Đề thi học kì 1 năm học 2021-2022 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Trần Khánh Dư (Có đáp án)

1. Cậu bé người Ba Lan trong câu chuyện đã thử học chơi những nhạc cụ nào? (0.5 điểm)

A. Ghi ta, dương cầm

B. Dương cầm, kèn

C. Ghi ta, kèn

D. Kèn, trống

2. Vì sao người cha khuyên cậu không nên học đàn dương cầm? (0.5 điểm)

A. Vì cậu không biết cảm thụ âm nhạc

B. Vì cậu không có đôi môi thích hợp.

C. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.

D. Vì thính giác của cậu không tốt.

3. Nhạc công chuyên nghiệp đã nói gì khi cậu bé học chơi kèn? (0.5 điểm)

A. Tay của cậu múp míp và ngắn quá.

B. Thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn

C. Cậu không có đôi môi thích hợp.

D. Cậu không có năng khiếu

docx 7 trang Trà Giang 23/02/2023 6580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 năm học 2021-2022 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Trần Khánh Dư (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_nam_hoc_2021_2022_mon_tieng_viet_lop_4_truon.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 năm học 2021-2022 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Trần Khánh Dư (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 PHÒNG GD&ĐT TP LONG KHÁNH MÔN: TIẾNG VIỆT 4 TRƯỜNG TH TRẦN KHÁNH DƯ (Thời gian làm bài: 50 phút) A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1) 2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1) 3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1) 4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1) 5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1) 6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1) 7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1) 8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: NÓI LỜI CỔ VŨ Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp. Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe : "Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy ! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày."
  2. Ôi chao, đó mới thực là nguồn động viên lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được ! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được ! Thậm chí có thể chơi giỏi ! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà! Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng : Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời. Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó. (Theo Thu Hà) 1. Cậu bé người Ba Lan trong câu chuyện đã thử học chơi những nhạc cụ nào? (0.5 điểm) A. Ghi ta, dương cầm B. Dương cầm, kèn C. Ghi ta, kèn D. Kèn, trống 2. Vì sao người cha khuyên cậu không nên học đàn dương cầm? (0.5 điểm) A. Vì cậu không biết cảm thụ âm nhạc B. Vì cậu không có đôi môi thích hợp. C. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá. D. Vì thính giác của cậu không tốt. 3. Nhạc công chuyên nghiệp đã nói gì khi cậu bé học chơi kèn? (0.5 điểm) A. Tay của cậu múp míp và ngắn quá. B. Thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn C. Cậu không có đôi môi thích hợp. D. Cậu không có năng khiếu 4. Nhạc dĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé? (0.5 điểm)
  3. A. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày. B. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta có thể dạy chú, cho tới khi chú thành tài. C. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta sẽ nhờ một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng dạ cho chú mỗi ngày 7 tiếng. D. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Sau này chú sẽ trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh. 5. Theo em, nguyên nhân nào khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh? (0.5 điểm) A. Vì cậu bé có năng khiến thiên bẩm B. Vì nhờ có lời cổ vũ của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên C. Vì cậu bé tìm được một thầy giáo giỏi D. Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài. 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm) A. Hãy trân trọng thời gian mình có trong ngày để làm những việc có ích. B. Hãy biết khen mọi người, những lời khen ấy làm cho người khác phấn khởi và tự tin trong cuộc sống. C. Hãy biết nói những lời động viên mọi người, vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người. D. Hãy miệt mài học tập lao động thì sẽ đạt được thành công 7. Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy phát hiện và chữa lại cho đúng: (1 điểm) Trường tiểu học xã cổ loa (đông anh, hà nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều được nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng khen 8. Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau: (1 điểm)
  4. Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi trông thấy ông chui vào trong nồi hơi xe lửa đến tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn to, phơi bỏng rát dưới nắng tháng bảy, như cái lò bánh mì, nóng đến khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió tới cấp sau ông vẫn cứ bết chặt vào trán. 9. Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn thành câu kể Ai làm gì? (1 điểm) a/ Ở nhà, mẹ tôi b/ Vào những ngày tết, gia đình tôi B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm) Rất nhiều mặt trăng Chú hề gặng hỏi thêm: - Vậy theo công chúa, mặt trăng làm bằng gì? - Tất nhiên là bằng vàng rồi. Chú hề tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, rồi cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để cô bé có thể đeo vào cổ. Thấy mặt trăng, công chúa vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn. II/ Tập làm văn (6 điểm) Tả cái cặp sách của em.
  5. Đáp án đề thi HK1 môn Tiếng Việt 4 Năm học 2021-2022 Trường TH Trần Khánh Dư A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) 1/ Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) B. Dương cầm, kèn 2. (0.5 điểm) C. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá. 3. (0.5 điểm) C. Cậu không có đôi môi thích hợp. 4. (0.5 điểm) A. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày. 5. (0.5 điểm) D. Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài. 6. (0.5 điểm) C. Hãy biết nói những lời động viên mọi người, vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người. 7. (1 điểm) Trường Tiểu học xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua Liên đội nhà trường đều được nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được Trung ương Đoàn tặng bằng khen 8. (1 điểm) Các động từ có trong đoạn văn đó là:
  6. Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào trong nồi hơi xe lửa để đánh tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn to, phơi bỏng rát dưới nắng tháng bảy, như cái lò bánh mì, nóng đến khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió tới cấp sáu mà tóc ông vẫn cứ bết chặt vào trán. 9. (1 điểm) a/ Ở nhà, mẹ tôi thường lấy rơm rạ hay thân cây ngô đã phơi khô để nấu cơm, đun nước. b/ Vào những ngày tết, gia đình tôi lại về thăm ông bà. B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm) Giới thiệu về cái cặp sách của em B. Thân bài (2.5 điểm) - Tả bao quát (1 điểm) - Tả chi tiết (1 điểm) - Nêu công dụng của cặp sách (0.5 điểm) C. Kết bài (0.75 điểm) Tình cảm của em đối với cái cặp sách
  7. * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Đồ vật gần gũi và thân thuộc nhất đối với mỗi người học sinh có lẽ là chiếc cặp sách. Bước chân tung tăng tới trường ai ai cũng đều khoác trên vai chiếc cặp sách xinh xinh. Em cũng giống như vậy. Em rất yêu chiếc cặp sách của em. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em nhân dịp năm học mới. Cũng là người bạn thân thiết của em. Chiếc cặp của em có hình hộp chữ nhật. Cặp đủ to và rộng để em có thể đem đủ sách vở cho mỗi ngày đến trường. Nó được làm bằng vải bò, chất liệu bền và không dễ bị rách. Có hai quai đeo phía sau để em có thể đeo lên vai mỗi khi tới trường. Mẹ thật tinh ý khi lựa cặp màu xanh lam cho em, đó là màu sắc mà em vô cùng yêu thích. Màu xanh là màu của niềm tin và hy vọng. Em bước vào năm học mới với biết bao kì vọng và mong mỏi gặt hái được thật nhiều thắng lợi. Phía trước cặp có thêu hình chú mèo con đáng yêu đang tung tăng trên đường. Em tuổi mèo và em cũng rất thích mèo. Mỗi lần ngắm nhìn chiếc cặp là em lại đưa tay mân mê chú mèo con xinh xinh ấy. Phía đường viền nắp cặp có màu vàng. Trên nền xanh lại có viền vàng nhìn rất nổi bật và bắt mắt.Từng mũi may được máy một cách tỉ mỉ và tinh xảo. Khóa của cặp được làm bằng sắt xi bóng nhoáng không sợ bị hoen gỉ. Mặt sau của chiếc cặp cũng là màu lam nhưng đậm hơn ở phía trước. Mẹ nói màu đậm như thế này nhìn rất sạch sẽ, dù con có lỡ dây bẩn cũng khó nhìn ra. Dây quai cặp cũng là màu xanh đậm, có lót đệm nên rất êm.Những ngày phải mang nhiều sách vở đến lớp khoác trên vai chiếc cặp em không hề cảm thấy đau một chút nào. Mở cặp ra phía bên trong cặp có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.Mỗi ngăn được ngăn cách bởi một lớp vải dù , mềm và chắc. Ngăn chính em xếp sách vở ngay ngắn, gọn gàng vào. Hai ngăn phụ em để dành xếp giấy tờ và dụng cụ học tập. Bố trí khoa học như vậy nên mỗi lúc em mở cặp để tìm kiếm đồ vật gì đều không phải mất quá nhiều thời gian. Đóng nắp cặp lại em còn được nghe tiếng kêu lách tách, nghe thật sự rất vui tai. Chiếc cặp sách là một vật vô cùng hữu ích.Nó giúp em bảo quản sách vở, chứa đựng nguồn tri thức của em. Cặp đồng hành với em mỗi ngày nắng mưa tới trường. Em coi cặp giống như người bạn thân của em. Em sẽ giữ gìn thật cẩn thận để cặp luôn được bền và đẹp.