Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 13
CHUẨN BỊ ĐỂ HÀNH ĐỘNG
“Ba ơi, xem con nhảy nè !”, nhóc tì 10 tuổi của tôi gọi to. Tôi ngước nhìn lên tấm ván pông-nhông đặt ở độ cao 3 mét và chờ đợi, nhưng nó lại run sợ và còn do dự. Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng đành phải bỏ cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa.
Sang chiều hôm sau, thằng bé năn nỉ tôi chở đến hồ bơi lần nữa. “Lần này, con nhất định sẽ làm được”, nó nói một cách dứt khoát với tôi: “Ba nhìn con nè !”. Nhưng rồi nó lại do dự , lại run sợ.
Những người cứu hộ ở hồ bơi cũng xúm lại phụ họa với tôi để động viên tinh thần nó. “Nhảy xuống đi Rốp-bi, con làm được mà !”
Suốt 30 phút đồng hồ chúng tôi khích lệ thắng bé. Suốt 30 phút nó cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi, nó cứ cúi gập người xuống, rồi lại đứng thẳng lên, và chiến đấu với nỗi sợ đang kéo nó trở lui.
Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Nó giơ cao hai tay lên, gập người xuống mép ván và lộn nhào xuống nước! Thắng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hô vang dội. Nó đã làm được ! Nó còn chiến thắng nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó nó còn nhảy được thêm 3 lần nữa.
Chiều hôm ấy, Rôp-bi đã được học bài học về chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi. Thế nhưng nó cũng còn được học về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm toàn ý.
Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý. Bạn phải quyết đoán, không thể lần lữa – đó là con đường duy nhất để dẫn đến chiến thắng.
Trong cuộc sống của bạn, điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý? Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ?
Theo Xti-vơ Gu-đi –ơ
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc gì?
a. Được bơi ở bể bơi sâu 3 mét.
b. Được nhảy cầu ở độ cao 3 mét.
c. Được bơi và nhảy cầu ở độ cao 3 mét.
2. Sau bao nhiêu lần do dự, cậu bé mới nhảy được ?
a. Sau lần thứ nhất.
b. Sau lần thứ hai.
c. Sang ngày hôm sau.
3. Những điều gì đã giúp cậu bé vượt qua được nỗi sợ hãi ?
a. Sự khích lệ của bố và mọi người.
b. Sự khích lệ của bố , mọi người ở hồ bơi và sự chiến đấu với chính bản thân mình.
c. Sự động viên của đội cứu hộ ở hồ bơi.
“Ba ơi, xem con nhảy nè !”, nhóc tì 10 tuổi của tôi gọi to. Tôi ngước nhìn lên tấm ván pông-nhông đặt ở độ cao 3 mét và chờ đợi, nhưng nó lại run sợ và còn do dự. Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng đành phải bỏ cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa.
Sang chiều hôm sau, thằng bé năn nỉ tôi chở đến hồ bơi lần nữa. “Lần này, con nhất định sẽ làm được”, nó nói một cách dứt khoát với tôi: “Ba nhìn con nè !”. Nhưng rồi nó lại do dự , lại run sợ.
Những người cứu hộ ở hồ bơi cũng xúm lại phụ họa với tôi để động viên tinh thần nó. “Nhảy xuống đi Rốp-bi, con làm được mà !”
Suốt 30 phút đồng hồ chúng tôi khích lệ thắng bé. Suốt 30 phút nó cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi, nó cứ cúi gập người xuống, rồi lại đứng thẳng lên, và chiến đấu với nỗi sợ đang kéo nó trở lui.
Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Nó giơ cao hai tay lên, gập người xuống mép ván và lộn nhào xuống nước! Thắng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hô vang dội. Nó đã làm được ! Nó còn chiến thắng nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó nó còn nhảy được thêm 3 lần nữa.
Chiều hôm ấy, Rôp-bi đã được học bài học về chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi. Thế nhưng nó cũng còn được học về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm toàn ý.
Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý. Bạn phải quyết đoán, không thể lần lữa – đó là con đường duy nhất để dẫn đến chiến thắng.
Trong cuộc sống của bạn, điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý? Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ?
Theo Xti-vơ Gu-đi –ơ
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc gì?
a. Được bơi ở bể bơi sâu 3 mét.
b. Được nhảy cầu ở độ cao 3 mét.
c. Được bơi và nhảy cầu ở độ cao 3 mét.
2. Sau bao nhiêu lần do dự, cậu bé mới nhảy được ?
a. Sau lần thứ nhất.
b. Sau lần thứ hai.
c. Sang ngày hôm sau.
3. Những điều gì đã giúp cậu bé vượt qua được nỗi sợ hãi ?
a. Sự khích lệ của bố và mọi người.
b. Sự khích lệ của bố , mọi người ở hồ bơi và sự chiến đấu với chính bản thân mình.
c. Sự động viên của đội cứu hộ ở hồ bơi.
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_on_luyen_tieng_viet_lop_4_de_13.docx
Nội dung text: Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 13
- ĐỀ 13 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP CHUẨN BỊ ĐỂ HÀNH ĐỘNG “Ba ơi, xem con nhảy nè !”, nhóc tì 10 tuổi của tôi gọi to. Tôi ngước nhìn lên tấm ván pông-nhông đặt ở độ cao 3 mét và chờ đợi, nhưng nó lại run sợ và còn do dự. Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng đành phải bỏ cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa. Sang chiều hôm sau, thằng bé năn nỉ tôi chở đến hồ bơi lần nữa. “Lần này, con nhất định sẽ làm được”, nó nói một cách dứt khoát với tôi: “Ba nhìn con nè !”. Nhưng rồi nó lại do dự , lại run sợ. Những người cứu hộ ở hồ bơi cũng xúm lại phụ họa với tôi để động viên tinh thần nó. “Nhảy xuống đi Rốp-bi, con làm được mà !” Suốt 30 phút đồng hồ chúng tôi khích lệ thắng bé. Suốt 30 phút nó cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi, nó cứ cúi gập người xuống, rồi lại đứng thẳng lên, và chiến đấu với nỗi sợ đang kéo nó trở lui. Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Nó giơ cao hai tay lên, gập người xuống mép ván và lộn nhào xuống nước! Thắng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hô vang dội. Nó đã làm được ! Nó còn chiến thắng nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó nó còn nhảy được thêm 3 lần nữa. Chiều hôm ấy, Rôp-bi đã được học bài học về chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi. Thế nhưng nó cũng còn được học về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm toàn ý. Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý. Bạn phải quyết đoán, không thể lần lữa – đó là con đường duy nhất để dẫn đến chiến thắng. Trong cuộc sống của bạn, điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý? Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ?
- Theo Xti-vơ Gu-đi –ơ Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1. Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc gì? a. Được bơi ở bể bơi sâu 3 mét. b. Được nhảy cầu ở độ cao 3 mét. c. Được bơi và nhảy cầu ở độ cao 3 mét. 2. Sau bao nhiêu lần do dự, cậu bé mới nhảy được ? a. Sau lần thứ nhất. b. Sau lần thứ hai. c. Sang ngày hôm sau. 3. Những điều gì đã giúp cậu bé vượt qua được nỗi sợ hãi ? a. Sự khích lệ của bố và mọi người. b. Sự khích lệ của bố , mọi người ở hồ bơi và sự chiến đấu với chính bản thân mình. c. Sự động viên của đội cứu hộ ở hồ bơi. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải quyết đoán, không thể lần lữa – đó là con đường duy nhất để dẫn đến thành công. b. Trong cuộc sống , đừng nên sợ hãi, phải chiến thắng được nỗi sợ hãi thì mới thành công. c. Trong cuộc sống, phải biết động viên mọi người vượt qua sợ hãi để họ thành công. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 1. Các câu hỏi sau trong đoạn kết dùng để làm gì? Trong cuộc sống của bạn, điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý? Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ? 2. Em hãy xếp các từ sau thành 3 nhóm : - Nhóm 1: Nói lên ý chí của cậu bé. M : Cố gắng. - Nhóm 2: Nói lên những thử thách đối với ý chí của cậu bé. M : Nỗi sợ hãi.
- - Nhóm 3: Sự giúp đỡ để cậu vượt qua thử thách. M : Khích lệ . Cố gắng, nỗi sợ hãi, khích lệ, do dự, run sợ, khuyến khích,động viên tinh thần, chiến đấu, chiến thắng, hoan hô vang dội , sờ sợ, dứt khoát. III. TẬP LÀM VĂN: 1. Kể lại câu chuyện trên bằng lời của cậu bé Rốp-bi. 2. Dù ở trong hoàn cảnh nguy hiểm nào, nếu có lòng can đảm vượt lên chính mình thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả. Em (hoặc một người em biết) đã từng gặp khó khăn, nguy hiểm nhưng đã bình tĩnh đối đầu với nó và chiến thắng. Hãy kể lại câu chuyện ấy.