Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 2 (Có đáp án)

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2Đ)
Học sinh bắt thăm bài và đọc một đoạn trong một bài bất kì sau đây :
1/ Về miền Đất Đỏ- Anh Đức
2/ Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch
3/ Hội mùa thu- Nguyễn Thị Châu Giang
4/ Chia sẻ niềm vui- Minh Thư
Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
(Tham khảo các Bài đọc ở cuối trang)
II. ĐỌC - HIỂU (8Đ)
Bài đọc:
Bóp nát quả cam
Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Truyện kể về nhân vật lịch sử nào?
A. Trần Quốc Toản B. Trần Hưng Đạo
C. Trần Nhân Tông D. Trần Thái Tông
Câu 2: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
A. Cấu kết với nước ta xâm chiếm nước khác B. Giúp đỡ nước ta
C. Thông thương với nước ta D. Xâm chiếm nước ta
doc 15 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_sach_chan_troi_san.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 LỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CÓ ĐÁP ÁN I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2Đ) Học sinh bắt thăm bài và đọc một đoạn trong một bài bất kì sau đây : 1/ Về miền Đất Đỏ- Anh Đức 2/ Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch 3/ Hội mùa thu- Nguyễn Thị Châu Giang 4/ Chia sẻ niềm vui- Minh Thư Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. (Tham khảo các Bài đọc ở cuối trang) II. ĐỌC - HIỂU (8Đ) Bài đọc: Bóp nát quả cam Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu: - Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: - Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen. Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
  2. Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt. Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ. (Theo Nguyễn Huy Tưởng) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Truyện kể về nhân vật lịch sử nào? A. Trần Quốc Toản B. Trần Hưng Đạo C. Trần Nhân Tông D. Trần Thái Tông Câu 2: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? A. Cấu kết với nước ta xâm chiếm nước khác B. Giúp đỡ nước ta C. Thông thương với nước ta D. Xâm chiếm nước ta Câu 3: Đợi mãi không gặp được vua, Quốc Toản đã làm gì? A. Liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến. B. Tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. C. Hai bàn tay bóp chặt quả cam. D. La hét Câu 4: Vì sao khi được vua khen và ban cho quả cam, Quốc Toản vẫn ấm ức? A. Vì Trần Quốc Toản muốn được đi đánh giặc ngay nhưng vua không cho. B. Vì Trần Quốc Toản tâu vua cách đánh giặc nhưng không được đồng ý. C. Vì Trần Quốc Toản nghĩ vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước. D. Vì Trần Quốc Toản không thích nhận lời khen từ vua . Câu 5: Vì sao Trần Quốc Toản xin được gặp vua?
  3. Câu 6: Việc Trần Quốc Toản vô tình làm nát quả cam cho thấy điều gì? Câu 7: Em học được điều gì, sau khi đọc xong bài Bóp nát quả cam ? Câu 8: Câu nào sau đây gồm các danh từ riêng? A.mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông B.giáo viên, bác sĩ, kế toán, kĩ sư C.học sinh, sinh viên, thiếu nhi, trẻ em D.Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần “ đoàn kết, tương thân tương ái” của dân tộc ta là: A. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. B. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. C. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim Câu 10: Tìm 2 danh từ và 2 động từ có trong bài đọc. – Danh từ: - Động từ: Câu 11: Viết 1 câu với danh từ hoặc động từ vừa tìm được ở câu 10.
  4. III. VIẾT (10Đ) Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
  5. ĐÁP ÁN I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Tên bài đọc: Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Tiêu chuẩn cho điểm Điểm 1. Biết nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hay sau các /0,5đ cụm từ có nghĩa. 2. Đọc đúng tiếng, từ, cụm từ, câu. /0,5đ 3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (70-80 tiếng/1 phút). /0,5đ 4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu. /0,5đ Cộng /2đ II. ĐỌC HIỂU Câu 1: A (0,5đ) Câu 2: D (0,5đ) Câu 3: A (0,5đ) Câu 4: C (0,5đ) Câu 5: Trần Quốc Toản xin được gặp vua để đánh giặc (1đ) Câu 6: Việc Trần Quốc Toản vô tình làm nát quả cam chứng tỏ Trần Quốc Toản là người yêu nước và căm thù quân giặc. (1đ) Câu 7: Có tinh thần yêu nước, biết ơn những vị anh hùng dân tộc (1đ) Câu 8: D (0,5đ) Câu 9: B (0,5đ)
  6. Câu 10: - Danh từ: vua, giặc, thuyền, lính gác, - Động từ: mượn, đợi, quỳ, nghiến, bước, (0,5đ) Câu 11: Học sinh đặt câu đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp. (1đ) III. VIẾT Đề bài : Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. • Cấu trúc bài kiểm tra Viết: 10 điểm • Hướng dẫn chấm điểm Viết theo thang điểm Rubric Nội dung đánh giá Mức điểm Tiêu chí Hình thức 2đ - Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận - Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn thuộc thể loại kể chuyện/ tường thuật. - Bài viết ít gạch xoá Mở đoạn/Mở bài 0,5đ Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu mà em định kể trong bài. Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất. Thân đoạn/Thân bài 3đ Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo. Kết đoạn/Kết bài 0,5đ Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó. Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả. Kỹ năng 2đ Sai 5 -10 lỗi chính tả trừ 0,5đ
  7. Sai từ 11 lỗi trở lên trừ 1đ Viết sai tên riêng của tổ chức/cơ quan: - 0,5đ/lỗi 1đ Dùng từ, đặt câu bao gồm : - Dùng từ, đặt câu: viết câu đúng ngữ pháp, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, dấu câu - Dùng từ đúng ngữ cảnh - Diễn đạt câu chính xác, thể hiện ý rõ ràng. - Viết câu mạch lạc, đúng ngữ pháp, lời văn diễn đạt tự nhiên, sinh động, lôi cuốn. - Bố cục rõ ràng; các phần cân đối; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau mạch lạc. 1đ Tính sáng tạo - Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật, diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh. - Từ ngữ thể hiện ý rõ ràng, xưng hô lịch sự, lời văn nhẹ nhàng, kể chuyện/ tường thuật sinh động, biết dùng vốn kiến thức đã học như: từ láy, từ ghép, từ ngữ so sánh, nhân hóa
  8. Bài đọc Về miền Đất Đỏ 1. Về miền Đất Đỏ Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ. Hôm đi rừng học sa bàn đánh vào Đất Đỏ, anh Ba Đẩu nói, về Đất Đỏ là về quê hương chị Võ Thị Sáu. Chúng ta phải đánh thắng, phải đưa cho được đồng bào ở đó ra khỏi vùng kìm kẹp của giặc. Miền Đất Đỏ xích lại gần mãi. Đường di chuyển dần từ màu cát ngả sang màu nâu nhạt, và đến ngày thứ tư thì đỏ hẳn lên. Đất Đỏ không còn xa chúng tôi nữa. 2. Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng, như mồ hôi, như màu cờ hòa chan với máu. Miền đất rất giàu mà đời người thì lại rất nghèo. Xưa nay, máu không khi nào ngơi tắm đẫm gốc cao su. Tôi biết đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử. Người con gái sống mãi trong bài hát ca ngợi như một kỉ niệm rưng rưng: “Mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền đất đỏ ”. Hôm nay, lời ca đó đã mấp máy trên môi chúng tôi khi cầm súng tiến về nơi đã sinh ra người nữ anh hùng thời kháng Pháp. 3. Chúng tôi đã thật sự đặt chân lên vùng Đất Đỏ. Đế dép cao su của anh em quện thứ đất đỏ như chu sa. Bỗng nhiên hôm nay trời hửng nắng. Chúng tôi vui mừng giữa khung cảnh rực đỏ của đất, của những chùm chôm chôm, trái dừa lửa, của ráng chiều. (Anh Đức) Đoạn 1,2,3 theo bài đã chia Câu hỏi 1/ Về miền đất đỏ gợi cho ta nhớ đến quên hương của anh hung nào? 2/ Màu sắc nào của thiên nhiên được nhắc nhiều trong bài đọc? 3/ Vì sao tác giả nói Đất Đỏ là miền đất anh hùng?
  9. Bài đọc Người bạn mới Cả lớp đang giải bài tập toán, bổng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: - Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học - Mời bác đưa em vào - Thầy Kốt-ski nói. Bà mẹ bước ra hành lang và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu - em bị gù. Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: "Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo". Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn bạn mới. Thầy giáo giới thiệu: - Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. - Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa. - Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà. Tất cả sau em học sinh tải và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay: - Em nhường chỗ cho bạn Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìm các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. (Mạnh Hường dịch) Đoạn 1: Cả lớp đang giải em bị gù. Đoạn 2: Thầy giáo nhìn . nhỏ nhất lớp mà. Đoạn 3: Tất cả .tin cậy. Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì? Câu 2: Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn?
  10. Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào? Bài đọc Hội mùa thu 1. Cái sông ấy nhỏ như một đầm lầy, nhưng cũng quy tụ biết bao nhiêu sinh vật. Mùa thu đến, mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh thì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm. Rừng cỏ may vang động tiếng nói tiếng cười. Họ đang chuẩn bị cho đêm hội đấy! 2. Màn đêm buông xuống, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe nhẹ nhàng quanh sân khấu. Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn. 3. Chợt tiếng đàn của chàng Dế Mèn vút lên, cao bát ngát. Tất cả lặng im. Chỉ có tiếng đàn như được tiếp sức sống, khi dịu dàng, rủ rỉ như dòng suối bạc trong suốt luồn lách trong rừng thu, khi âm u huyền bí, khi lanh lảnh tiếng chim. Đất trời như nín thở. Những bầy cá thôi giỡn trăng, nhịp nhàng nép bên tán lá sen mát rượi. Theo Nguyễn Thị Châu Giang Các đoạn 1, 2, 3 theo bài đã chia Câu hỏi Câu 1: Vì sao rừng cỏ may vang động tiếng nói tiếng cười? Câu 2: Đêm hội mùa thu diễn ra vào lúc nào? Câu 3. Tìm câu văn tả khung cảnh của lễ hội. Câu 4. Khi tiếng đàn của chàng Dế Mèn cất lên, các sự vật thay đổi thế nào?
  11. Bài đọc: Chia sẻ niềm vui Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có một bức ảnh làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi. Con trai tôi sốt sắng nói: - Trường con đang quyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ. - Bố mẹ giúp con chuẩn bị nhé? Mẹ còn muốn đóng một thùng riêng gửi tặng hai mẹ con trong bức ảnh này. Chúng tôi cùng cậu con trai chất vào hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng, Đứng nhìn bố mẹ và anh sắp xếp, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay. Tay nó ôm chặt con búp bê tóc vàng. Đó là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó hôn tạm biệt con búp bê rồi bỏ vào thùng. Tôi bảo: - Con gửi cho em thứ khác cũng được. Đây là con búp bê con thích nhất mà. Con gái tôi gật đầu: - Em bé nhận được sẽ rất vui, mẹ ạ. Tôi xúc động nhìn con. Ôi, con gái tôi đã biết đem tặng niềm vui để em bé kia cũng được vui! Minh Thư Đoạn 1: Mấy ngày liền sợ hãi. Đoạn 2: Con trai tôi . thích nhất mà. Đoạn 3: Con gái tôi được vui. Câu hỏi
  12. Câu 1: Điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động Câu 2: Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá? Câu 3: Bé gái tặng gì cho em nhỏ trong bức ảnh? HƯỚNG DẪN KIỂM TRA A. Bài đọc - Giáo viên phát phiếu cho học sinh chuẩn bị trước 3 phút. Sau đó, gọi học sinh bốc thăm chọn bài, giáo viên đưa phiếu của mình yêu cầu học sinh đọc trong thời gian 1 phút. - Giáo viên dùng phiếu học sinh để ghi kết quả đánh giá. Tiếng nào học sinh đọc sai, giáo viên gạch chéo (/), cuối cùng tổng hợp lại để tính điểm. B. Trả lời câu hỏi Khi đọc xong, học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc do giáo viên chọn. *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời theo cách diễn đạt của các em nhưng đảm bảo đúng trọng tâm câu hỏi vẫn tính điểm. Bài đọc chọn những bài ngoài sách giáo khoa. 1/ Bài: Về miền đất đỏ - Tác giả: Anh Đức Đọc đoạn: “Đoạn 1, 2 ,3 theo bài đã chia” Câu hỏi: 1/ Về miền đất đỏ gợi cho ta nhớ đến quên hương của anh hung nào? 2/ Màu sắc nào của thiên nhiên được nhắc nhiều trong bài đọc? 3/ Vì sao tác giả nói Đất Đỏ là miền đất anh hùng? Gợi ý trả lời: 1/ Về miền đất đỏ gợi ta nhớ đến quê hương chị Võ Thị Sáu.
  13. 2/ Màu đỏ được nói đến nhiều. 3/ Vì đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Hoặc (Vì tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử.) 2/ Bài: Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch ● Đoạn 1: Cả lớp đang giải em bị gù. ● Đoạn 2: Thầy giáo nhìn .nhỏ nhất lớp mà. ● Đoạn 3: Tất cả . tin cậy. ● Câu hỏi: Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì? Câu 2: Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn? Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào? ● Gợi ý trả lời: Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm là: Bạn nhỏ bé và bị gù Câu 2: Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới là: Thân thiện, chủ động nhường chỗ cho bạn 3/ Bài: Hội mùa thu- Theo Nguyễn Thị Châu Giang ● Đoạn 1, 2, 3 theo bài đã chia ● Câu hỏi: Câu 1: Vì sao rừng cỏ may vang động tiếng nói tiếng cười? Câu 2: Đêm hội mùa thu diễn ra vào lúc nào?
  14. Câu 3: Tìm câu văn tả khung cảnh của lễ hội. Câu 4: Khi tiếng đàn của chàng Dế Mèn cất lên, các sự vật thay đổi thế nào? ● Gợi ý trả lời: Câu 1: Vì những sinh vật ở đó đang chuẩn bị cho một đêm hội. Câu 2: Khi trăng hiện ra vành vạnh như mâm cỗ đầy ánh vàng Câu 3: Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe nhẹ nhàng quanh sân khấu. Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn. Câu 4: Đất trời như nín thở, bầy cá thôi giỡn trăng, nép bên tán lá sen. 4/ Bài: Chia sẻ niềm vui - Minh Thư ● Đoạn 1: Mấy ngày liền sợ hãi. ● Đoạn 2: Con trai tôi . thích nhất mà. Đoạn 3: Con gái tôi được vui. ● Câu hỏi: Câu 1: Điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động Câu 2: Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá? Câu 3: Bé gái tặng gì cho em nhỏ trong bức ảnh? ● Gợi ý trả lời: Câu 1: Điều khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động là bức ảnh một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi. Câu 2: Gia đình hai bạn nhỏ đã chuẩn bị hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng, để quyên góp cho vùng bị bão.
  15. Câu 3: Bé gái tặng con búp bê tóc vàng mà em thích nhất cho em nhỏ trong bức ảnh. \