Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt

Dựa vào nội dung đoạn văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm theo yêu cầu:
Câu 1: Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
A. Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng.
B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.
C. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó.
Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
A. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.
B. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
C. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
D. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
doc 5 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_sach_chan_troi_san.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. Trường Tiểu học phường 2 Giám thị 1 Giám thị 2 Số mật mã Lớp Bốn Họ và tên : Điểm: Nhận xét: Giám khảo Số mật mã ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học: 2023- 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4/2 Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt Ông Trạng thả diều Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt, văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. ( Theo Trinh Đường ) Dựa vào nội dung đoạn văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm theo yêu cầu: Câu 1: Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? A. Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng. B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. C. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó. Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? A. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. B. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin
  2. thầy chấm hộ. C. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. D. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Câu 3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? A. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh. B. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều. C. Vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều. D. Vì chú làm diều rất đẹp. Câu 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi bao nhiêu tuổi? A. 11 tuổi. B. 12 tuổi. C. 13 tuổi D. 14 tuổi. Câu 5: Nội dung bài “Ông Trạng thả diều” nói lên điều gì? . Câu 6: Viết lại tính từ có trong câu sau: “Những làn mây trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.”? Tính từ: Câu 7: Thêm 1 từ ngữ thích hợp vào chỗ trong câu sau cho phù hợp nhất? Ông mặt trời chầm chậm . lên sau dãy núi. Câu 8: “Tài trí” có nghĩa là gì? A. Có tài và có tiếng tăm B. Có tài năng và trí tuệ C. Có tài năng và đức độ D. Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp Câu 9: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho sinh động hơn: “Những vì sao sáng lấp lánh.” Câu 10: Qua câu chuyện “Ông Trạng thả diều” em rút ra được bài học gì cho bản thân? . .
  3. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN TIẾNG VIỆT (Viết) – LỚP 4/2 Tập làm văn ( 35 phút) Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4/2 Kiểm tra đọc và kiến thức tiếng việt Đáp án: Câu 1: D Câu 4: C Câu 2: C Câu 8: B Câu 3: B Câu 5: Bài văn ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi, đó là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của lịch sử nước ta. Câu 6. Tính từ: nhẹ nhàng, trong suốt, đẹp, xanh tươi. Câu 7: nhô. Câu 9: Gợi ý: Những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời đêm. Câu 10: Gợi ý: Dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng chúng ta cố gắng vượt qua, quyết tâm vượt khó, ham học hỏi thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT 4 Mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng số câu Chủ đề/ Bài học Điểm số Nhận biết Kết nối Vận dụng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản 3 1 4 4.0 Luyện từ và câu 1 1 1 1 2 3.0 Luyện viết chính tả 1 1 1.0 Luyện viết bài văn 1 1 2 2.0 Tổng số câu TN/TL 3 1 1 3 1 1 5 5 10 câu/10đ Điểm số 3 1 1 3 1 1 5 5 10 Tổng số điểm 4 4 2 10 10 40 % 40 % 20 % 100%