Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 3
Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu.
VỀ THĂM BÀ
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :
- Bà ơi !
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư ?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương :
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
- Cháu đã ăn cơm chưa ?
- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục :
- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt !
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào ?
A. Ồn ào.
B. Nhộn nhịp.
C. Yên lặng.
D. Mát mẻ.
Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già ?
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.
VỀ THĂM BÀ
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :
- Bà ơi !
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư ?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương :
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
- Cháu đã ăn cơm chưa ?
- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục :
- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt !
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào ?
A. Ồn ào.
B. Nhộn nhịp.
C. Yên lặng.
D. Mát mẻ.
Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già ?
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_4_de_so_3.docx
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 3
- ĐỀ SỐ 3: A. Kiểm tra đọc: I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 1) do HS bốc thăm. - Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. II. Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu. VỀ THĂM BÀ Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ : - Bà ơi ! Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư ? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương : - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu ! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ. - Cháu đã ăn cơm chưa ? - Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói. Bà nhìn cháu, giục : - Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt ! Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. (Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng : Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào ? A. Ồn ào. B. Nhộn nhịp. C. Yên lặng. D. Mát mẻ. Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già ? A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ. B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng. C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
- D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu. Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm. Thanh cảm thấy khi trở về ngôi nhà của bà. Câu 4: Câu: “Đi vào trong nhà kẻo nắng cháu!” có mấy danh từ? Hãy viết lại các danh từ đó? Câu 5: Viết lại các tên riêng sau cho đúng: Mát xcơ va, Luân đôn, Tô- Ki-ô, Xiôn cốp xki? Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành ? A. Âm đầu và vần. B. Âm đầu và thanh. C. Vần và thanh. D. Âm đầu và âm cuối. Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy ? A. che chở, thanh thản, dẻo dai, sẵn sàng. B. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. C. che chở,thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. D. che chở, bờ bãi, âu yếm, sẵn sàng. Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” A. Có 1 động từ (đó là .) B. Có 2 động từ (đó là .) C. Có 3 động từ (đó là .) D. Có 4 động từ (đó là .) Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩa của tiếng tiên trong từ đầu tiên: tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên. Câu 10: Gạch bỏ các từ ngữ không cùng nhóm nghĩa trong dãy từ sau: Cưu mang, san sẻ, che chắn, giúp đỡ, đoàn kết, hiền lành, nhân ái, có hậu,. B. Kiểm tra viết I. Chính tả (15 phút): Nghe – viết: Bài: Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4 tập I trang 66) (Viết từ Ngày mai, đến vui tươi.) II. Tập làm văn: Đề bài: Viết bức thư gửi người thân (hoặc bạn bè) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua.