Đề kiểm tra học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. Đọc bài sau:

Vệt phấn trên mặt bàn

Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với "người hàng xóm" mới thật vui vẻ.

Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm Minh bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái.

Hai, ba lần, Minh phải kêu lên:

- Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè!

Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn:

- Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé!

Thi Ca nhìn đường phấn trắng, gương mặt thoảng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần.

Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói:

- Hi vọng lần này bác sĩ sẽ giúp chữa lành cánh tay phải để bạn không phải viết bằng tay trái nữa!

Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay phải trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn, xoá vệt phấn trên mặt bàn.

“Mau về nhé, Thi Ca!" - Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu.

Theo Nguyễn Thị Kim Hoà

II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý? (M1- 0,5 điểm)

A. Cái tên rất ngộ

B. Mái tóc xù như lông nhím

C. Cái tên rất ngộ, mái tóc xù như lông nhím

2. Vì sao Thi Ca thường đụng vào tay Minh khi đang viết? (M1- 0,5 điểm)

A. Vì Thi Ca viết bằng tay trái.

B. Vì Thi Ca vốn là cô bé hậu đậu.

C. Vì ngay từ đầu Minh không chia ranh giới bàn với Thi Ca.

docx 7 trang Mạnh Đạt 08/06/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ I SBD: Phòng thi: NĂM HỌC 2023 - 2024 Người coi Người chấm Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 (Kí và ghi tên) (Kí và ghi tên) Điểm: (Thời gian làm bài 60 phút Không kể thời gian phát đề Bằng chữ: A. Kiểm tra đọc - hiểu (5 điểm) I. Đọc bài sau: Vệt phấn trên mặt bàn Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với "người hàng xóm" mới thật vui vẻ. Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm Minh bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên: - Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè! Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn: - Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé! Thi Ca nhìn đường phấn trắng, gương mặt thoảng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần. Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói: - Hi vọng lần này bác sĩ sẽ giúp chữa lành cánh tay phải để bạn không phải viết bằng tay trái nữa! Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay phải trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn, xoá vệt phấn trên mặt bàn. “Mau về nhé, Thi Ca!" - Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu. Theo Nguyễn Thị Kim Hoà II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý? (M1- 0,5 điểm) A. Cái tên rất ngộ B. Mái tóc xù như lông nhím
  2. C. Cái tên rất ngộ, mái tóc xù như lông nhím 2. Vì sao Thi Ca thường đụng vào tay Minh khi đang viết? (M1- 0,5 điểm) A. Vì Thi Ca viết bằng tay trái. B. Vì Thi Ca vốn là cô bé hậu đậu. C. Vì ngay từ đầu Minh không chia ranh giới bàn với Thi Ca. 3. Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn để làm gì? (M2- 0,5 điểm) A. Để Thi Ca không lấn vở sang bàn mình B. Để trang trí cho đẹp mắt C. Để chia ranh giới bàn với Thi Ca. 4. Tại sao Minh lại ân hận khi nhớ đến “ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng”? (M2- 0,5 điểm) A. Minh ân hận vì chưa tìm hiểu kĩ nguyên nhân mà đã nóng vội tỏ thái độ giận dữ với Thi Ca. B. Minh ân hận vì làm Thi Ca buồn. C. Minh ân hận vì mình đã chia ranh giới bàn với Thi Ca. D. Tất cả các đáp án trên. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (M3- 1 điểm) . 6. Dòng nào gồm toàn tính từ (M1 – 0,5 điểm) A. xanh, chăm chỉ, bao la, gầy gò, rộng rãi B. thơm phức, yêu thương, bông hoa, ngọt ngào C. tròn xoe, học sinh, nhỏ nhắn, rực rỡ 7. Câu văn nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa (M2 – 0,5 điểm) A. Trời mưa bão ầm ầm. B. Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. C. Vườn cây lại đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. D. Những đám mây nhẹ trôi trên bầu trời. 8.a) “Hai, ba lần, Minh phải kêu lên: - Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè!”. Dấu gạch ngang trong câu trên dùng để: b) Đặt 1 câu có động từ chỉ trạng thái. Gạch chân dưới động từ đó. B. Kiểm tra viết (5 điểm) Đề bài: Viết bài văn miêu tả một con vật mà em từng nuôi hoặc từng nhìn thấy.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU (5 điểm) CÂU ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Câu 1 C 0,5 điểm. Câu 2 A 0,5 điểm. Câu 3 C 0,5 điểm. Câu 4 D 0,5 điểm. Câu 5 Học sinh nêu theo ý hiểu của mình. 1 điểm. Câu 6 A 0,5 điểm. Câu 7 B 0,5 điểm a) đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 8 1 điểm. Mỗi phần 0,5 điểm. b) Đặt câu đúng yêu cầu B. KIỂM TRA VIẾT (5 điểm) * Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: - Viết được bài văn con vật mà em từng nuôi hoặc nhìn thấy đảm bảo yêu cầu đề bài. - Viết câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Câu văn có hình ảnh, cảm xúc, chân thực. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. * Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5. 1. Mở bài: Giới thiệu con vật mà em từng nuôi hoặc từng nhìn thấy. 2. Thân bài: - Tả đặc điểm ngoại hình của con vật: nêu được những đặc điểm nổi bật về hình dáng, màu lông, đầu, mắt, chân, đuôi - Tả hoạt động của con vật: Tùy từng con vật mà nêu được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động đặc trưng của con vật đó. 3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc, về con vật theo cách kết bài mở rộng hoặc klhông mở rộng. ~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~
  4. ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ I SBD: Phòng thi: NĂM HỌC 2023 - 2024 Người coi Người chấm Môn: Toán - Lớp 4 (Kí và ghi tên) (Kí và ghi tên) Điểm: (Thời gian làm bài 40 phút Không kể thời gian phát đề) Bằng chữ: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. a) Chữ số được gạch chân 13 641 572 thuộc hàng nào? lớp nào? A. Hàng chục, lớp đơn vị B. Hàng nghìn, lớp nghìn C. Hàng chục triệu, lớp triệu D. Hàng triệu, lớp triệu b) Giá trị của chữ số 9 trong số 59 753 203 là: A. 90 000 B. 900 000 C. 9 000 000 D. 90 000 000 Câu 2. a) Số 965 276 đọc là: A. Chín trăm sáu mươi lăm nghìn hai trăm bảy mươi sáu B. Chín trăm sáu mươi lăm hai trăm bảy mươi sáu C. Chín trăm sáu lăm nghìn hai trăm bảy mươi sáu D. Chín trăm sáu mươi lăm nghìn hai trăm bảy sáu b) Số: “Hai trăm bốn mươi tám triệu, năm trăm hai mươi bảy nghìn, tám trăm ba mươi sáu” viết là: A. 28 527 836 B. 248 572 836 C. 248 527 836 D. 248 572 386 Câu 3. b) Số: 8 637 295 làm tròn đến hàng trăm nghìn được số: A. 8 700 000 B. 8 600 000 C. 8 640 000 D. 9 000 000 b) Giá trị của biểu thức: 38 + 5 x m với m = 6 là A. 258 B. 68 C. 58 D. 48 Câu 4. a) 5 giờ 10 phút 210 phút A. > B. < C. = b) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống - Số chia hết cho 2 là các số chẵn. - Năm 1975 thuộc thế kỉ XIX Câu 5. a) Số: 8 637 295 làm tròn đến hàng trăm nghìn được số: A. 8 700 000 B. 8 600 000 C. 8 640 000 D. 9 000 000 b) Giá trị của biểu thức: 38 + 5 x m với m = 6 là A. 258 B. 68 C. 58 D. 48 Câu 6. a) Số lớn nhất trong các số 586 962; 586 296; 586 269; 568 589 là: A. 586 962 B. 586 296 C. 586 269 D. 568 589 b) Cho hình vẽ dưới đây:
  5. Góc có số đo 120° là: A. Góc đỉnh A; cạnh AB, AD B. Góc đỉnh B; cạnh BA, BC C. Góc đỉnh C; cạnh CB, CD D. Góc đỉnh D; cạnh DC, DA 1 Câu 7. Một tấm kính hình chữ nhật có chiều dài 24 cm, chiểu rộng bằng chiều dài. Diện tích 3 tấm kính đó là: A. 64 cm2 B. 192cm2 C. 192 cm D. 64cm PHẦN II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 8. Đặt tính rồi tính: 62 425 + 5 847 85 683 - 48 392 23 465 x 6 33 845: 7 Câu 9. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 24 tấn 6 yến = yến 6 dm2 5cm2 = cm2 5 phút 25 giây = giây 1 thế kỉ = năm 2 Câu 10. Một trường Tiểu học tổ chức cho 194 học sinh Khối 4 đi tham quan các làng nghề truyền thống thành hai đợt, đợt thứ nhất nhiều hơn đợt thứ hai 16 bạn. Hỏi mỗi đợt có bao nhiêu học sinh đi tham quan các làng nghề truyền thống? Bài giải Câu 11. Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 7 x 450 - 900 + 450 x 5 b) Cho 3 tấm thẻ như sau: 189; 058; 600 - Số có 9 chữ số lớn nhất được ghép từ 3 tấm thẻ trên là: - Số có 9 chữ số bé nhất được ghép từ 3 tấm thẻ trên là: ~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN TOÁN - LỚP 4 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) BÀI ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Câu 1 a) D b) C 0,5 điểm. Mỗi phần 0,25 điểm Câu 2 a) A b) C 0,5 điểm. Mỗi phần 0,25 điểm Câu 3 a) B b) B 0,5 điểm. Mỗi phần 0,25 điểm Câu 4 a) A b) Đ/S 0,5 điểm. Mỗi phần 0,25 điểm Câu 5 a) B b) B 0,5 điểm. Mỗi phần 0,25 điểm Câu 6 a) A b) D 0,5 điểm. Mỗi phần 0,25 điểm Câu 7 B 1 điểm II. PHẦN VẬN DỤNG VÀ TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 8. (2 điểm) Tính: Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm - Đặt tính đúng 0,25 điểm. - Thực hiện đúng 0,25 điểm. Bài 9. (1 điểm) Mỗi phần đúng 0,5 điểm Bài 10. (2 điểm) Bài giải Đợt thứ nhất khối bốn có học sinh đi tham quan là: (194 + 16) : 2 = 105 (học sinh) 0,8 điểm Đợt thứ hai khối bốn có học sinh đi tham quan là: 194 - 105 = 89 (học sinh) 0,8 điểm Đáp số: Đợt thứ nhất: 105 học sinh Đợt thứ hai: 89 học sinh 0,4 điểm Bài 11. (1 điểm) Mỗi phần đúng được 0,5 điểm a) 7 x 450 - 900 + 450 x 5 = 7 x 450 - 450 x 2 + 450 x 5 0,2 điểm = 450 x ( 7 - 2 + 5) 0,1 điểm = 450 x 10 0,1 điểm = 4500 0,1 điểm b) - Số có 9 chữ số lớn nhất được ghép từ 3 tấm thẻ trên là: 600 189 058 0,25 điểm - Số có 9 chữ số bé nhất được ghép từ 3 tấm thẻ trên là: 189 058 600 0,25 điểm ~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~