Phiếu ôn tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 25

Bài 1. Viết bài văn tả một cây hoa theo gợi ý sau:
1. Mở bài: Giới thiệu (hoặc tả bao quát) cây hoa do em chọn tả (VD: Cây gì, trồng ở
đâu, từ bao giờ (nếu biết)? …)
2. Thân bài:
- Thoạt nhìn có gì nổi bật?
- Tả từng bộ phận của cây: VD: Rễ cây, gốc cây, vỏ cây, thân cây thế nào? Cành cây,
chiếc lá ra sao (màu sắc, hình dáng, đặc điểm ,…)? Khi trời nắng, cây thế nào? Khi
trời mưa cây ra sao?...
- Tả hoa : hoa có màu gì, đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa, hương thơm (nếu có…)
- Có thể miêu tả một vài yếu tố liên quan đến cây (VD: gió, chim chóc ong bướm…)
3. Kết bài: Nêu ích lợi của cây hoặc cảm nghĩ của em về những nét đẹp, vẻ độc đáo
của cây; liên tưởng đến sự việc hay kỉ niệm của em gắn với cây, …
Bài 2: Đọc bài "Cây mai tứ quý" SGK TV4 tập 2 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Cây mai tứ quý có điểm gì khác mai vàng?
2. Nêu ý chính của mỗi đoạn văn cso trong bài:
a. Đoạn 1: Tả gì ? b. Đoạn 2: Tả gì ? c. Đoạn 3: Nêu cảm xúc…
3. Thế nào là xum xuê?
4. Em hiểu thế nào về cụm từ "một màu xanh chắc bền" trong câu văn “Trái kết màu
chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê
một màu xanh chắc bền”?
a. Màu lá của mai tứ quý quanh năm biếc xanh, tươi tốt như không chịu ảnh hưởng của thời
tiết đổi thay.
b. Lá mai tứ quý chắc bền quanh năm dù mưa nắng, gió bão.
c. Màu lá của mai tứ quý bền, khó phai.
pdf 2 trang Trà Giang 10/07/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfphieu_on_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_4_tuan_25.pdf

Nội dung text: Phiếu ôn tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 25

  1. Phiếu ôn tập tuần 25 (Ôn tập thi giữa học kì II) Môn: Tiếng Việt Bài 1. Viết bài văn tả một cây hoa theo gợi ý sau: 1. Mở bài: Giới thiệu (hoặc tả bao quát) cây hoa do em chọn tả (VD: Cây gì, trồng ở đâu, từ bao giờ (nếu biết)? ) 2. Thân bài: - Thoạt nhìn có gì nổi bật? - Tả từng bộ phận của cây: VD: Rễ cây, gốc cây, vỏ cây, thân cây thế nào? Cành cây, chiếc lá ra sao (màu sắc, hình dáng, đặc điểm , )? Khi trời nắng, cây thế nào? Khi trời mưa cây ra sao? - Tả hoa : hoa có màu gì, đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa, hương thơm (nếu có ) - Có thể miêu tả một vài yếu tố liên quan đến cây (VD: gió, chim chóc ong bướm ) 3. Kết bài: Nêu ích lợi của cây hoặc cảm nghĩ của em về những nét đẹp, vẻ độc đáo của cây; liên tưởng đến sự việc hay kỉ niệm của em gắn với cây, Bài 2: Đọc bài "Cây mai tứ quý" SGK TV4 tập 2 và trả lời các câu hỏi sau: 1. Cây mai tứ quý có điểm gì khác mai vàng? 2. Nêu ý chính của mỗi đoạn văn cso trong bài: a. Đoạn 1: Tả gì ? b. Đoạn 2: Tả gì ? c. Đoạn 3: Nêu cảm xúc 3. Thế nào là xum xuê? 4. Em hiểu thế nào về cụm từ "một màu xanh chắc bền" trong câu văn “Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền”? a. Màu lá của mai tứ quý quanh năm biếc xanh, tươi tốt như không chịu ảnh hưởng của thời tiết đổi thay. b. Lá mai tứ quý chắc bền quanh năm dù mưa nắng, gió bão. c. Màu lá của mai tứ quý bền, khó phai. 5. ở đoạn văn cuối, tác giả muốn nói điều gì? a. Cảm phục trời đất, thiên nhiên diệu kì đã ban tặng cho con người quá nhiều thứ kì diệu. b. Nâng niu vẻ đẹp lộng lẫy của mai vàng, trân trọng cái đẹp vững bền của mai tứ quý. c. Cả hai ý nêu trên. 6. Đoạn văn mở đầu có mấy câu kể Ai thế nào ? Viết lại các câu đó và dùng gạch dọc xác định chủ ngữ và vị ngữ 8. Thêm bộ phận vị ngữ để được câu kể Ai là gì?
  2. a. Mai tứ quý 9. Trong bài văn, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cây mai tứ quý ? Nêu ví dụ cụ thể. Dặn dò: HS làm bài vào vở "Luyện Tiếng Việt". Riêng câu 4,5 bài 2 HS chỉ ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng (A, B hoặc C)