Kiểm tra định kì Tiếng Việt Lớp 4 (Lần 1) - Trường Tiểu học Liên Trung
Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Câu chuyện cảm động về cậu bé Nhật Bản
Tối ngày 16 tháng 3, tôi được phái tới trường tiểu học phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong hàng người rồng rắn xếp hàng, có một cậu bé chừng 9 tuổi, ăn mặc phong phanh trong cái rét căm căm. Cậu bé xếp hàng cuối cùng nên tôi sợ đến phiên cậu thì chắc chẳng còn thức ăn nên đi lại hỏi thăm.
Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục . Cha cậu làm việc gần đấy. Từ ban công lầu 3 của trường, cậu nhìn thấy người cha mắc kẹt trong chiếc xe bị cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ và em chắc cũng không kịp thoát thân. Cậu quay người, lau vội dòng nước mắt, giọng run run khi nhắc về người thân.
Nhìn thấy cậu bị lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người cậu rồi đưa cậu khẩu phần ăn tối cho cậu. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ chắc cậu sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhưng cậu cầm bao lương khô để vào thùng thực phẩm đang được phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”.
File đính kèm:
- kiem_tra_dinh_ki_tieng_viet_lop_4_lan_1_truong_tieu_hoc_lien.docx
Nội dung text: Kiểm tra định kì Tiếng Việt Lớp 4 (Lần 1) - Trường Tiểu học Liên Trung
- Phòng GD-ĐT Đan Phượng KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I Trường Tiểu học Liên Trung MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 Thời gian làm bài: 80 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + phần B) Họ và tên: Lớp: Điểm: Giáo viên coi Giáo viên chấm ( Họ tên, chữ ký ) ( Họ tên, chữ ký ) PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM ) I/ Đọc thành tiếng ( 3 điểm ) 1. Hình thức kiểm tra: HS bắt thăm (do GV chuẩn bị) để đọc bài. 2. Nội dung kiểm tra: HS đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 70 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 trong sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung bài vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu chuyện cảm động về cậu bé Nhật Bản Tối ngày 16 tháng 3, tôi được phái tới trường tiểu học phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong hàng người rồng rắn xếp hàng, có một cậu bé chừng 9 tuổi, ăn mặc phong phanh trong cái rét căm căm. Cậu bé xếp hàng cuối cùng nên tôi sợ đến phiên cậu thì chắc chẳng còn thức ăn nên đi lại hỏi thăm. Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục . Cha cậu làm việc gần đấy. Từ ban công lầu 3 của trường, cậu nhìn thấy người cha mắc kẹt trong chiếc xe bị cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ và em chắc cũng không kịp thoát thân. Cậu quay người, lau vội dòng nước mắt, giọng run run khi nhắc về người thân. Nhìn thấy cậu bị lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người cậu rồi đưa cậu khẩu phần ăn tối cho cậu. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ chắc cậu sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhưng cậu cầm bao lương khô để vào thùng thực phẩm đang được phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”. Dựa vào nội dung bài học, hãy khoanh tròn vào các chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1: Khi động đất và sóng thần ập đến, chuyện gì đã xảy ra với gia đình cậu bé ? a. Cha cậu chạy từ nơi làm việc về nhà. b. Mẹ và em trai cậu vội vàng chạy ra khỏi nhà.
- c. Cha cậu bị cuốn theo dòng nước, mẹ và em chắc cũng không kịp thoát thân. Câu 2: Khi người cảnh sát đưa cho cậu bé túi lương khô (khẩu phần ăn tối), cậu đã làm gì ? a. Khom người cảm ơn, nhận túi lương khô, để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. b. Khom người cảm ơn, nhận túi lương khô và tiếp tục xếp hàng. c. Ngấu nghiến ăn những miếng lương khô một cách ngon lành. Câu 3: Câu nói của cậu bé ở đoạn cuối truyện “ Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”cho thấy điều gì ? a. Cậu sợ người khác phản đối vì họ đối xử không công bằng. b. Cậu luôn nghĩ về người khác, muốn sống thật công bằng. c. Cậu chưa cảm thấy đói bụng bằng những người khác. Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Con người sống phải biết tha thứ cho nhau. b. Con người sống phải biết quan tâm, chia sẽ và giúp đỡ nhau. c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn. Câu 5: Em thấy mình cần phải làm gì khi một số nơi trên đất nước ta vừa xảy ra lũ lụt ? Câu 6: Nghĩa của tiếng “công” trong “công bằng” khác với nghĩa của tiếng công nào dưới đây ? a. Công minh b. Công tâm c. Công ơn Câu 7: Tiếng “và” gồm những bộ phận cấu tạo nào ? a. Chỉ có âm đầu và vần. b. Có âm đầu, vần và thanh. c. Chỉ có vần và thanh. Câu 8: Ghi lại các động từ trong câu sau: “Cậu quay người, lau vội dòng nước mắt, giọng run run khi nhắc về người thân.” Các động từ tìm được là: Câu 9: Dấu ngoặc kép dùng trong bài có tác dụng gì ? a. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. b. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của một nhân vật. c. Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Câu 10: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? a. rồng rắn, phong phanh, run run, ngấu nghiến. b. phong phanh, run run, ngấu nghiến, sững sờ. c. phong phanh, run run, sững sờ , bờ biển.
- PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. CHÍNH TẢ(4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “ Đôi giày ba ta màu xanh” ( Tiếng Việt 4 – tập I – trang 81.) Đoạn : “ Ngày còn bé, . của các bạn tôi ” II. Tập làm văn (6 điểm): Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.