Kiểm tra giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án và biểu điểm)

CÂY XƯƠNG RỒNG KIÊN CƯỜNG, BẤT KHUẤT

 

        Ngày xưa, xương rồng cũng như tất cả các loài cây khác, có lá xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu.

       Có một lần, vì xương rồng đã nói những lời làm Thượng Đế tức giận, nên bị đưa đến sống ở sa mạc. Ở đó không có cây cối, nguồn nước ít ỏi, ánh nắng bỏng rát chiếu suốt ngày, hầu như không có mưa. Gió cát hàng ngày đã làm tàn phai vẻ đẹp của xương rồng. Đến một ngày nó thầm nghĩ: “Lẽ nào mình cứ chịu thua như thế này sao? Không! Mình nhất định phải kiên trì sống tiếp!”

       Nó biết rằng, ở sa mạc luôn thiếu nước, mà chiếc lá to của nó không ngừng bốc hơi nước. Nếu muốn giữ được nước cho cơ thể, nó cần ngăn chặn sự bốc hơi nước của lá cây, nếu không nó sẽ mất nước và chết khô. Vì thế xương rồng bắt đầu thu nhỏ lá của mình. Nhiều năm sau, lá cây xương rồng đã biến thành những chiếc gai nhỏ như cái kim, vừa nhọn vừa cứng. Như vậy nước được giữ chắc trong những chiếc gai đó, không thể bốc hơi được.

      Từ đó về sau, sa mạc khô hanh trở thành ngôi nhà của xương rồng, chúng đã sinh sống và tồn tại ngoan cường từ thế hệ này đến thế hệ khác cho tới ngày nay.

                                                                                    Theo Bành Phàm

       Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng và trả lời vào chỗ chấm cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Ngày xưa, cây xương rồng có lá như thế nào ? 

a. Lá xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu.

b. Lá nhỏ, nhọn như chiếc kim.

c. Lá nhỏ như chiếc gai, nhọn và cứng.

Câu 2: Vì sao Thượng Đế đưa xương rồng đến sống ở sa mạc?

a. Vì Thượng Đế muốn thử thách xương rồng.             

b. Vì xương rồng đã nói những lời làm Thượng Đế tức giận.             

c. Vì xương rồng gây ra tội lớn với Thượng Đế.           

Câu 3: Xương rồng gặp khó khăn gì khi sống ở sa mạc?

a. Nguồn nước ít ỏi, nắng bỏng rát suốt ngày, không có mưa. 

b. Các loài cây khác lấy hết thức ăn của xương rồng. 

c. Vẻ đẹp của xương rồng bị gió cát làm cho tàn phai.

Câu 4: Xương rồng đã làm gì để tiếp tục sống ở sa mạc?

a. Kiếm thật nhiều thức ăn để dự trữ.

b. Thu nhỏ lá của mình thành những chiếc gai.

c. Xin nguồn nước của các loài cây khác.

doc 4 trang Trà Giang 25/04/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_giua_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021_2022_co.doc

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án và biểu điểm)

  1. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 4 Năm học 2021 - 2022 (Thời gian làm bài 80 phút) (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập +Phần B) Họ và tên: Lớp 4 Trường Tiểu học Điểm Giáo viên coi Giáo viên chấm (Họ tên,chữ kí) (Họ tên,chữ kí) Điểm đọc Điểm viết Điểm chung Nhận xét : PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) a. Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu để chọn bài đọc do giáo viên chuẩn bị b. Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc 1 đoạn thơ khoảng 100 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) CÂY XƯƠNG RỒNG KIÊN CƯỜNG, BẤT KHUẤT Ngày xưa, xương rồng cũng như tất cả các loài cây khác, có lá xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu. Có một lần, vì xương rồng đã nói những lời làm Thượng Đế tức giận, nên bị đưa đến sống ở sa mạc. Ở đó không có cây cối, nguồn nước ít ỏi, ánh nắng bỏng rát chiếu suốt ngày, hầu như không có mưa. Gió cát hàng ngày đã làm tàn phai vẻ đẹp của xương rồng. Đến một ngày nó thầm nghĩ: “Lẽ nào mình cứ chịu thua như thế này sao? Không! Mình nhất định phải kiên trì sống tiếp!” Nó biết rằng, ở sa mạc luôn thiếu nước, mà chiếc lá to của nó không ngừng bốc hơi nước. Nếu muốn giữ được nước cho cơ thể, nó cần ngăn chặn sự bốc hơi nước của lá cây, nếu không nó sẽ mất nước và chết khô. Vì thế xương rồng bắt đầu thu nhỏ lá của mình. Nhiều năm sau, lá cây xương rồng đã biến thành những chiếc gai nhỏ như cái kim, vừa nhọn vừa cứng. Như vậy nước được giữ chắc trong những chiếc gai đó, không thể bốc hơi được. Từ đó về sau, sa mạc khô hanh trở thành ngôi nhà của xương rồng, chúng đã sinh sống và tồn tại ngoan cường từ thế hệ này đến thế hệ khác cho tới ngày nay. Theo Bành Phàm Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng và trả lời vào chỗ chấm cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1. Ngày xưa, cây xương rồng có lá như thế nào ? a. Lá xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu.
  2. b. Lá nhỏ, nhọn như chiếc kim. c. Lá nhỏ như chiếc gai, nhọn và cứng. Câu 2: Vì sao Thượng Đế đưa xương rồng đến sống ở sa mạc? a. Vì Thượng Đế muốn thử thách xương rồng. b. Vì xương rồng đã nói những lời làm Thượng Đế tức giận. c. Vì xương rồng gây ra tội lớn với Thượng Đế. Câu 3: Xương rồng gặp khó khăn gì khi sống ở sa mạc? a. Nguồn nước ít ỏi, nắng bỏng rát suốt ngày, không có mưa. b. Các loài cây khác lấy hết thức ăn của xương rồng. c. Vẻ đẹp của xương rồng bị gió cát làm cho tàn phai. Câu 4: Xương rồng đã làm gì để tiếp tục sống ở sa mạc? a. Kiếm thật nhiều thức ăn để dự trữ. b. Thu nhỏ lá của mình thành những chiếc gai. c. Xin nguồn nước của các loài cây khác. Câu 5: Câu văn nào thể hiện lòng kiên trì và ý chí quyết tâm của xương rồng? Câu 6: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Câu 7: Câu hỏi:“Lẽ nào mình cứ chịu thua như thế này sao?” dùng để làm gì? a. Để hỏi những điều chưa biết. b. Để tỏ thái độ khen, chê c.Để tự hỏi mình. Câu 8: Câu nào dưới đây không phải là câu kể : Ai là gì? a. Sa mạc khô hanh là ngôi nhà của xương rồng. b.Thế là mùa xuân mong ước đã đến. c. Đây là công trình măng non của lớp em. Câu 9: Dòng nào dưới đây gồm các từ nói về lòng dũng cảm: a. Quyết chí, kiên quyết, quyết tâm b. Kiên trì, kiên nhẫn, bất khuất, gan lì c. Gan dạ, quả cảm, can trường, kiên cường Câu 10: Gạch chéo giữa chủ ngữ và vị ngữ; gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Từ đó về sau, sa mạc khô hanh trở thành ngôi nhà của xương rồng. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: Nghe -viết: (4 điểm) Lá bàng GV đọc cho học sinh viết bài Lá bàng (trang 41 – sách TV4 Tập 2)
  3. Đoạn viết: Có những cây mùa nào cũng đẹp nhìn cả ngày không chán. 2. Tập làm văn: (6 điểm ) Đề bài: Tả một cây ăn quả (cây hoa hoặc một cây có bóng mát, ) mà em yêu thích. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT -LỚP 4 KIỂM TRA CUỐI NĂM -Năm học: 2021 – 2022 PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm) 1.§äc thµnh tiÕng :( 3 đ) - Tốc độ đọc: 90 tiếng/ 1 phút : 0,5đ - Đọc đúng tiếng, từ : 0,5đ - Ngắt hơi đúng : 0,5 đ - Giọng đọc có biểu cảm : 0,5đ - Trả lời đúng câu hỏi : 1đ 2. Đọc thầm và làm BT: ( 7 đ) Câu Mức độ Đáp án đúng Số điểm Câu 1 M 1 a 0,75 đ câu 2 M 1 b 0,75 đ Câu 3 M 1 a 0,5 đ Câu 4 M 1 b 0,75 đ Câu 5 M 2 Không! Mình nhất định phải kiên trì sống tiếp! 0,75 đ Câu 6 M 4 HS tự trả lời 1 đ Câu 7 M 2 c 0,5 đ Câu 8 M 2 b 0,5 đ Câu 9 M 3 c 0,75 đ C. 10 M 3 Từ đó về sau, sa mạc khô hanh / trở thành ngôi 0,75 đ nhà của xương rồng. PHẦN B : KIỂM TRA VIẾT ( 10 ĐIỂM) 1. Chính tả ( 4đ ) - Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp : 4đ - Mỗi lỗi sai : trừ 0,25 đ ( lỗi giống nhau trừ 1 lần ) - Nếu chữ biết sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn toàn bài trừ 1 điểm. 2. Tập làm văn: ( 6đ )
  4. - Viết được bài văn tả cây cối đủ 3 phần, đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, có cảm xúc chân thực. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch, không sai lỗi chính tả . Tuỳ theo mức độ sai sót về ý,về diễn đạt , chữ viết , mà GV trừ điểm.