Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 7
Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Đọc thầm bài tập đọc “Ông Trạng thả diều” (Sách Tiếng Việt 4 tập I, trang 104) và trả lời các câu hỏi sau:
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.
B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều” ?
A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.
B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
C. Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.
Câu 3. Trong câu “Rặng đào đã trút hết lá”, từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút ?
A. rặng đào
B. đã
C. hết lá
Câu 4. Trong câu “Chú bé rất ham thả diều” từ nào là tính từ ?
A. rất
B. ham
C. thả diều
File đính kèm:
- de_thi_cuoi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_4_de_so_7.docx
Nội dung text: Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 7
- ĐỀ SỐ 7 A. Kiểm tra đọc: I. Đọc thành tiếng : Đọc một trong hai đoạn văn của bài “Ông Trạng thả diều”. Đoạn 1: Từ đầu đến vẫn có thì giờ để chơi diều. Đoạn 2: Từ “Sau vì nhà nghèo quá, vượt xa các học trò của thầy” II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Đọc thầm bài tập đọc “Ông Trạng thả diều” (Sách Tiếng Việt 4 tập I, trang 104) và trả lời các câu hỏi sau: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường. B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 2. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều” ? A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên. B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. C. Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi. Câu 3. Trong câu “Rặng đào đã trút hết lá”, từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút ? A. rặng đào B. đã C. hết lá Câu 4. Trong câu “Chú bé rất ham thả diều” từ nào là tính từ ? A. rất B. ham C. thả diều Câu 5. Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
- B. Kiểm tra viết: I. Chính tả (nghe - viết): Bài: “Chiếc xe đạp của chú Tư” (trang 179) II. Tập làm văn Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.