Phiếu ôn tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 15+16

Đọc bài văn sau:

Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ muc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh
diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên lên trời. Tiếng
sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, …như gọi thấp xuống những vì sao
sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không  còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác như diều
đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì
cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi
đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và
bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : "Bay đi diều ơi ! Bay đi !’
Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo bao nỗi khát khao của tôi.
I.Tập đọc:
1. Bài văn được chia làm mấy đoạn?
a. 2 đoạn                                   b. 3 đoạn                                          c. 4 đoạn
2.a)  Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 1:
a. Miêu tả cánh diều tuổi thơ
b. Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan khác nhau: mắt nhìn, tai nghe…
c. Miêu tả cánh diều bằng các giác quan và niềm vui sướng của trẻ em với trò chơi thả diều
thi.
b) Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 2:
a. Vẻ đẹp của bầu trời ban đêm trên bãi thả diều.
b. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những khát khao, ước mơ cao đẹp.
c. Tác giả mong được gặp nàng tiên áo xanh bay đến từ trời.

pdf 5 trang Trà Giang 10/07/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 15+16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfphieu_on_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_4_tuan_1516.pdf

Nội dung text: Phiếu ôn tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 15+16

  1. Phiếu nâng cao tuần 15 Môn: Tiếng Việt Đọc bài văn sau: Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ muc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác như diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : "Bay đi diều ơi ! Bay đi !’ Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo bao nỗi khát khao của tôi. I.Tập đọc: 1. Bài văn được chia làm mấy đoạn? a. 2 đoạn b. 3 đoạn c. 4 đoạn 2.a) Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 1: a. Miêu tả cánh diều tuổi thơ b. Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan khác nhau: mắt nhìn, tai nghe c. Miêu tả cánh diều bằng các giác quan và niềm vui sướng của trẻ em với trò chơi thả diều thi. b) Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 2: a. Vẻ đẹp của bầu trời ban đêm trên bãi thả diều. b. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những khát khao, ước mơ cao đẹp. c. Tác giả mong được gặp nàng tiên áo xanh bay đến từ trời. 2. Ghi lại các từ ghép miêu tả: - cánh diều: - tiếng sáo diều: - bãi thả diều: 3. Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ : huyền ảo a. rất đẹp, cái đẹp có thể nhìn rất rõ ràng.
  2. b. đẹp một cách kì lạ, nửa thực, nửa hư. c. đẹp khó tả, khó có thể thấy rõ ràng, thỉnh thoảng mới xuất hiện. 4. Qua câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ? a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. b. Cánh diềuđem lại niểm vui sướng và khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ. II. Luyện từ và câu: 1. Tập hợp nào dưới đây ghi đúng và đủ các từ láy có trong bài? a. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, ngọc ngà, khát khao. b. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, ngọc ngà, khát khao, sao sớm. c. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, thảm nhung, ngọc ngà, khát khao. 2. Trong câu “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng” em có thể thay bằng từ “vi vu” bằng từ nào sau đây? a. ngân nga b. du dương c. líu lo Vì sao em chọn từ đó? 3. Trong bài văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. Biện pháp so sánh b. Biện pháp nhân hoá. c. Cả hai biện pháp trên. 4. Trong câu: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.” bộ phận nào giữ chức vụ chủ ngữ: a. Tuổi thơ b. Tuổi thơ của tôi c. Tuổi thơ của tôi được nâng lên 5. Tìm trong bài và viết lại: - 5 danh từ: . - 5 động từ: . - 5 tính từ: III. Cảm thụ: Đọc đoạn văn: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ muc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên lên trời. Tiếng
  3. sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Em hãy cho biết: Tác giả tả trò chơi thả diều hấp dẫn qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Vì sao tác giả nghĩ rằng “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”? IV. Tập làm văn: Quyển sách, cây bút, thước kẻ, cái gọt bút chì, là những đồ vật từng gắn bó thân thiết với em trong học tập. Hãy miêu tả, kết hợp nêu kỉ niệm đáng nhớ về một trong những đồ vật thân thiết đó.
  4. Phiếu ôn tập tuần 16 Môn: Tiếng Việt Rèn chữ: Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài "Cánh diều tuổi thơ". (Vở luyện Tiếng Việt) Bài 1: Viết vào bảng phân loại tên các trò chơi sau: Chơi ô ăn quan, thi nhảy dây, thi đặt câu hỏi, rước đèn ông sao, chơI tú lơ khơ, cùng chơI đoán từ, kể chuyện tiếp sức, bịt mắt bắt dê Trò chơi học tập Trò chơi giải trí b) Viết tiếp 5 từ nói về những khó khăn, thử thách, đời hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích: Thử thách, c) Viết tiếp 5 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực: Nản lòng, Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau: a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. . b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích. . c) Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. . Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó: a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. ở đâu? b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại. c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Thế nào? d) Người yêu em nhất chính là mẹ Làm gì? e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây.
  5. g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa. Là ai Bài 4: Viết vào chỗ chấm một câu câu hỏi với mục đích khác cho mỗi tình huống sau: a)Khen một người bạn có lòng tốt đã giúp đỡ mình một việc quan trọng: . b) Khẳng định một điều mình biết về thành tích học tập của một người bạn: . c) Muốn bạn giúp mình một việc cụ thể nào đó: . Bài 5: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau: a) Cậu có biết chơi cờ vua không? c) Mẹ sắp đi chợ chưa? b) Anh vừa mới đi học về à? d) Làm sao bạn lại khóc?