Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 5 (Có đáp án)

II. Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HỌC ĐÀN - HÃY HỌC IM LẶNG TRƯỚC
Bét-tô-ven (1770 - 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào... Bét-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.
Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi :
- Con thấy âm thanh lan xa tới đâu ?
- Con không thấy ạ !
- Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan toả tới đâu.
Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như vang xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan toả xa hơn ô cửa sổ, nó hoà với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu :
- Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ: Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.
Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ : đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.
(Uyên Khuê)
Câu 1. Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người nước nào? (0.5 điểm)
A. Pháp
B. Đức
C. Anh
D. Mĩ
Câu 2. Bét-tô-ven đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc như thế nào? (0.5 điểm)
☐ Học 12 tiếng với đủ các loại đàn.
☐ Suốt ngày đêm nghe nhạc của những nhạc sĩ nổi tiếng để tìm kiếm cảm hứng âm nhạc.
☐ Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng la-tinh và các kiến thức phổ thông khác.
☐ Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.
☐ Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ.
☐ Đàn đến mức ngất xỉu.
docx 8 trang Mạnh Đạt 20/01/2024 4260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_de_so_5_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 5 Mô tả: Đề được biên soạn bám sát chương trình, nhằm đánh giá toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh. Cấu trúc gồm 2 phần: Kiểm tra Đọc và Viết. Trong đó: + Phần Kiểm tra đọc (10 điểm): Đọc thành tiếng (4 điểm); Đọc hiểu (6 điểm) + Phần Viết (10 điểm): Nghe - viết (4 điểm) và Tập làm văn (6 điểm). A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn của một trong các văn bản sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2) 2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2) 3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2) 4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2) 5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2) 6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2) 7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2) 8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: HỌC ĐÀN - HÃY HỌC IM LẶNG TRƯỚC
  2. Bét-tô-ven (1770 - 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào Bét-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn. Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét- tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi : - Con thấy âm thanh lan xa tới đâu ? - Con không thấy ạ ! - Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan toả tới đâu. Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như vang xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan toả xa hơn ô cửa sổ, nó hoà với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu : - Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ: Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên. Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ : đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới. (Uyên Khuê) Câu 1. Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người nước nào? (0.5 điểm) A. Pháp B. Đức C. Anh
  3. D. Mĩ Câu 2. Bét-tô-ven đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc như thế nào? (0.5 điểm) ☐ Học 12 tiếng với đủ các loại đàn. ☐ Suốt ngày đêm nghe nhạc của những nhạc sĩ nổi tiếng để tìm kiếm cảm hứng âm nhạc. ☐ Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng la-tinh và các kiến thức phổ thông khác. ☐ Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào. ☐ Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ. ☐ Đàn đến mức ngất xỉu. Câu 3. Bài học đầu tiên mà thầy giáo dạy Bét-tô-ven là gì? (0.5 điểm) A. Tính khiêm tốn B. Tính tự tin C. Tính tự lập D. Tính kiên nhẫn. Câu 4. Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên? (0.5 điểm) A. Vì thầy giáo muốn cậu lắng nghe hơi thở của chính mình. B. Vì thầy giáo muốn cậu rèn luyện tính cẩn thận. C. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh. D. Vì thầy giáo muốn học đàn thật cẩn thận nốt nhạc quan trọng nhất trong bản nhạc.
  4. Câu 5. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên vào năm bao nhiêu tuổi? (0.5 điểm) A. 7 tuổi B. 8 tuổi C. 9 tuổi D. 10 tuổi Câu 6. Nội dung của câu chuyện này là gì? (0.5 điểm) A. Ca ngợi cậu bé Bét-tô-ven đã kiên trì khổ luyện, hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài. B. Ca ngợi thầy trò Bét-tô-ven đã kiên trì luyện đàn C. Ca ngợi người thầy giáo đã dạy cho cậu bé Bét-tô-ven biết lắng nghe âm thanh. D. Ca ngợi tình thầy trò thân thiết của Bét-tô-ven và thầy dạy đàn của mình. Câu 7. Đọc đoạn văn sau, xác định các câu kể Ai làm gì? Gạch chân dưới chủ ngữ trong những câu đã tìm được? (1 điểm) Để mau chóng biến con mình thành thần đồng, cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc. Người thầy đầu tiên là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét-tô-ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông. Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ngay. Câu 8. Đặt câu với các từ ngữ sau để có câu kể Ai làm gì? (1 điểm) a) Cậu bé Bét-tô-ven b) Thầy giáo của cậu Câu 9. Tìm trong câu chuyện trên những từ ngữ nói lên sự tài giỏi của cậu bé Bét- tô-ven? (1 điểm)?
  5. B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Nghe - viết (4 điểm) Thuyền chúng tôi xuôi dòng về hướng Năm Căn. Đây là xứ tiền rừng bạc biển. Càng đến gần, những đàn chim bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi hoa cả mắt. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là. Chim cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim gà đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. II. Tập làm văn (6 điểm) Viết bài văn tả một loài hoa mà em yêu thích. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 5 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu Câu 1. (0.5 điểm) Đáp án B Câu 2. (0.5 điểm) Bét-tô-ven đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc vô cùng vất vả:
  6. - Học 12 tiếng với đủ các loại đàn. - Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng la-tinh và các kiến thức phổ thông khác. - Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào. Câu 3. (0.5 điểm) Đáp án D Câu 4. (0.5 điểm) Đáp án C Câu 5. (0.5 điểm) Đáp án B Câu 6. (0.5 điểm) Đáp án A Câu 7. (1 điểm) Những câu kể Ai làm gì? được tìm thấy trong đoạn văn đó là (Phần gạch chân chính là chủ ngữ của câu) - Để mau chóng biến con mình thành thần đồng, cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc. - Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét-tô-ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông. - Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ngay. Câu 8. (1 điểm) a) Cậu bé Bét-tô-ven đàn mải miết. b) Thầy giáo của cậu chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Câu 9. (1 điểm) Những từ ngữ nói lên sự tài giỏi của cậu bé Bét-tô-ven: thần đồng, thiên tài B. KIỂM TRA VIẾT
  7. I. Nghe - viết - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu chung về cây hoa mà em muốn tả b. Thân bài: Tả đặc điểm cây hoa: - Thân cây có hình dáng gì? Màu sắc ra sao? Có phân nhánh không? - Lá hoa có màu gì? Hình dáng ra sao? - Hoa có hình dáng như thế nào? Màu sắc ra sao? Có mùi hương không? c. Kết bài: Cảm nghĩ về loài hoa mà em đã tả. * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
  8. Bài làm tham khảo Trước sân nhà em có rết nhiều cây hoa kiểng do ông nội trồng. Trong số những cây hoa ấy, em thích nhất là hoa mai. Cây mai này được ông nội trồng từ rất lâu rồi. Dáng vẻ thanh nhã. Thân cây to bằng cổ tay em, cao độ một thước rưỡi. Thân cây màu nâu sậm, sần sùi, có nhiều mụn to, mụn nhỏ. Cành cong queo, gầy guộc mọc tua tủa ra và mang nhiều lá. Mỗi lá to bằng hai ngón tay của em, hình bầu dục, màu xanh đậm và viền lá có những răng cưa nhỏ. Lá cây khi còn non có màu xanh phơn phớt hồng. Rằm tháng chạp âm lịch em cùng ông lặt lá. Ít lâu sau, trên những cành mọc ra những chùm lá non nõn nà và những chùm hoa búp màu xanh rồi dần dần nở ra những chùm hoa vàng rực, có năm cánh vàng mềm mại, khum khum che chở cho những nhụy hoa điểm một chút màu tím. Dịp này những ong, bướm hút mật hoa mỗi lần gió thoảng qua làm cho vài cánh hoa rơi chập chờn như bướm lượn. Ngày Tết, mẹ em cắt vài cành mai đẹp nhất để cắm vào lọ hoa trên bàn thờ và nơi phòng khách. Trông mới đẹp làm sao! Sau Tết, ông và em vun gốc, bón phân, tưới nước và tỉa những cành khô và những bông đã tàn để cho sang năm cây tươi tốt có nhiều hoa đẹp. Em rất thích cây hoa mai vì nó có vẻ đẹp đằm thắm, thanh nhã. Ngoài ra, cây mai còn là biểu tượng cho sự may mắn của mọi gia đình trong năm mới. (Sưu tầm)