Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 7 (Có đáp án)
II. Đọc hiểu (6 điểm)
CÂY ÂM NHẠC
Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.
Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.
Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.
Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....
(Theo Băng Sơn)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm)
A. Mây trắng
B. Nắng hè
C. Cây sấu
D. Cây cầu
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm)
A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm
B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh
C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.
D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.
CÂY ÂM NHẠC
Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.
Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.
Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.
Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....
(Theo Băng Sơn)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm)
A. Mây trắng
B. Nắng hè
C. Cây sấu
D. Cây cầu
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm)
A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm
B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh
C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.
D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_de_so_7_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề số 7 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 7 Mô tả: Đề được biên soạn bám sát chương trình, nhằm đánh giá toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh. Cấu trúc gồm 2 phần: Kiểm tra Đọc và Viết. Trong đó: + Phần Kiểm tra đọc (10 điểm): Đọc thành tiếng (4 điểm); Đọc hiểu (6 điểm) + Phần Viết (10 điểm): Nghe - viết (4 điểm) và Tập làm văn (6 điểm). A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn của một trong các văn bản sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2) 2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2) 3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2) 4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2) 5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2) 6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2) 7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2) 8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2) II. Đọc hiểu (6 điểm) CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.
- Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè. Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình. Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời (Theo Băng Sơn) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm) A. Mây trắng B. Nắng hè C. Cây sấu D. Cây cầu Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm) A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng. D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì. Câu 3. Vì sao tác giả lại nói “Sang thu chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? (0.5 điểm)
- A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm B. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm. C. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá D. Vì sang thu, có những chú chim mang bộ lông màu vàng sẫm tới đậu trên cây Câu 4. Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? (0.5 điểm) A. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè. B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình. C. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuôn nhạc. D. Vì nhạc sĩ ve sầu là người bạn thân thiết của cây sấu âm nhạc. Câu 5. Em hãy dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện thiện phần ghép nối sau? (0.5 điểm) 1. Mỗi quả sấu a. là những nhạc sĩ tài ba. 2. Những chú ve sầu b. là một khoá son khổng lồ. 3. Tán lá tròn c. là một nốt nhạc rung rinh trong gió. Câu 6. Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là cây âm nhạc? (0.5 điểm) A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay. B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay. C. Vì những chú ve sầu râm ran trên sâu sấu như đang tấu lên bản hoà ca bất tận. D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.
- Câu 7. Trạng ngữ trong câu “Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (0.5 điểm) A. Nguyên nhân B. Phương tiện C. Nơi chốn D. Mục đích Câu 8. Những câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? (0.5 điểm) 1. Ôi, bạn Nam đến kìa! a. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. 2. Ồ, bạn Nam thông minh quá! b. bộc lộ cảm xúc thán phục. 3. Trời, thật là kinh khủng! c. bộc lộ cảm xúc mừng rỡ. Câu 9. Trong tình huống em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm đề chờ bố mẹ về em sẽ sử dụng câu khiến nào cho phù hợp? (1 điểm) Câu 10. Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống? (1.0 điểm) a. . học giỏi, Nam được cô giáo khen. b. . bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ. c. mải chơi, Tuấn không làm bài tập. B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Nghe - viết (4 điểm) Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta
- phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó. II. Tập làm văn (6 điểm) Tả con vật mà em bất chợt gặp trên đường ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 7 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu Câu 1 2 3 4 6 7 Đáp án C B A B D B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
- Câu 5. (0.5 điểm) 1 - c, 2 - a, 3 - b Câu 8. (0.5 điểm) 1 - c, 2 - b, 3 - a Câu 9. (1 điểm) - Bác ơi, cháu không có chìa khóa nên chưa vào nhà được, bác cho cháu ngồi nhờ ở nhà bác một lát nhé! - Bác ơi, bố mẹ cháu chưa đi làm về, bác cho cháu ngồi nhờ một lát nhé! Câu 10. (1 điểm) a. Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen. b. Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ. c. Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập. B. KIỂM TRA VIẾT I. Nghe - viết - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu về con vật em sẽ tả: + Đó là con vật nào?
- + Em bắt gặp nó khi nào? Ở đâu? b. Thân bài: * Tả bao quát: - Hình dáng vật như thế nào? - Bộ lông vật ra sao? * Tả chi tiết Tả chi tiết các bộ phận của con vật, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động: Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, chân, . * Tả hoạt động của con vật đó c. Kết bài Cảm nghĩ của em về con vật đó * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài làm tham khảo Trong dịp nghỉ hè vừa rồi em được ba mẹ cho em lên Ba Vì chơi. Nơi đây có rất nhiều đồi núi với thảm cỏ xanh non mơn mởn cùng những đàn bò sữa đang tung tăng gặm có. Đó là những con bò sữa lần đầu tiên em được nhìn thấy thực tế mà không phải nhìn qua chiếc hộp sữa Vinamilk mà em thường uống hằng ngày.
- Từ con đường nhỏ vào đến khu trang trại, xa xa em nhìn thấy rất nhiều những con bò đang gặm cỏ trên đồi. Lại gần hơn để quan sát thì mới thấy những con bò sữa thật to khỏe làm sao. Những con bò sữa con nào cũng có đặc điểm chung đó là lớp da màu trắng đan xen những đốm màu đen ở trên lưng, ở mặt và ở cả những khớp khuỷu chân nữa. Có con bò toàn thân nhìn đen xì như gỗ mun, lại có hai vệt khoang ở lưng rồi mông trông thật khác biệt. Với cái đầu to luôn cúi về phía trước, hai cái tai nhỏ cong ở hai bên cứ vểnh lên. Trên đỉnh đầu con bò có phần xương đầu hơi nhô lên cao như quả đồi vậy. Khuôn mặt dài với hai đôi mắt to tròn màu đen nhìn rất hiền. Cái miệng rộng với hai bên quai hàm là những hàm răng chắc khỏe giúp con bò gặm cỏ tốt hơn. Hai cai lỗ mũi của con bò to, vùng xung quanh mũi như mọc thêm vài sợi lông tơ màu trắng trông rất dễ thương. Bốn cái chân của con bò chắc khỏe trong mỗi bước đi, theo sau con bò là cái đuôi dài với sợi lông dài màu nâu trông như một chiếc chổi nhỏ cứ phe phẩy đằng sau cặp mông xinh xắn, nhìn rất đáng yêu. Nhìn những con bò với cái bụng to và phần bầu sữa thì căng mọng với vài ba chiếc núm vú nhỏ để vắt ra những dòng sữa tinh khiết. Những con bò sữa trông rất hiền lành và thân thiện với người nông dân. Chúng ăn rất khỏe nên cho ra rất nhiều sữa để sản xuất trong khu nhà máy sữa của vùng. Em thấy những con bò sữa thật tuyệt vời vì chúng giúp em được uống sữa mỗi ngày để cao lớn. (Sưu tầm)