phần phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư đúng theo yêu cầu, độ dài bài viết từ 20 câu trở lên. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá 5 lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng trình bày bài viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm còn lại: 7 ; 6; 5 ; 4 ; 3 ; 2 ; 1 * Thang điểm đánh giá cụ thể từng phần - Phần đầu thư: – 1 điểm: - Phần chính: 4 điểm: bao gồm: + Nêu mục đích, lí do viết thư +Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. + Thông báo tình hình của người viết thư. + Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. - Phần cuối thư: – 1 điểm - Chữ viết, chính tả - 0,5 điểm - Dùng từ, đặt câu- 0,5 điểm - Sáng tạo – 1 điểm