Phiếu ôn tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 14+15

Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:
a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà.
b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại.
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
d) Người yêu em nhất chính là mẹ
e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây.
g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa.

ở đâu?
Thế nào?
Làm gì?
Là ai

pdf 5 trang Trà Giang 10/07/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 14+15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfphieu_on_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_4_tuan_1415.pdf

Nội dung text: Phiếu ôn tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 14+15

  1. Phiếu ôn tập tuần 14 Môn: Tiếng Việt Rèn chữ: Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài "Cánh diều tuổi thơ". (Vở luyện Tiếng Việt) Bài 1: a) Viết tiếp 3 từ ghép có chứa tiếng quyết nói về ý chí và nghị lực của con người: Quyết chí, b) Viết tiếp 5 từ nói về những khó khăn, thử thách, đời hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích: Thử thách, c) Viết tiếp 5 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực: Nản lòng, Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau: a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. . b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích. . c) Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. . Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó: a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. ở đâu? b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại. c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Thế nào? d) Người yêu em nhất chính là mẹ Làm gì? e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây. g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa. Là ai Bài 4: Viết vào chỗ chấm một câu câu hỏi với mục đích khác cho mỗi tình huống sau: a)Khen một người bạn có lòng tốt đã giúp đỡ mình một việc quan trọng: .
  2. b) Khẳng định một điều mình biết về thành tích học tập của một người bạn: . c) Muốn bạn giúp mình một việc cụ thể nào đó: . Bài 5: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau: a) Cậu có biết chơi cờ vua không? c) Mẹ sắp đi chợ chưa? b) Anh vừa mới đi học về à? d) Làm sao bạn lại khóc?
  3. Phiếu ôn tập tuần 15 Môn: Tiếng Việt Rèn chữ: Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài "Kéo co". (Vở luyện Tiếng Việt) Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm các từ ngữ: a) Chỉ đồ chơi thường được các bạn gái ưa thích: . b) Chỉ trò chơi thường được các bạn gái ưa thích: c) Chỉ đồ chơi thường được các bạn trai ưa thích: . b) Chỉ trò chơi thường được các bạn trai ưa thích: e) Chỉ trò chơi thường được cả bạn trai và bạn gái cùng ưa thích: . Bài 2: Khoanh vào chữ cái trước từ chỉ trò chơi có hại: a. Múa sư tử, múa lân e. Nhảy ngựa b. Bắn súng cao su g. Bịt mắt bắt dê c. Kéo co h. Bắn súng phun nước hoặc súng phát ra lửa d. Thả diều h. Thi trượt trên lan can cầu thang Bài 3: Cho đoạn thơ miêu tả trò chơi đá cầu của các bạn nhỏ: Anh nhìn cho tinh mắt Trong nắng vàng tươi mát Tôi đá thật dẻo chân Cùng chơi cho khoẻ người Cho cầu bay trên sân Tiếng cười xen tiếng hát Đừng để rơi xuống đất Chơi vui học càng vui Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ trên và ghi vào bảng sau: Danh từ Động từ Tính từ Bài 4: Khoanh vào chữ cái trước tình huống chưa thể hiện phép lịch sự của người hỏi: a) Mẹ hỏi Sơn: "Mấy giờ con tan học?" b) Sơn hỏi Hà: "Mấy giờ sẽ họp lớp?" c) Thắng hỏi Liên: "Mượn bút chì màu một lúc có được không?"
  4. d) Liện hỏi mẹ: "Tối nay mẹ có bận không ạ?" e) Hà thỏ thẻ với bà: "Bà có cần cháu xâu kim giúp bà không ạ?" g) Phương hỏi Thảo: " Vì sao hôm qua không đi học?" Bài 5: Em hãy đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự khi hỏi trong mỗi tìnhh uống sau: a) Em hỏi một người lớn tuổi về đường đi: b) Em hỏi mẹ xem mình được ăn gì trong bữa cơm tối? Bài 6: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Hàng ngày em vân dùng cây bút “Hồng Hà” mẹ mua cho dạo đầu năm học. Hôm nay, không hiểu sao cây bút trở chứng, không chịu ra mực. Bạn Ngân ngồi bên đã trao cho em cây bút chì để dùng tạm. Cây bút chì dài khoảng một gang tay, sơn màu trắng kẻ sọc xanh lơ đều đặn. Dọc theo thân bút có khắc hàng chữ màu đen ánh nhũ vàng: Bến Nghé. Đấy là tên cơ sở sản xuất của cây bút. Ruột bút màu đen tuyền nằm giữa lớp gỗ màu nâu nhạt. Cây bút chì giống như chiếc đũa dài nhưng một đầu đã được chuốt nhọn nhỏ xíu, chỉ nhỉnh hơn chiếc kim khâu, còn đầu kia to hơn, đường kính dài khoảng gần một ô vở. Phía trên cây bút gắn sẵn một cục tẩy màu hồng nhỏ xíu. Bao quanh cục tẩy là một mảnh đồng vàng óng. Em đã dùng cây bút của bạn Ngân để ghi bài học. Dùng xong em trao trả lại bạn mà không quên lời cảm ơn. Cây bút chì của Ngân đã giúp em hoàn thành bài hôm đó. Nó giúp em hiểu thêm tính cẩn thận của Ngân và tình bạn của bạn đối với em : a) Xác định đoạn: Đánh số vào 1 trước đoạn mở bài, đánh số 2 trước đoạn thân bài, đánh số 3 trước đoạn kết bài. b) Nêu cách viết : - Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp): - Nội dung đoạn mở bài: . - Kết bài: (mở rộng hay không mở rộng): - Nội dung đoạn kết bài: . - Thân bài: Chi tiết được miêu Nội dung miêu tả cụ thể tả
  5. c) Tác giả sử dụng giác quan nào khi miêu tả : d) Tác giả miêu tả cây bút theo trình tự nào :