Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 - Đề số 6 (Có đáp án)
Đọc hiểu (6 điểm)
HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...
Theo Băng Sơn
Câu 1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0.5 điểm)
A. Do cây xanh tốt quanh năm.
B. Do những cô tiên không bao giờ già.
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.
D. Do thầy giáo chăm sóc tốt.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_2_tieng_viet_4_de_so_6_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 4 - Đề số 6 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 6 Mô tả: Đề được biên soạn bám sát chương trình, nhằm đánh giá toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh. Cấu trúc gồm 2 phần: Kiểm tra Đọc và Viết. Trong đó: + Phần Kiểm tra đọc (10 điểm): Đọc thành tiếng (4 điểm); Đọc hiểu (6 điểm) + Phần Viết (10 điểm): Nghe - viết (4 điểm) và Tập làm văn (6 điểm). A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn của một trong các văn bản sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2) 2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2) 3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2) 4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2) 5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2) 6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2) 7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2) 8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2) II. Đọc hiểu (6 điểm) HOA TÓC TIÊN
- Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình Theo Băng Sơn Câu 1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0.5 điểm) A. Do cây xanh tốt quanh năm. B. Do những cô tiên không bao giờ già. C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc. D. Do thầy giáo chăm sóc tốt.
- Câu 2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0.5 điểm) A. Mùi thơm mát của sương đêm. B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương C. Mùi thơm của một loại bánh D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành Câu 3. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0.5 điểm) A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà. Câu 4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0.5 điểm) A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc. B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên. C. Tưởng như nếp sống của thầy. D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo. Câu 5. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? (1.0 điểm) Câu 6. Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”? (0.5 điểm) A. Trạng ngữ chỉ thời gian
- B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 7. Câu “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì? (0.5 điểm) A. Câu kể “Ai làm gì?” B. Câu kể “Ai là gì?” C. Câu kể “Ai thế nào?” D. Câu cảm Câu 8. Theo em, nội dung chính của bài văn là gì? (1.0 điểm) Câu 9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. (1.0 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Nghe - viết (4 điểm) Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. Trích: Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - trang 102) II. Tập làm văn (6 điểm)
- Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 6 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu Câu 1 2 3 4 6 7 Đáp án C B B D A C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5. (1.0 điểm) Tác giả đã quan sát cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo bằng những giác quan: Thị giác (màu sắc của hoa), khứu giác (hương thơm của hoa) Câu 8. (1.0 điểm) Nội dung chính của bài văn đó là: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ. Câu 9. (1.0 điểm) Chuyển thành câu cảm: Chao ôi, cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị và tinh khiết quá! B. KIỂM TRA VIẾT
- I. Nghe - viết - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích. b. Thân bài - Tả bao quát về cây. - Tả chi tiết các bộ phận của cây: gốc, rễ, lá, hoa, quả, c. Kết bài - Lợi ích của cây. - Tình cảm của em đối với cây. * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài làm tham khảo
- Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả. Nào là cây na, cây xoài, cây ổi, cây mít, Nhưng trong đó, em thích nhất là cây na ở bên cạnh bờ ao nhà em. Cây na đứng bên cạnh bờ ao bèo nên khá tươi tốt. Cành lá xum xuê che rợp một góc vườn. Lá na hình giống như quả trứng, bằng ba ngón tay của em. Lá màu xanh nhạt, mỏng và mọc đơn so le. Gốc cây na bằng bắp chân người lớn. Cành na màu nâu và to hơn cánh tay em một chút. Sau những ngày mưa xuân rả rích, là cũng là lúc cây na đâm chồi nảy lộc. Từ trong những búp na non, những nụ hoa na như những hạt đậu bắt đầu nhú ra. Na ra hoa rộ vào đầu tháng ba. Khi vườn hoa xuân tràn ngập ánh nắng mới. Hoa cây na màu xanh rêu. Năm cánh xoay quanh một cái cuống dài, giống như những hoa móng rồng hay hoa ngọc lan nhưng mộc mạc và giản dị hơn nhiều. Hương hoa không thơm như ngọc lan nhưng dịu dàng man mác như hương cau hương bưởi. Mùi hương quyến rũ gọi bao nhiêu ong bướm kéo đến quanh cây. Cứ đến tháng tư, tháng năm âm lịch, trái na lúc lỉu trên các cành cao. Dần dần hoa rụng để lại các mầm non và quả na nhú lên. Quả to bằng hòn bi ve, rồi lớn dần lên. Mỗi ngày trôi qua, những quả na lớn trước là các na anh chị. Những quả na nhỏ hơn là na em. Cuống na màu nâu xỉn. Trái na to và vỏ có nhiều mắt màu xanh nhạt, xen kẽ nhau trông như cái mai rùa. Chúng lúc lỉu trên cành cứ thế mà lớn với cái nắng ong ong cuối xuân, với những cơn mưa đầu hạ. Thế mà đã đến đầu tháng bảy rồi. Đây là lúc các trái na chín, các mắt na to dần lên. Lúc đấy, bà em thường gọi là “na mở mắt”. Na chín thoang thoảng mùi hương dịu dàng. Mùi hương phảng phất lan tỏa khắp cả nhà. Mẹ dành chục quả na to nhất để biếu bà nội. Bà bao giờ cũng phần cho em một quả. Bẻ đôi trái na ra, em thấy từng múi na trắng ngà như những múi mít con. Lớp cùi dày và ngọt bọc lấy hạt na đen kít. Ăn na có vị ngọt sắc như đường phèn. Em rất yêu cây nhà em. Vì nó đã mang lại cho mọi người những mùa na ngon và bổ dưỡng. Em sẽ chăm sóc cho cây thật cẩn thận. (Sưu tầm)