Đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Phú Xuân

CHIM KHUYÊN NON MUỐN BAY

Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên:

– Mẹ ơi! Mai mẹ cho con đi với nhé!

– Con chưa đủ sức bay đâu. Đợi một hai hôm nữa.

Chim em cho rằng mẹ cưng anh hơn. Đợi lúc mẹ và anh bay đi rồi, chim em gắng dùng đôi cánh còn run run bám vào miệng tổ, kiễng chân lấy đà nhướn ra ngoài. Vì chưa học cách rời tổ, chim em bị ngã. May sao, dưới gốc cây có lớp lá mục, chim em không bị thương nhưng cũng hết cả hồn vía.

Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa.

Bỗng có tiếng gọi, chim em mở choàng mắt, thì ra là mẹ. Chim em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe. Chim mẹ phẩy những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình chim em và dặn:

– Con đừng dại dột như thế nữa nhé!

Chim em ngoan ngoãn rúc vào cánh mẹ thay cho lời vâng ạ. Chim anh cũng ôm lấy em rồi cùng mẹ dìu em lên tổ.

(Theo Phong Thu)

Câu 1. Những ngày nằm chờ đủ lông đủ cánh, hai chú chim khuyên non khao khát điều gì? (0,5 điểm)

A. Được mẹ cưng hơn.

B. Được xuống mặt đất.

C. Được chuyền quanh gốc.

D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ.

Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra với chim em khi nó tự ý rời tổ? (0,5 điểm)

A. Chim em bị ngã xuống đất.

B. Chim em bị thương.

C. Chim em bị mẹ quở trách.

D. Chim em bị rơi xuống vực.

Câu 3. Câu chuyện muốn khuyên các bạn nhỏ điều gì?(0,5 điểm)

A. Không nên tị nạnh với anh chị em trong nhà.

B. Muốn làm tốt một việc nào đó, cần phải tập luyện nhiều.

C. Liều lĩnh, bỏ qua lời khuyên của cha mẹ, có ngày gặp nguy hiểm.

D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.

doc 15 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Phú Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_thuc_v.doc

Nội dung text: Đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Phú Xuân

  1. CHIM KHUYÊN NON MUỐN BAY Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên: – Mẹ ơi! Mai mẹ cho con đi với nhé! – Con chưa đủ sức bay đâu. Đợi một hai hôm nữa. Chim em cho rằng mẹ cưng anh hơn. Đợi lúc mẹ và anh bay đi rồi, chim em gắng dùng đôi cánh còn run run bám vào miệng tổ, kiễng chân lấy đà nhướn ra ngoài. Vì chưa học cách rời tổ, chim em bị ngã. May sao, dưới gốc cây có lớp lá mục, chim em không bị thương nhưng cũng hết cả hồn vía. Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa. Bỗng có tiếng gọi, chim em mở choàng mắt, thì ra là mẹ. Chim em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe. Chim mẹ phẩy những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình chim em và dặn: – Con đừng dại dột như thế nữa nhé! Chim em ngoan ngoãn rúc vào cánh mẹ thay cho lời vâng ạ. Chim anh cũng ôm lấy em rồi cùng mẹ dìu em lên tổ. (Theo Phong Thu) Câu 1. Những ngày nằm chờ đủ lông đủ cánh, hai chú chim khuyên non khao khát điều gì? (0,5 điểm) A. Được mẹ cưng hơn. B. Được xuống mặt đất. C. Được chuyền quanh gốc. D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ. Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra với chim em khi nó tự ý rời tổ? (0,5 điểm) A. Chim em bị ngã xuống đất. B. Chim em bị thương. C. Chim em bị mẹ quở trách. D. Chim em bị rơi xuống vực. Câu 3. Câu chuyện muốn khuyên các bạn nhỏ điều gì? (0,5 điểm) A. Không nên tị nạnh với anh chị em trong nhà. B. Muốn làm tốt một việc nào đó, cần phải tập luyện nhiều. C. Liều lĩnh, bỏ qua lời khuyên của cha mẹ, có ngày gặp nguy hiểm. D. Tất cả những đáp án trên đều đúng. Câu 4. Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng: (1 điểm) Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, Chú thích bố của Pa-xcan thấy bố mình – một viên chức tài làm nghề gì. chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. “Những dãy tính công hàng ngàn con Chỗ bắt đầu lời nói của số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – nhân vật trong đối thoại và Pa-xcan nghĩ thầm. chú thích. – Con hi vọng món quà nhỏ này có Chú thích đây là lời nói thể làm bố bớt nhức đầu vì những con của nhân vật.
  2. tính – Pa-xcan nói. Câu 5. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm) a) Mặt trời vừa mọc, các bác nông dân đã ra đồng làm việc. b) Vào giờ kiểm tra, bút của Mai chẳng may bị hỏng. Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm) Câu 7. Dựa vào bức tranh bên dưới, em hãy đặt câu theo yêu cầu: (1,5 điểm) a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người. b. Chủ ngữ là danh từ chỉ sự vật. c. Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên. NGÀY LÀM VIỆC CỦA TÍ Trời tờ mờ sáng, trong nhà còn tối om. Bố đã thức giấc. Tí cũng thức giấc, cựa mình. Bố bảo: – Hôm nay, Tí đi chăn nghé nhá! Năm nay, Tí chín tuổi. Tí là cậu bé học sinh trường làng. Từ trước đến nay, ở nhà, Tí chưa phải làm công việc gì. Thỉnh thoảng, bố sai đi lấy cái điếu cày hoặc u giao phải đuổi đàn gà đừng để nó vào buồng mổ thóc. Tí chưa chăn nghé bao giờ. U lại nói tiếp: – Con chăn cho giỏi, rồi hôm nào u đi chợ, u mua vở cho mà đi học. Bố mở gióng dắt nghé ra. Bố dặn: – Nhớ trông, đừng để nghé ăn mạ đấy. – Vâng. Tí cầm dây kéo, con nghé cứ chúi mũi xuống. Tí thót bụng, cố hết sức lôi con nghé ra cổng. Ra đến ngã ba, Tí dừng lại. Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn. Có người nhận ra Tí cất tiếng gọi: – Đi nhanh lên, Tí ơi!
  3. Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí. Tí chúm miệng cười lỏn lẻn. Phải đi cho kịp người ta chứ! Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô. Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn. Tí đội cái nón quá to đối với người, trông như cây nấm đang di động. Theo Bùi Hiển Câu 1. Sáng nay, bố giao cho Tí công việc gì? (0,5 điểm) A. Lấy điếu cày cho bố. B. Dắt nghé ra khỏi cổng. C. Đi chăn nghé. D. Đuổi gà ăn vụng thóc. Câu 2. Nhìn Tý dắt nghé, mọi người đã làm gì? (0,5 điểm) A. Mọi người khuyên Tí quay về nhà. B. Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí. C. Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí. D. Mọi người thản nhiên nhìn Tí và không nói gì. Câu 3. Câu chuyện khuyên các bạn nhỏ điều gì? (0,5 điểm) A. Nên tập đi chăn nghé. B. Nên phụ giúp ba mẹ những việc phù hợp với độ tuổi của mình. C. Nên ăn nhiều để khỏe mạnh, có sức kéo nghé. D. Nên làm những công việc mới lạ, chưa từng làm bao giờ. Câu 4. Gạch chân vào thành phần thứ hai trong đoạn văn sau: (1 điểm) Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam. Theo Minh Chuyên Câu 5. Gạch chân vào các tính từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm) Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội (Trích “Chim rừng Tây Nguyên”) Câu 6. Em hãy sử dụng dấu ngoặc đơn để viết lại các câu sau: (1 điểm) a. Chim sâu còn gọi là chích bông xuất hiện nhiều vào mùa lúa chín. Đây là loài chim có ích cho nhà nông vì thức ăn chính của chúng là sâu. b. Khẩu phần ăn của cú tuyết Bắc Cực chủ yếu là những con chuột Lơ-min một loại động vật gặm nhấm nhỏ sống ở vùng khí hậu lạnh giá. Câu 7. Em hãy tìm chủ ngữ của mỗi câu sau và đặt câu hỏi cho bộ phận vừa tìm được: (1,5 điểm) a) Ông lão ăn xin rên rỉ cầu xin cứu giúp. b) Tôi chạy nhanh hơn Lan. c) Con chim kêu “túc túc ” không ngớt. ANH HÙNG THỰC SỰ
  4. đoạt giải Nhì Quốc gia cuộc thi “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước”. Tin ấy đã làm xôn xao không chỉ ở một xã vùng sâu. Chính cái tính “gặp cái lạ thì thắc mắc, tìm hiểu” đã giúp Trung đoạt giải Nhì trong cuộc thi cấp quốc gia này. Nhà dì của Trung nuôi trên cả chục con heo, mỗi lần qua cắt rau muống cho heo ăn, Trung để ý thấy rãnh nước cạnh chuồng heo nhà dì ít hôi và trong hơn nhiều so với rãnh nước cạnh chuồng heo nhà mình, mặc dù số lượng heo nhà dì gấp hàng chục lần heo nhà Trung. Quan sát, Trung thấy nguyên nhân dẫn tới điều khác nhau này chính là rãnh nước nhà dì có rất nhiều cây thủy trúc và rau chai, còn rãnh nước nhà mình thì không. Trung tức khắc trồng cây thủy trúc và rau chai ở rãnh nước nhà mình. Thực tế đã chứng minh những điều Trung nghi ngờ là đúng. Để kiểm chứng một lần nữa cho chắc ăn, Trung mượn trường một số dụng cụ thí nghiệm. Đúng một tuần, Trung hồi hộp kiểm tra kết quả, và “nhà nghiên cứu” rất vui mừng với kết quả thu được. Trung nghĩ, hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, nếu đem những điều mình đã khám phá ứng dụng vào cuộc sống thì sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Trung làm một bể chứa nước thải và bể này được hút bùn định kì. Nước thải sẽ chảy ra mương trồng rau dừa, rau ngổ, sau đó tiếp tục sang mương trồng thủy trúc, rau chai trước khi đổ ra sông Từ thành công ở nhà mình, Trung đi phổ biến cho bà con ở khắp xã để mọi người làm theo. Cùng lúc đó, Trung hay tin Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng tổ chức cuộc thi nên đã gửi đề tài “Dùng thủy trúc, rau chai xử lí nước thải trong sinh hoạt” dự thi. Và đề tài của cậu đã đoạt giải Nhất. Trung tâm sự: “Cuộc sống xung quanh mình có rất nhiều cái hay, cái lạ. Trung sẽ cố gắng tìm tòi, “giải mã” những điều đó để phục vụ cho cuộc sống. Trung sẽ cố gắng học để trở thành một kĩ sư nông nghiệp, đem những điều mình đã học để giúp bà con nông dân quê mình”. Thúy Nhung Câu 1. Do đâu, Trung nảy sinh ý tưởng “Dùng thủy trúc, rau chai xử lí nước thải trong sinh hoạt ”? (0,5 điểm) A. Do quan sát rãnh nước thải nuôi heo của nhà dì và nhà mình. B. Do cuộc thi “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” phát động. C. Do dì bạn ấy gợi ý. D. Do thầy giáo hướng dẫn. Câu 2. Trước khi đi phổ biến cho bà con trong xã làm theo, Trung đã làm thử mấy lần? (0,5 điểm) A. Một lần. B. Hai lần. C. Ba lần. D. Bốn lần. Câu 3. Điều gì là nguyên nhân chính giúp Trung có được thành công? (0,5 điểm) A. Học giỏi. B. Có nhiều thời gian làm thí nghiệm, có thực tế quan sát. C. Có tính “gặp cái gì lạ thì thắc mắc, tìm hiểu”. D. May mắn. Câu 4. Vị ngữ trong câu sau cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ? (1 điểm) Trên sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Câu 5. Gạch chân vào trạng ngữ và cho biết trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu: (1 điểm)
  5. a) Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch. b) Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Câu 6. Em hãy điền dấu thích hợp vào mỗi ô trống sau: (1,5 điểm) Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi: Sao lại gọi là hoa chiều tàn Là bởi vì trưa nở, chiều tàn. Đằng ấy giỏi thật Gì cũng biết! Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp: Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung. (Theo Trần Đức Tiến) Câu 7. Đặt câu: (1,5 điểm) a) Câu có chủ ngữ chỉ người: b) Câu có vị ngữ chỉ hoạt động: c) Câu có vị ngữ chỉ đặc điểm của sự vật: CÂY XOÀI Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả. Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì. Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi: – Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ! Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa. Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời. Mai Duy Quý Câu 1. Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà hàng xóm? (0,5 điểm) A. Vì tán cây lan rộng. B. Vì gió bão làm bật rễ. C. Vì cây mọc trên đất của hai nhà. D. Vì bố bạn nhỏ bứng cây xoài, trồng sang phần đất nhà chú Tư. Câu 2. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm? (0,5 điểm) A. Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài. B. Đồng tình. C. Tức giận, không biếu xoài nữa.
  6. D. Không nói chuyện với chú Tư nữa. Câu 3. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này? (0,5 điểm) A. Không nên cãi nhau với hàng xóm. B. Bài học về cách sống tốt ở đời. C. Không nên chặt cây cối. D. Không nên trồng xoài gần nhà hàng xóm. Câu 4. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây: (1 điểm) Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khỏe mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua. Câu 5. Gạch chân vào các tính từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm) Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, (Trích “Đường đi Sa Pa” – Nguyễn Phan Hách) Câu 6. Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống sau: (1 điểm) Sở Giáo dục và Đào tạo Nhà xuất bản Kim Đồng Hội Bảo trợ Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh Hội chữ thập đỏ Việt Nam Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1,5 điểm) CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm
  7. học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn. Theo Tâm huyết nhà giáo Câu 1. Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm) A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi. B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường. C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ. D. Nết học yếu nên không thích đến trường. Câu 2. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm) A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về. B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình. C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học. D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo. Câu 3. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm) A. Chúng ta cần chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. B. Chúng ta cần tạo điều kiện, giúp đỡ để các bạn nhỏ đều được đến trường. C. Chúng ta cần giúp đỡ các bạn bị tật ở chân. D. Chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Câu 4. Em hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn sau: (1 điểm) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. (Theo Mai Văn Tạo) Câu 5. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm) a) Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca làm cho đất trời thêm sinh khí. b) Cụ giáo cóc thức dậy trong mùi hương nồng nàn. Câu 6. Các danh từ riêng trong khổ thơ sau chưa được viết hoa, em hãy tìm và viết lại cho đúng: (1 điểm) Nhà em treo ảnh bác hồ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi Ngày ngày bác mỉm miệng cười Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà Ngoài sân có mấy con gà Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi Câu 7. Dựa vào các bức tranh sau, em hãy đặt câu có sử dụng trạng ngữ và cho biết trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu: (1 điểm)
  8. a) b) 2. Tập làm văn (6 điểm) Em hãy viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc đó. DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY Xưa kia, người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn Mặt Trời, Mặt Trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này. Người đầu tiên bác bỏ ý kiến sai lầm đó là nhà thiên văn học Ba Lan – Cô-péc-ních. Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm cho mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó ngược với những lời phán bảo của Chúa. Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, tòa án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi. Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng Trái Đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to: – Dù sao trái đất vẫn quay! Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay. Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn Câu 1. Đâu là câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê về trái đất? (0,5 điểm) A. Mặt trời, mặt trăng luôn quay xung quanh trái đất! B. Trái đất luôn quay xung quanh mặt trời!
  9. C. Dù sai trái đất vẫn quay! D. Trái đất là trung tâm của vũ trụ! Câu 2. Cuối cùng, số phận học thuyết của hai nhà thiên văn học ra sao? (0,5 điểm) A. Trở thành học thuyết sai lầm, xưa cũ so với thời nay. B. Được nhân dân thời bấy giờ ủng hộ nhiệt liệt. C. Bị Giáo hội dập tắt vì đi ngược lại lời của Chúa trời. D. Trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay. Câu 3. Ý nghĩa của bài đọc trên là gì? (0,5 điểm) A. Kể về thời thơ ấu của hai nhà khoa học. B. Phê phán thói mê tín dị đoan của người xưa. C. Phê phán tòa án đã xử tội Ga-li-lê. D. Ca ngợi những nhà bác học chân chính, kiên quyết dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học, không màng đến tính mạng. Câu 4. Em hãy sử dụng dấu gạch ngang để viết lại câu sau: (1 điểm) Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 5. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm) a) “Dế Mèn phiêu lưu kí” kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. b) Vua San-ta /có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang. Câu 6. Em hãy tìm danh từ trong các câu sau và xếp chúng vào hai nhóm: danh từ riêng và danh từ chung: (1 điểm) Bố mẹ và chị xuống Phiêng Quảng làm ruộng. Hôm nay, A Lềnh chở ngô xuống cho bố mẹ. (Theo Tô Hoài) Danh từ chung Danh từ riêng Câu 7. Gạch chân vào từ không cùng nhóm và đặt câu với từ đó: (1,5 điểm) a) mênh mông, bao la, hoa ban, hùng vĩ, thênh thang. b) cá, gà, ăn, măng, tía tô. Phạm Hổ 2. Tập làm văn (6 điểm) Em hãy viết đoạn văn đóng vai ông nhạc sĩ nói lên suy nghĩ khi nghe thấy lời thì thầm của bé Mai (câu chuyện “Ông Bụt đã đến”). HOA TÓC TIÊN Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rức rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm
  10. một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình Băng Sơn Câu 1. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0,5 điểm) A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên. B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên. C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên. D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà. Câu 2. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0,5 điểm) A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc. B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên. C. Tưởng như nếp sống của thầy. D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo. Câu 3. Nội dung chính của bài là gì? (0,5 điểm) A. Nói về đặc tính của hoa tóc tiên. B. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa tóc tiên. C. Nhắc về thầy giáo cũ. D. Ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ. Câu 4. Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn sau: (1 điểm) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đóm con gà, con chó cũng vàng mượt. Câu 5. Em hãy xác định thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm) a) Cuối tuần trước, Lan được đi du lịch Bắc Kinh cùng bố mẹ. b) Để đạt thành tích học sinh giỏi, Tuấn luôn chăm chỉ học bài mỗi ngày. Câu 6. Nối chủ ngữ ở cột A với vị ngữ ở cột B để tạo câu: (1 điểm) Gió heo may thường kể chuyện cổ tích cho em nghe. Bà thổi nhè nhẹ trên các con phố. Vài chú chim hót líu lo.
  11. Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (từ 4 – 6 câu) nêu lí do em yêu thích một câu chuyện, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép: (1,5 điểm)